Diễn biến mới tại phiên tòa xét xử Phạm Công Danh và Trầm Bê

17:30 11/01/2018

Chiều 11-1, phiên toà xét xử giai đoạn 2 vụ án Phạm Công Danh và Trầm Bê và 44 đồng phạm về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" bắt đầu làm rõ dòng tiền vay của Sacombank chuyển trả cho hai chi nhánh BIDV Sở giao dịch 2 và chi nhánh Hải Vân. 



Chiều 11-1, phiên toà xét xử giai đoạn 2 vụ án Phạm Công Danh (53 tuổi, nguyên Chủ tịch HĐQT ngân hàng xây dựng (VNCB), TGĐ Tập đoàn Thiên Thanh), Trầm Bê (59 tuổi, nguyên phó Chủ tịch thường trực HĐQT, Chủ tịch HĐTD Sacombank) và 44 đồng phạm về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" bắt đầu làm rõ dòng tiền vay của Sacombank chuyển trả cho hai chi nhánh BIDV Sở giao dịch 2 và chi nhánh Hải Vân. 

Theo hồ sơ vụ án, sau khi vay được 1.800 tỷ đồng tại Sacombank, ngay ngày hôm sau (27-4-2013), Phạm Công Danh đã chuyển 1.700 tỷ đồng đến BIDV chi nhánh Sở giao dịch 2. Trong đó, Danh sử dụng hết 1.633 tỷ đồng để trả cho hai món nợ (1.700 tỷ đồng và 900 tỷ đồng) mà các công ty của Danh vay tại hai chi nhánh BIDV từ năm 2012. 

Số tiền còn lại trên 166 tỷ đồng, Danh chuyển về tài khoản cá nhân mở tại VNCB để sử dụng cùng các khoản tiền khác.

Bị cáo Phạm Công Danh được dẫn giải đến toà

Tại toà, trả lời VKS, đại diện BIDV ông Đoàn Ánh Sáng (Phó TGĐ BIDV) khẳng định hai khoản nợ trên là của Tập đoàn Thiên Thanh vay chứ không phải các công ty con của Phạm Công Danh vay. 

Trong tài sản đảm bảo thì có 5 chứng nhận quyền sử dụng đất của 5 công ty. Đối với khoản vay này, ông Phạm Công Danh đã tất toán, BIDV thu tiền từ tài sản đảm bảo là tiền gởi của Tập đoàn Thiên Thanh mở tại Sở Giao dịch 2 BIDV.

VKS đặt câu hỏi: “Các cơ quan tố tụng đã chứng minh được đường đi của khoản tiền 1.800 tỷ đồng VNCB vay Sacombank 1.800 tỷ để trả cho BIDV. Giả sử đây là nguồn tiền do phạm tội mà có ông nghĩ như thế nào về việc khắc phục hậu quả này?”. 

Trả lời, ông Sáng nói rằng ông không biết nguồn tiền này ở đâu, đến hạn trả nợ tài khoản doanh nghiệp đang có nợ vay thì BIDV chỉ biết thu nợ.

Theo VKS, các cơ quan tố tụng đã truy ra đường đi của nguồn tiền để trả nợ cho BIDV. Sắp tới việc xử lý như thế nào thì các cơ quan tố tụng sẽ xem xét...

Liên quan việc làm khống hồ sơ 6 pháp nhân vay tiền của Sacombank, trước đó, trong phần xét hỏi, dàn lãnh đạo cấp dưới của VNCB gồm Mai Hữu Khương (thành viên HĐQT, Giám đốc VNCB Chi nhánh Sài Gòn), Nguyễn Quốc Viễn (Trưởng ban kiểm soát VNCB)… cùng một loạt nhân viên Tập đoàn Thiên Thanh bao gồm các bảo vệ, lái xe… được ông Danh thuê đứng tên làm giám đốc đều thừa nhận hành vi phạm tội như cáo buộc. 

Những người này, xin HĐXX xem xét họ đều là những người làm công ăn lương, chỉ làm theo sự chỉ đạo của cấp trên nhưng cáo trạng buộc họ phải liên đới bồi thường các khoản thiệt hại do bị cáo Danh gây ra là quá thiệt thòi cho họ.

Đối chất trước toà, ông Phạm Công Danh khẳng định lời khai của các bị cáo nguyên là cấp dưới, nhân viên của mình là hoàn toàn đúng. “Vì các nhân viên tin tưởng tôi nên đồng ý đứng tên trong các công ty và các hợp đồng vay. Họ không được hưởng lợi gì, không đòi hỏi gì, có những khoản bồi dưỡng như cáo trạng nêu là tôi tự nguyện chứ họ không đòi hỏi xin HĐXX xem xét, hoàn cảnh những người này rất khó khăn”, ông Danh nói. 

Ngày mai, phiên toà tiếp tục.

A.Huy – Hồng Sơn

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

Một nhánh cây cổ thụ dài hàng chục mét gãy đổ chắn ngang lòng đường Quốc lộ 12B thuộc thị trấn Mãn Đức, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, đã được lực lượng CSGT cùng cơ quan chức năng dọn dẹp, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

Để chứng minh năng lực kinh nghiệm của mình, Liên danh Công ty cổ phần Xây lắp Thủy sản II và Công ty cổ phần Xây dựng vận tải đầu tư kinh doanh nhà Hải Đăng đã “phù phép” biến dự án xây dựng mà liên doanh đã thực hiện có tổng trị giá khoảng 59 tỷ đồng thành dự án 147 tỷ đồng để đủ điều kiện dự thầu và sau đó trúng thầu dự án có tổng trị giá hơn 190 tỷ đồng ở huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文