Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm kháng cáo vụ tham ô tài sản tại PVP Land

10:39 02/03/2018
TAND TP Hà Nội cho biết, kể từ ngày cơ quan này tuyên án vụ án tham ô tài sản xảy ra tại Công ty Cổ phần bất động sản điện lực dầu khí Việt Nam (PVP Land), đến nay đã có 6 trên tổng số 8 bị cáo trong vụ án này đã làm đơn kháng cáo bản án của Toà án cấp sơ thẩm. 



Trong đó, 5 bị cáo đều kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và giảm mức bồi thường mà bản án hình sự sơ thẩm của TAND TP Hà Nội ngày 5-2-2018 đã tuyên đối với các bị cáo. Duy nhất bị cáo Trịnh Xuân Thanh, cựu Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam -PVC) kháng cáo kêu oan. 

Bị cáo Thanh cho rằng, mình không tham ô tài sản và đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xem xét toàn bộ kết luận của bản án sơ thẩm cả về trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự cho bị cáo. Tại bản án này, Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên án phạt Trịnh Xuân Thanh tù chung thân về tội tham ô tài sản. 

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh

Bị cáo Đinh Mạnh Thắng, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại Dầu khí Sông Đà kháng cáo đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xem xét lại tội danh và giảm nhẹ mức hình phạt đối với bị cáo. Bị cáo Thắng cho rằng, tội danh và mức án 9 năm tù mà Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên với mình là quá nặng. 

Bị cáo Nguyễn Thị Kim Thoa, cựu Kế toán trưởng Công ty Cổ phần xây dựng và dịch vụ 1/5 và Công ty Cổ phần Minh Ngân kháng cáo toàn bộ nội dung vụ án liên quan đến mình cả về trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự. Bị cáo Thoa cho rằng, việc Tòa án cấp sơ thẩm kết luận bị cáo phạm tội tham ô tài sản và tuyên phạt 6 năm tù là không đúng, bởi bị cáo không được hưởng lợi gì trong vụ án này.

Bị cáo Thái Kiều Hương, cựu Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư Vietsan kháng cáo đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xem xét lại hồ sơ vụ án và xem xét lại trách nhiệm của bị cáo trong việc chuyển số tiền 5 tỷ đồng cho bị cáo Thắng và 14 tỷ đồng cho bị cáo Thanh (thông qua Thắng). Bị cáo Hương cho rằng, trong sự việc này, mình không được hưởng lợi và tại thời điểm chuyển tiền, bị cáo cũng không biết đây là nguồn tiền bất hợp pháp. 

“Mức án 10 năm tù về tội tham ô tài sản mà Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên phạt bị cáo là quá cao, bởi trong quá trình điều tra và xét xử, bị cáo luôn thành khẩn và hợp tác với cơ quan điều tra và Tòa án. Vì thế bị cáo nên mong muốn được Tòa án cấp phúc thẩm xem xét lại mức án cho bị cáo và đưa ra kết luận hợp lý để bị cáo sớm được cải tạo, đoàn tụ với gia đình và trở về với xã hội”, bị cáo Hương nêu trong đơn kháng cáo.

Bị cáo Huỳnh Nguyễn Quốc Duy (trú tại phường 10, quận 3, TP Hồ Chí Minh) làm nghề kinh doanh cũng bị Toà án cấp sơ thẩm tuyên ohatj 10 năm tù như bị cáo Hương. Bị cáo Duy cho rằng mức án này là quá cao và đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xem xét lại vai trò, vị trí của bị cáo trong vụ án này, đồng thời xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm

Bị cáo Đào Duy Phong, cựu Chủ tịch HĐQT PVP Land đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xem xét lại mức án 16 năm tù mà Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên phạt đối với mình. Bị cáo Phong cho rằng, mức án này là quá nặng và chưa thỏa đáng. Trong đơn kháng cáo, bị cáo Phong cũng đề nghị được trả lại 2 tỷ đồng do gia đình đã nộp quá số tiền mà bị cáo đã nhận trong vụ án này. Bà Nguyễn Thúy Hoa (vợ bị cáo Phong) cũng làm đơn kháng cáo đề nghị được trả lại số tiền 2 tỷ đồng mà bà Hoa đã nộp thừa để khắc phục hậu quả cho chồng trong vụ án. 

Trong vụ án này, bà Hoa tham gia phiên tòa với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Tính đến thời điểm này, bà Hoa là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan duy nhất trong vụ án đã nộp đơn kháng cáo bản án sơ thẩm. Theo bà Hoa, gia đình bà không có nghĩa vụ phải đòi khoản tiền 2 tỷ đồng này từ bị cáo Nguyễn Ngọc Sinh như nội dung bản án sơ thẩm đã tuyên và cũng không có căn cứ nào để đòi tiền bị cáo Sinh do đây không phải là giao dịch vay-nợ.

Đến thời điểm này, TAND TP Hà Nội vẫn chưa nhận được đơn kháng cáo của 2 bị cáo còn lại trong vụ án là: Nguyễn Ngọc Sinh, cựu Tổng Giám đốc PVP Land và bị cáo Lê Hòa Bình, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần xây dựng và dịch vụ 1/5 và Công ty Cổ phần Minh Ngân. Trong bản án sơ thẩm tuyên ngày 5-2-2018, TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo Sinh 13 năm tù và bị cáo Bình 8 năm tù về tội tham ô tài sản (quy định tại điểm a, khoản 4, Điều 278-Bộ luật Hình sự năm 1999).

Nguyễn Hưng

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文