Tiêu hủy lô hàng kém chất lượng trị giá gần 1,2 tỷ đồng

11:05 23/07/2021
Sáng 23/7, Cục quản lý thị trường Nghệ An phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan tổ chức tiêu hủy hàng trăm mặt hàng vi phạm hành chính từ đầu năm đến nay.

Đây là lô hàng do lực lượng Quản lý thị trường Nghệ An thu giữ do vi phạm giả mạo nhãn hiệu, hàng không rõ xuất xứ, nguồn gốc, hàng giả, hàng nhập lậu...

Theo đó, lô hàng bị tiêu hủy gồm 175 mặt hàng thuộc 8 nhóm, với 43.699 đơn vị sản phẩm chủ yếu là hàng điện tử, phụ tùng xe máy chưa qua sử dụng; quần áo, giày dép thời trang giả mạo các thương hiệu nổi tiếng như Adidas, Puma, Zara… các loại mỹ phẩm; đồ chơi trẻ em chưa qua sử dụng; các loại thực phẩm như sữa bột Meiji của Nhật, cốm gạo lứt; sơn các loại nguyên hộp; thuốc đông y các loại, thuốc lá, hàng tạp hoá…

Đây là các mặt hàng lậu, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng vi phạm về an toàn thực phẩm là tang vật bị tịch thu thuộc diện buộc tiêu hủy từ các vụ kiểm tra, xử lý mà Cục Quản lý thị trường Nghệ An chủ trì hoặc phối hợp kiểm tra, thu giữ. Lô hàng tiêu hủy có trị giá gần 1,2 tỷ đồng.

Số hàng hoá trên được tiêu huỷ bằng hình thức đốt và chôn lấp, trước sự giám sát của đại diện Sở Tài chính, Sở Tài Nguyên và Môi trường, Sở Công Thương, Sở Y tế, Trạm CSGT Diễn Châu 1-5… và các đơn vị liên quan, toàn bộ số tang vật vi phạm bị tịch thu đã được tiêu hủy theo đúng quy trình, quy định, đảm bảo vệ sinh môi trường và thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật.

Việc tiêu hủy các hàng hóa nhằm xử lý nghiêm vi phạm, góp phần tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân trong đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại. 

Theo kế hoạch, từ nay đến cuối năm, Cục QLTT Nghệ An tiếp tục tăng cường kiểm tra trên địa bàn nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm.

Được biết, trong 6 tháng đầu năm 2021, Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã tiến hành kiểm tra 1.672 vụ, đạt 127% so với cùng kỳ năm 2020, xử lý 1.519 vụ vi phạm trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa trên thị trường với số tiền thu phạt 2,528 tỷ đồng.

Trần Thắng

Sau đà tăng mạnh, giá vàng đã quay đầu giảm do áp lực chốt lời. Dù thế, các chuyên gia nhận định kim loại quý vẫn nhận được nhiều yếu tố hỗ trợ để tăng giá.

Hiện nay, nhiều người tiêu dùng Việt Nam bị thu hút bởi các sản phẩm trên nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới nhờ mức giá rẻ và sự đa dạng về mẫu mã. Tuy nhiên, việc mua sắm trên các nền tảng chưa đăng ký và chưa được cơ quan nhà nước quản lý có thể dẫn đến rủi ro cho người tiêu dùng.

Viện KSND TP Hà Nội vừa ban hành cáo trạng truy tố bị can Nguyễn Văn Linh (SN 1986, cựu Trưởng nhóm ngân quỹ - kho quỹ tập trung, TPBank) về tội “Tham ô tài sản”. Lợi dụng sơ hở của Ban quản lý kho, Linh đã lấy 246 lượng vàng SJC trong két chứa vàng mua bán, giữ hộ cho vào túi nilon đen mang bán được 8,8 tỷ đồng.

Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa ban hành kết luận đề nghị truy tố 17 bị can trong vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí” xảy ra tại Dự án Khu đô thị biển Phan Thiết (Bình Thuận). Trong đó, có bị can Lê Tiến Phương (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận).

Sáng 1/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Quảng Ngãi (Quảng Ngãi) đã bắt tạm giam bị can Võ Nhật Thảo (SN 1998, trú tổ 4, phường Nghĩa Chánh, TP Quảng Ngãi) về tội "giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi". Thảo được xác định đã quan hệ tình dục với hai chị em sinh đôi nhiều lần.

Euronews hôm 31/10 đưa tin, Ủy ban châu Âu (EC) đã mở cuộc điều tra đối với sàn thương mại trực tuyến Temu của Trung Quốc, 5 tháng sau khi đưa nền tảng này vào danh sách cần được giám sát chặt chẽ nhất theo Đạo luật dịch vụ kỹ thuật số của khối.

Sáng 1/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH). Dự thảo luật bổ sung chế độ, chính sách cho sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH trực tiếp thực hiện các hoạt động chữa cháy, CNCH tại khoản 2 Điều 47 và giao Chính phủ quy định chi tiết.

Thông qua vận hành cơ chế tương tác hai chiều giữa người dân, doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước, ứng dụng phản ánh hiện trường PhuLy-S đã góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp cũng như phục vụ hiệu quả mục tiêu xây dựng đô thị, thành phố thông minh tại TP Phủ Lý (Hà Nam).

Với bề dày lịch sử hơn 1.000 năm, Hà Nội sở hữu hệ thống di tích, lễ hội, ẩm thực, làng nghề truyền thống phong phú. Cùng với chủ trương tập trung đầu tư, khai thác nguồn lực di sản này, nhiều công trình, di tích lịch sử, văn hoá được "đánh thức", được kỳ vọng sẽ thúc đẩy kinh tế sáng tạo của Thủ đô phát triển.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文