Vào cuộc điều tra "không xét nghiệm vẫn có phiếu âm tính với SARS-CoV-2"

16:24 10/07/2021
Nữ công nhân làm việc trong khu công nghiệp ở Tiền Giang nghỉ cách ly vì liên quan đến các trường hợp F1, F2 không hề lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 nhưng vẫn có phiếu xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 do Công ty Cổ phần Bệnh viện Mỹ Hạnh (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) cấp. Trước vụ việc gây xôn xao dư luận này, Công an Long An đã vào cuộc điều tra…

Ngày 10/7, Đại tá Phạm Thanh Tâm-Phó Giám đốc Công an tỉnh Long An cho biết, liên quan đến vụ nữ công nhân làm việc tại Tiền Giang không xét nghiệm nhưng vẫn có phiếu xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 do một bệnh viện tại Đức Hòa, Long An cấp, Ban giám đốc Công an tỉnh Long An đã nắm được thông tin và chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ vào cuộc điều tra làm rõ. Công an tỉnh Long An cũng phối hợp với Công an tỉnh Tiền Giang, Khu Công nghiệp Tân Hương (huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) để làm rõ trường hợp này.

Nữ công nhân không xét nghiệm nhưng vẫn có phiếu xét nghiệm có kết quả âm tính với SARS-CoV-2.


Quá trình điều tra ban đầu được biết, ngày 7/7, nữ công nhân làm việc ở Khu Công nghiệp Tân Hương, được tổ trưởng phát tờ phiếu kết quả xét nghiệm nhanh SARS-CoV-2. Trên phiếu kết quả xét nghiệm ghi, bệnh phẩm thu nhập là "dịch tỵ hầu" dù trước đó nữ công nhân này không test nhanh và không được nhân viên y tế lấy mẫu.  Sau khi tiếp nhận thông tin, Ban Quản lý các KCN tỉnh Tiền Giang, đã yêu cầu công ty nơi nữ công nhân này làm việc báo cáo rõ sự việc. Ông Nguyễn Nhật Trường- Trưởng Ban Quản lý các KCN tỉnh Tiền Giang, công ty này báo cáo vụ việc xảy ra là do có sự nhập liệu nhầm giữa số liệu công ty đã chuyển trước và số liệu thực tế chuyển qua cho đơn vị xét nghiệm. Danh sách ban đầu công ty đưa đi xét nghiệm là 100% công nhân viên, nhưng trong đó một số người được cho tạm nghỉ theo quy định do liên quan đến F2, F3 hoặc tạm nghỉ tại nhà.

Công ty Cổ phần Bệnh viện Mỹ Hạnh tạm dừng hoạt động khám chữa bệnh.

Tuy nhiên nhân viên công ty lại in luôn danh sách những công nhân này chuyển qua cho đơn vị xét nghiệm. Sau đó đơn vị thực hiện trả kết quả, do sơ xuất đã dẫn đến việc người không test nhanh cũng có kết quả xét nghiệm âm tính. 

“Đây là báo cáo ban đầu từ phía công ty nơi có nữ công nhân làm việc. Nguyên nhân chính thức của vụ việc phía Công an đang làm rõ!- Ông Trường cho hay.

Cũng trong ngày 10/7, ông Huỳnh Minh Phúc- Giám đốc Sở Y tế tỉnh Long An cho biết, vừa có văn bản yêu cầu tạm dừng hoạt động khám chữa bệnh và hoạt động test nhanh COVID-19 đối với Công ty Cổ phần Bệnh viện Mỹ Hạnh, (ấp Mới 2, xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) do chưa bảo đảm quy định về phòng, chống dịch COVID-19.

Theo ông Phúc, tại Công văn 3759/SYT-NV ngày 25/6/2021 của Sở Y tế tỉnh Long An quy định về việc thực hiện xét nghiệm sàng lọc virus SARS-CoV-2 khi phát hiện trường hợp nghi mắc COVID-19, bệnh viện phải giữ bệnh nhân tại chỗ, đồng thời áp dụng triệt để các biện pháp tránh lây lan và báo cáo ngay cho bệnh viện, trung tâm y tế hoặc trạm y tế để được hỗ trợ (tuyệt đối không được để bệnh nhân tự đến bệnh viện). Tuy nhiên, Công ty Cổ phần Bệnh viện Mỹ Hạnh không thực hiện đúng theo quy định này.

Điển hình là ngày 5/7, Phòng khám Đa khoa Mỹ Hạnh thực hiện xét nghiệm sàng lọc, phát hiện trường hợp nghi mắc COVID-19 nhưng không đưa vào phòng cách ly tạm thời để báo cáo cho Trung tâm Y tế Đức Hòa xử lý mà để cho người này tự đi đến Bệnh viện đa khoa Xuyên Á, TP Hồ Chí Minh để xét nghiệm lại PCR. Về vụ giấy xét nghiệm của nữ công nhân ở Tiền Giang, ông Phúc cho biết thêm, đã yêu cầu Thanh tra Sở phối hợp cơ quan chức năng xác minh, làm rõ tính xác thực của “phiếu xét nghiệm” trên có thực sự do “Công ty Cổ phần Bệnh viện Mỹ Hạnh” cấp hay không?". Sau khi có kết quả điều tra sẽ có hướng xử lý.

Nghinh Phong

Ngày 25/12, TAND TP Hà Nội tiếp tục phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2). Sang ngày xét xử thứ hai, Hội đồng xét xử dành thời gian cho các bị cáo và luật sư bào chữa cho các bị cáo tranh luận với đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa.

Sáng mai (26/12), TAND cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự phúc thẩm xem xét đơn kháng cáo của bị cáo Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC) về việc xin giảm nhẹ hình phạt tù và xin giảm trách nhiệm bồi thường dân sự trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn FLC và các đơn vị liên quan.

Nghị định 147/2024/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng Internet và thông tin trên mạng đã được Chính phủ ban hành và chính thức có hiệu lực từ ngày 25/12. Một trong những điểm mới của Nghị định này là quy định về việc người dùng mạng xã hội phải xác thực tài khoản bằng số điện thoại di động tại Việt Nam.

Để thu hút cá nhân và doanh nghiệp, Hồ Quốc Thân (SN 1992, quê quán xã Bồng Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An) giới thiệu rằng anh ta đã được tiếp quản nguồn tài sản, di sản rất lớn từ "Tổng bộ Hồ Chí Minh"; đồng QFS được bảo chứng bằng di sản của nhiều nguồn, các gia tộc lưu lại trong hàng trăm năm qua, được 48 nước công nhận và sẽ được kích hoạt vào tháng 10, 11/2024 tại Việt Nam… Tham gia vào "hệ sinh thái" doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ vốn để tái cơ cấu, phát triển không phải thế chấp, không phải trả lãi suất. Vì thế, cho đến khi cơ quan Công an vào cuộc, đã có khoảng 100 doanh nghiệp và gần 400 cá nhân đã mua đồng QFS, với tổng giá trị hàng chục tỷ đồng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文