Ông Đinh La Thăng lại hầu tòa

18:36 13/12/2020
Ngày mai (14/12), theo kế hoạch, TAND TP Hồ Chí Minh sẽ bắt đầu xét xử sơ thẩm ông Đinh La Thăng (nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải nhiệm kỳ từ tháng 8/2011 – 2/2016, nguyên Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh) cùng 19 đồng phạm trong vụ sai phạm liên quan đến cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương. 


Theo cáo trạng, dự án đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương do Bộ GTVT làm chủ đầu tư, ứng ngân sách nhà nước hơn 9.800 tỉ đồng để triển khai, nên việc bán quyền thu phí là bán tài sản Nhà nước.

Ông Đinh La Thăng tại một phiên tòa trước đó 

Là Bộ trưởng, người đứng đầu được giao quản lý tài sản trong đó có quyền thu phí cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương, ông Đinh La Thăng đã ký văn bản đề nghị tìm kiếm đối tác để bán quyền thu phí. Nắm rõ các quy định của pháp luật về quản lý tài sản Nhà nước và chuyển giao quyền thu phí, nhận thức rõ đây là tài sản đặc thù, có giá trị đặc biệt lớn nhưng ông Thăng đã làm trái với quy định của Nhà nước.

Cuối tháng 12/2013, Công ty Yên Khánh do Đinh Ngọc Hệ (Út Trọc – nguyên Phó tổng giám đốc Công ty Thái Sơn, Bộ Quốc phòng ) thành lập, được công bố trúng thầu mua quyền thu phí cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương 5 năm (2014 - 2019) với giá hơn 2.000 tỉ đồng. Sau khi trúng đấu giá quyền thu phí, Đinh Ngọc Hệ có nhiều hành vi cắt giảm, che giấu doanh thu nhằm chiếm đoạt, gây thất thoát hơn 725 tỉ đồng của nhà nước.

Cùng ra tòa với ông Đinh La Thăng, Nguyễn Hồng Trường còn có 5 đồng phạm khác (nguyên lãnh đạo, cán bộ cơ quan nhà nước) về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”. Trong số đó có bị cáo Nguyễn Hồng Trường, nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT.

Đinh Ngọc Hệ bị xét xử về 2 tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”.

12 bị cáo khác liên quan vụ án bị xét xử về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

HĐXX đã triệu tập 14 pháp nhân, 11 cá nhân với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Bảo vệ quyền lợi cho ông Đinh La Thăng trong phiên tòa này có 6 luật sư.

Phiên tòa do thẩm phán Huỳnh Văn Trực, Phó chánh tòa Hình sự TAND TP Hồ Chí Minh làm chủ tọa.

Đây không phải lần đầu ông Đinh La Thang phải ra tòa. TAND TP Hà Nội đã từng tuyên phạt bị cáo Đinh La Thăng 2 bản án, tổng hợp 30 năm tù do có liên quan đến sai phạm của Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) mất 800 tỉ khi đầu tư vào Oceanbank, cố ý làm trái xảy ra tại PVN và Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam.

Với Đinh Ngọc Hệ, ngày 11/12 đã bị Tòa Quân sự Trung ương bác kháng cáo y án 20 năm tù về tội lừa đảo trong vụ sai phạm ba khu đất quốc phòng đường Tôn Đức Thắng, TP Hồ Chí Minh, cộng với bản án 12 năm tù tòa đã tuyên năm 2018, Đinh Ngọc Hệ phải chấp hành chung là 30 năm tù.





Theo cáo trạng, dự án đường cao tốc TPHCM - Trung Lương do Bộ GTVT làm chủ đầu tư, ứng ngân sách nhà nước hơn 9.800 tỉ đồng để triển khai, nên việc bán quyền thu phí là bán tài sản Nhà nước.

Là Bộ trưởng, người đứng đầu được giao quản lý tài sản trong đó có quyền thu phí cao tốc TPHCM - Trung Lương, ông Đinh La Thăng đã ký văn bản đề nghị tìm kiếm đối tác để bán quyền thu phí. Nắm rõ các quy định của pháp luật về quản lý tài sản Nhà nước và chuyển giao quyền thu phí, nhận thức rõ đây là tài sản đặc thù, có giá trị đặc biệt lớn. Tuy nhiên, ông Thăng đã làm trái với quy định của Nhà nước.

Cuối tháng 12/2013, Công ty Yên Khánh do Đinh Ngọc Hệ (Út Trọc – nguyên Phó tổng giám đốc Công ty Thái Sơn, Bộ Quốc phòng ) thành lập, được công bố trúng thầu mua quyền thu phí cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương 5 năm (2014 - 2019) với giá hơn 2.000 tỉ đồng. Sau khi trúng đấu giá quyền thu phí, Đinh Ngọc Hệ có nhiều hành vi cắt giảm, che giấu doanh thu nhằm chiếm đoạt, gây thất thoát hơn 725 tỉ đồng của nhà nước.

Cùng ra tòa với ông Đinh La Thăng, Nguyễn Hồng Trường còn có 5 đồng phạm khác (nguyên lãnh đạo, cán bộ cơ quan nhà nước) về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.Trong đó

Bùi Phan

Việc ngưng các dự án hỗ trợ của USAID, nhất là các dự án rà phá bom mìn, vật liệu nổ sót lại sau chiến tranh, cũng như dự án tẩy độc sân bay Biên Hòa sẽ tác động mạnh mẽ đến an toàn của con người, môi trường cũng như cuộc sống của người dân tại các khu vực dự án.

Đây là đường dây lừa đảo dưới hình thức đầu tư tiền điện tử Bitcoin (BTC) trên ứng dụng UNISAT và lừa đảo làm nhiệm vụ TikTok, hoạt động tinh vi, xuyên quốc gia, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho nhiều nạn nhân. Đường dây này có sự tham gia của nhiều người Việt Nam sang Philippines làm việc cho tổ chức lừa đảo do người Trung Quốc cầm đầu tại thủ đô Manila. Các đối tượng được phân công nhiệm vụ rõ ràng, từ lập tài khoản Facebook, nuôi dưỡng hình ảnh lừa đảo, đến điều phối hoạt động nạp – rút tiền.

Nguồn tin của PV Báo CAND tối nay (13/2) cho biết, Thượng tá Phạm Anh Tuấn, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an huyện Thuận Bắc (Ninh Thuận) vừa ban hành quyết định truy nã trên toàn quốc đối với bị can Lê Văn Duy Khánh (SN 1991, trú ở ấp 6, xã Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) về hai tội danh “Mua bán trái phép chất ma túy” và “Trốn khỏi nơi giam giữ”.

Theo khảo sát của phóng viên Báo CAND, giá thuốc Tamiflu ở một số cửa hàng thuốc tại Hà Nội không tăng giá mạnh so với những ngày trước đó và người mua phải có đơn bác sĩ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.