Y án 30 năm tù đối với Nguyễn Đức Kiên

13:35 15/12/2014
Ngoài hình phạt tù, HĐXX còn buộc bị cáo Kiên phải thi hành hình phạt bổ sung nộp 75 tỷ đồng về hành vi trốn thuế và 100 triệu đồng về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
16h25, HĐXX ra phán quyết: Tuyên bố bị cáo Nguyễn Đức Kiên phạm bốn tội: Kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa đảo chiếm đoạt tài sản và cố ý làm trái…

Với phán quyết trên, HĐXX đã tuyên phạt Nguyễn Đức Kiên 20 tháng tù về tội kinh doanh trái phép; 6 năm tù về tội trốn thuế; 20 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; 18 năm tù về cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Hình phạt chung cho cả bốn tội là 30 năm tù giam. Ngoài hình phạt tù, HĐXX còn buộc bị cáo Kiên phải thi hành hình phạt bổ sung nộp 75 tỷ đồng về hành vi trốn thuế và 100 triệu đồng về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Phút giây gặp gỡ của bị cáo Nguyễn Đức Kiên với vợ.
Đối với các bị cáo phạm tội cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, HĐXX tuyên phạt: Lê Vũ Kỳ: 4 năm tù; Phạm Trung Cang: 3 năm tù; Trịnh Kim Quang: 4 năm tù; Lý Xuân Hải: 8 năm tù về tội cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Huỳnh Quang Tuấn: 2 năm tù.

Đối với nhóm bị cáo bị truy tố về tội cố ý làm trái, ngoài hình phạt tù, HĐXX còn tuyên phạt các bị cáo cấm đảm nhiệm chức chức vụ về quản lý trong lĩnh vực ngân hàng 5 năm sau khi mãn hạn tù. HĐXX cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước và Bộ Kế hoạch - Đầu tư cần xem xét lại các lỗ hổng về văn bản pháp quy trong việc cấp phép kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, tránh để xảy ra tình trạng các doanh nghiệp lách luật, gây khó khăn cho các cơ quan bảo về pháp luật trong việc kiểm tra, xử lý.

Bị cáo Lý Xuân Hải được dẫn giải ra xe sau khi kết thúc phiên xử phúc thẩm.

16h20’, HĐXX khẳng định, trong cả bốn tội danh bị cáo Kiên bị Tòa sơ thẩm quy kết đều không oan. Việc bị cáo kháng cáo là không có căn cứ để xem xét, giảm nhẹ hình phạt.

Đối với nhóm bị cáo đồng phạm với bị cáo Kiên bị Tòa sơ thẩm quy kết về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng cũng là đúng người, đúng tội. Việc Tòa sơ thẩm tuyên phạt các bị cáo về mức hình phạt tù như vậy đã là giảm nhẹ”, HĐXX nhấn mạnh.

16h15", HĐXX xác định, bị cáo Nguyễn Đức Kiên, bị cáo Lý Xuân Hải và đồng phạm bị Tòa sơ thẩm quy kết về tội cố ý làm trái là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không oan.

16h10’, HĐXX chuyển sang phần nhận định về hành vi kinh doanh trái phép cổ phiếu. HĐXX xác định, cùng với hành vi ủy thác tiền gửi trái quy định, bị cáo Kiên và đồng phạm còn thực hiện hành vi đầu tư cổ phiếu trái quy định của Ngân hàng ACB dẫn đến việc Ngân hàng ACB bị thiệt hại số tiền gần 690 tỷ đồng.

Trong cả hai hành vi trên, Kiên đều giữ vai trò rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định hoạt động của Ngân hàng ACB.

15h50’,
HĐXX nhận định về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng của bị cáo Kiên và đồng phạm liên quan đến việc Ngân hàng ACB ủy thác cho nhân viên mang số tiền gần 720 tỷ đồng của Ngân hàng ACB đi gửi ở Vietinbank, sau đó bị Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo để chiếm đoạt toàn bộ số tiền này. 


Công bố nội dung bản án.

HĐXX xác định, Luật Tổ chức tín dụng năm 2010 không cho phép ngân hàng được mang tiền huy động từ dân rồi đem gửi ở ngân hàng khác để hưởng lãi suất cao hơn và hưởng “hoa hồng”. Tuy nhiên, HĐQT Ngân hàng ACB đã cố tình làm trái quy định của Nhà nước. Từ hành vi này đã dẫn đến việc Ngân hàng ACB bị mất số tiền gần 720 tỷ đồng. “Khi thực hiện hành vi sai phạm này, các thành viên HĐQT Ngân hàng đã phải nghe theo định hướng của Kiên. Vì thế bị cáo Kiên phải chịu trách nhiệm chính về hành vi vi phạm này”, HĐXX nhấn mạnh.
HĐXX xác định, số tiền gần 720 tỷ đồng mà Ngân hàng ACB ủy thác gửi tại Vietinbank chưa thu hồi được là thiệt hại chung của các cổ đông trong Ngân hàng ACB. Điều này đã làm ảnh hưởng đến những người gửi tiền tại Ngân hàng ACB. Điều này cũng làm ảnh hưởng xấu đến chính sách quản lý tiền tệ của Nhà nước, ảnh hưởng đến hoạt động của những ngân hàng chân chính.

15h40, HĐXX xác định, với tư cách là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội, Kiên đã chỉ đạo cấp dưới thực hiện hành hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản để chiếm đoạt số tiền 264 tỷ đồng từ việc bán 20 triệu cổ phần của Công ty Thép Hòa Phát. Bản án sơ thẩm quy kết bị cáo Kiên phạm tội danh này là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

HĐXX nhận thấy, việc bị cáo Kiên làm đơn kháng cáo không phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là không có căn cứ. Bởi bị cáo Kiên cho rằng, Kiên không có ý thức chiếm đoạt nhưng thực thế thì từ hành vi làm trái có chủ định, bị cáo Kiên đã chiếm đoạt thành công số tiền 264 tỷ đồng của Công ty Thép Hòa Phát. Đây là hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Dù rằng sau đó, bị cáo Kiên đã có ý thức khắc phục số bằng cách hoàn trả số tiền trên cho bị hại.

15h35', HĐXX nhận xét về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bị cáo Kiên.

15h20’, HĐXX chuyển sang nhận xét về hành vi trốn thuế của bị cáo Kiên. Lúc này, các bị cáo được HĐXX cho ngồi để đảm bảo sức khỏe vì thời gian tuyên án còn dài. Hành vi trốn thuế của bị cáo Kiên liên quan đến việc Công ty B&B do Kiên làm Chủ tịch HĐQT và bà Đặng Ngọc Lan (vợ Kiên) làm Tổng Giám đốc nhận ủy quyền trái pháp luật với bà Nguyễn Thúy Hương (em gái Kiên) để kinh doanh vàng. HĐXX xác định, việc Công ty B&B nhận ủy thác của bà Nguyễn Thúy Hương là trái pháp luật, để tránh phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp số tiền hơn 25 tỷ đồng mà Công ty B&B đã hưởng lãi trong quá trình kinh doanh trạng thái vàng. HĐXX xác định, bị cáo Kiên đã phạm tội trốn thuế như bản án mà Tòa sơ thẩm đã tuyên là phù hợp, đúng quy định. 

15h15’, HĐXX tiếp tục đưa ra các tài liệu và căn cứ để chứng minh hành vi phạm tội của bị cáo Kiên và đồng phạm liên quan đến hành vi kinh doanh trạng thái vàng trái phép trên tài khoản ra nước ngoài do bị cáo Kiên, với tư cách là Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty Thiên Nam là người đặt lệnh thực hiện giao dịch. HĐXX xác định, bản án sơ thẩm tuyên phạt bị cáo Kiên về hành vi kinh doanh trái phép là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

15h, sau khi đưa ra các chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của bị cáo Nguyễn Đức Kiên liên quan đến hành vi kinh doanh trái phép từ việc mua cổ phiếu, HĐXX đã bác bỏ quan điểm của luật sư bào chữa cho rằng, Kiên không phạm tội kinh doanh trái phép.

14h55’, HĐXX bắt đầu đưa ra quan điểm liên quan đến cả 4 tội danh: Kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa đảo chiếm đoạt tài sản và cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng mà Tòa sơ thẩm đã quy kết đối với bị cáo Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm đã gây ra.

14h50’, HĐXX nhắc lại quan điểm của vị đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố trong phần tranh luận: Tại phiên phúc thẩm, các bị cáo không có thêm tài liệu hoặc lời khai nào mới nên không có căn cứ giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo.

Riêng bị cáo Huỳnh Quang Tuấn, nguyên Thành viên HĐQT Ngân hàng ACB được đại diện Viện kiểm sát đề nghị giảm một phần hình phạt so với bản án sơ thẩm, nhưng không đề nghị cho hưởng án treo.

Bị cáo Kiên chăm chú nghe HĐXX tuyên án. Ảnh: N.K

14h45’, HĐXX công bố ý kiến của Vị đại diện Viện KSND Tối cao giữ quyền công tố và ý kiến của đại diện các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để chứng minh hành vi phạm tội của bị cáo Kiên liên quan đến hành vi kinh doanh trái phép, hành vi trốn thuế, hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Theo ý kiến của đại diện Viện Kiểm sát và ý kiến của đại diện các cơ quan Nhà nước thì nội dung bản án sơ thẩm đã quy kết về các hành vi phạm tội của bị cáo Kiên và đồng phạm là có căn cứ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không oan.

14h30’, HĐXX nêu quan điểm của các luật sư bào chữa cho các bị cáo và lời tự bào chữa của các bị cáo tại phần tranh luận. 

Theo quan điểm của các luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị cáo Kiên. Các quan điểm bào chữa cho rằng, bị cáo Kiên không thực hiện hành vi phạm tội như bản án sơ thẩm quy kết. Các luật sư đề nghị, HĐXX phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm. 

Trong khi đó, luật sư bào chữa cho bị cáo Lý Xuân Hải, nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng ACB cho rằng, hành vi của bị cáo Hải không nghiêm trọng như án sơ thẩm quy kết. Vì khi Hải thực hiện việc ủy thác gửi số tiền gần 720 tỷ đồng từ Ngân hàng ACB vào Vietinbank, sau đó bị Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt toàn bộ không phải là chủ trương của cá nhân Hải, mà đây là chủ trương của Hội đồng quản trị Ngân hàng ACB. Vì thế luật sư cho rằng, HĐXX cần hủy một phần án sơ thẩm đối với bị cáo Hải.

Thẩm phán Đặng Bảo Vĩnh, Chủ tọa phiên tòa công bố bản án phúc thẩm.

14h15’, Vị Chủ tọa phiên tòa thông báo lại các thành viên trong Hội đồng xét xử, đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố, các thành phần được Tòa triệu tập. Vị Chủ tọa thông báo lại nội dung kháng cáo bản án sơ thẩm của TAND TP Hà Nội của bị cáo Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm.

14h12’, bị cáo Nguyễn Đức Kiên được lực lượng Cảnh sát đưa vào Phòng xử án. Hội đồng xét xử bắt đầu làm việc. Thay mặt Hội đồng xét xử, Thẩm phán Thẩm phán Đặng Bảo Vĩnh, Chủ tọa phiên tòa đã công bố bản án.

Bị cáo Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm

14h5’, Thư ký phiên tòa kiểm tra danh sách những người được Tòa triệu tập. Tuy nhiên lúc này, nhiều người được Tòa triệu tập vẫn chưa có mặt. 

13h30', các bị cáo đã được lực lượng Cảnh sát Trại tạm giam T16 Bộ Công an đưa vào Phòng xử án. Trong phòng lúc này đã có mặt người nhà các bị cáo. Theo quan sát của phóng viên Báo CAND, vẻ mặt các bị cáo trông khá điềm tĩnh.

Chiều 15/12, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội tuyên án vụ Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm.

Theo bản án sơ thẩm, năm 1993, Nguyễn Đức Kiên là cổ đông góp vốn lớn của Ngân hàng ACB và sau đó đã giữ chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng này từ năm 1994 đến năm 2008. Sau đó Kiên đã rút tên khỏi HĐQT Ngân hàng ACB. Nhưng để tiếp tục duy trì sự ảnh hưởng, có quyền chỉ đạo điều hành hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng ACB, trước khi rút khỏi HĐQT, Kiên đã đề nghị HĐQT ngân hàng này ra nghị quyết thành lập và phê chuẩn quy chế làm việc Hội đồng sáng lập Ngân hàng ACB do Kiên làm Phó Chủ tịch.

Nhưng trên thực tế, Hội đồng sáng lập không được pháp luật thừa nhận. Sau khi rút tên khỏi HĐQT Ngân hàng ACB, Kiên đã thành lập sáu công ty, trong đó Kiên làm Chủ tịch Hội đồng quản trị của 5 Công ty B & B, Công ty AFG, Công ty ACBI, Công ty ACI và Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Thiên Nam.

Dù các công ty do Kiên thành lập không được Nhà nước cấp phép kinh doanh tài chính, nhưng Kiên đã chỉ đạo 5 công ty trên sử dụng hơn 9.700 tỷ đồng từ vốn điều lệ, tiền huy động và tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu bán cho các ngân hàng.

Bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, Kiên và Thường trực HĐQT Ngân hàng đã chỉ đạo Ngân hàng ACB cấp cho Công ty ACBS 1.500 tỷ đồng cùng vốn tự có, Công ty ACBS đã chuyển cho các Công ty ACI, ACI-HN tổng số tiền hơn 1.557 tỷ đồng để đứng tên mua hộ hơn 52,5 triệu cổ phiếu ACB, đến nay mới thu về hơn 364 tỷ tiền gốc… gây thiệt hại hơn 614 tỷ đồng (tính theo đơn giá cổ phiếu lúc mua) và thiệt hại hơn 879 tỷ đồng. Việc Ngân hàng ACB chuyển 1.500 tỷ đồng lòng vòng qua các ngân hàng để mua trái phiếu do các công ty phát hành qua đó mua lại chính cổ phiếu ACB cũng gây thiệt hại cho ngân hàng ACB hơn 74 tỷ đồng. Chỉ riêng vốn điều lệ của Công ty B & B do Kiên, vợ và em gái góp vốn đã lên tới gần 1.500 tỷ đồng nhưng Kiên và đồng phạm vẫn thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt 246 tỷ đồng của Công ty TNHH một thành viên Thép Hòa Phát.

Để bảo vệ lợi ích của nhóm cổ đông Ngân hàng ACB, Kiên đã đề xuất, chỉ đạo Thường trực HĐQT Ngân hàng ACB ra chủ trương ủy thác, cấp tín dụng sai quy định, thu lợi bất chính cho nhóm cổ đông Ngân hàng ACB hơn 256 tỷ đồng và trực tiếp gây thiệt hại cho Ngân hàng ACB hơn 1.407 tỷ đồng.

Việc Kiên chỉ đạo ủy thác cho 19 nhân viên Ngân hàng ACB gửi tiền vào Ngân hàng Vietinbank đã bị Huỳnh Thị Huyền Như, nguyên Phó Phòng quản lý rủi ro Ngân hàng Vietinbank Chi nhánh TP Hồ Chí Minh chiếm đoạt, gây thiệt hại cho Ngân hàng ACB gần 720 tỷ đồng. Ngoài ra, cơ quan điều tra cũng làm rõ hành vi trốn thuế với số tiền hơn 25 tỷ đồng của Kiên trong vụ kinh doanh vàng giữa Công ty B & B và Ngân hàng ACB thu lãi được hơn 100 tỷ đồng.

Nguyễn Hưng

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu) đã làm rõ sai phạm của Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư Khoáng sản Hưng Thịnh (Công ty Hưng Thịnh) trong việc: Khai thác quặng titan vượt nhiều lần trữ lượng, công suất theo Giấy phép khai thác khoáng sản do Bộ Tài nguyên & Môi trường cấp; Khai thác, xuất bán quặng titan nguyên khai không qua chế biến, gây thất thoát, lãng phí đặc biệt lớn nguồn tài nguyên khoáng sản và tiền thuế cho ngân sách Nhà nước.

Như Báo CAND đưa tin, Cục Cảnh sát hình sự đã triệt phá băng nhóm tội phạm do đối tượng Phạm Đức Bình (tức Bình "Kiểm", SN 1970), trú tại Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh cầm đầu. 16 đối tượng trong băng nhóm phạm tội gì, hoạt động phạm tội cụ thể của băng nhóm này như thế nào, chúng tôi tiếp tục thông tin cùng bạn đọc...

Liên quan đến vụ việc một nhóm thanh niên điều khiển xe mô tô lạng lách, đánh võng gây tai nạn nghiêm trọng cho người tham gia giao thông tại Hà Nội, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã có ý kiến chỉ đạo Công an thành phố Hà Nội tăng cường tuần tra kiểm soát xử lý dứt điểm tình trạng thanh thiếu niên tụ tập đua xe, lạng lách gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Ngày 7/11, Công an TP Hà Nội tổ chức Hội thảo bàn về giải pháp nâng cao năng lực, hiệu quả của lực lượng 141 và công tác phòng, chống tình trạng thanh, thiếu niên tụ tập điều khiển xe gây rối trật tự công cộng. Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an TP, chủ trì hội thảo.

Ngày 7/11, TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh tiếp tục xét xử phúc thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 47 đồng phạm có kháng cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1. HĐXX tập trung xét hỏi các bị cáo thuộc đoàn Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, bị cáo Nguyễn Cao Trí và bị hại…

Đối tượng Phạm Đức Bình (tức Bình "Kiểm", SN 1970), trú tại Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, là đối tượng giang hồ cộm cán, có nhiều tiền án, tiền sự, từng cầm đầu băng nhóm tội phạm đặc biệt nguy hiểm trước đây. Bình có bản tính lỳ lợm, côn đồ, sử dụng vũ khí quân dụng gây ra nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn cả nước.

Nhắc lại vụ Công ty Pharos của FLC nâng vốn điều lệ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ trong 3 năm 2014-2016; vụ án Sài Gòn - Đại Ninh của ông Nguyễn Cao Trí nhiều lần "phù phép" tương tự đã nâng vốn lên 2.000 tỷ đồng, đại biểu Nguyễn Hữu Toàn đề nghị kiểm toán xác định vốn điều lệ ban đầu để tránh "sự đánh tráo" với các nhà đầu tư.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文