Viện kiểm sát cấp cao kháng nghị một phần bản án Phạm Công Danh

09:11 05/09/2018
Liên quan đến đại án kinh tế “cố ý làm trái quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng” gây thiệt hại 6.126 tỷ đồng xảy ra tại ngân hàng xây dựng Việt Nam (VNCB, nay là ngân hàng CB), chiều tối ngày 4-9, Viện trưởng VKSND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh vừa ký quyết định kháng nghị một phần bản án hình sự sơ thẩm của TAND TP Hồ Chí Minh.


Theo đó, nội dung kháng nghị cho rằng bản án sơ thẩm áp dụng hình phạt tù cho hưởng án treo đối với 4 bị cáo: Nguyễn Thị Kim Vân, Hồ Thị Đi, Nguyễn Tấn Thành, Nguyễn An Vinh (cả bốn bị cáo đều bị tuyên 3 năm tù treo) là trái với quy định pháp luật. 

Được biết, ngoài bản án này, liên quan đến đại án VNCB xét xử giai đoạn 1, cả bốn bị cáo này cũng bị đưa ra xét xử và cùng bị tuyên án 3 năm tù treo về tội “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.

Các bị cáo tại toà.

Về phần dân sự, VKS cũng kháng nghị liên quan đến nội dung thu hồi khoản tiền 4.500 tỷ đồng từ Ngân hàng CB để trả lại và khấu trừ hậu quả cho bị cáo Phạm Công Danh. 

Theo VKS, số tiền này Phạm Công Danh dùng tên một số cá nhân chuyển số tiền này về VNCB nhằm tăng vốn điều cho VNCB nhưng nguồn gốc số tiền này là bất hợp pháp, không phải của Danh; 4.500 tỷ đồng chưa được Ngân hàng nhà nước cho phép hạch toán tăng vốn điều lệ cho VNCB và đã được Phạm Công Danh sử dụng hết, nên không có cơ sở tuyên buộc ngân hàng CB trả lại cho Danh.

Ngoài ra, cũng theo VKS, số tiền 4.500 tỷ đồng không phải là vật chứng của vụ án nên không có cơ sở thu hồi.

Ngoài kháng nghị của VKS, trước đó nhiều bị cáo và người liên quan trong vụ án cũng có đơn kháng cáo. Cụ thể, Phạm Công Danh và Phan Thành Mai không kháng cáo về phần hình phạt mà chỉ kháng cáo về phần dân sự. Cả hai đề nghị cấp phúc thẩm tiếp tục xem xét thu hồi một số khoản tiền mà cấp sơ thẩm chưa xem xét.

Một số bị cáo còn lại bị tuyên án tù giam cũng có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Ngoài các bị cáo, nguyên đơn dân sự là ngân hàng CB và một số người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án cũng kháng cáo. Cụ thể ngân hàng CB kháng cáo không đồng ý trả lại 4.500 tỷ đồng cho Phạm Công Danh theo án tuyên; ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển VN (BIDV) kháng cáo không đồng ý với nhận định của cấp sơ thẩm, cho rằng hơn 1.176 tỷ đồng từ BIDV Sở Giao dịch II, gần 458 tỷ đồng từ BIDV chi nhánh Hải Vân là vật chứng của vụ án nên tuyên thu hồi để trả lại cho CB Bank; ông Trần Quí Thanh (Tập đoàn Tân Hiệp Phát) cũng kháng cáo không đồng ý trả hơn 194 tỷ đồng cho ngân hàng CB.

Như tin đã đưa, trước đó sau gần hai tuần xét xử, TAND TP Hồ Chí Minh đã tuyên phạt ông Phạm Công Danh (SN 1965, nguyên Chủ tịch HĐQT VNCB)

mức án 20 năm tù, tổng hợp hình phạt với bản án giai đoạn 1 là 30 năm tù; Phan Thành Mai (nguyên Tổng giám đốc VNCB) mức án 10 năm tù, tổng hợp hình phạt bản án giai đoạn 1 là 30 năm tù; Trầm Bê mức án 4 năm tù; Phan Huy Khang (nguyên TGĐ Sacombank) 3 năm tù. Liên quan đến vụ án, các bị cáo còn lại cũng bị tuyên mức án từ 2 năm tù treo đến 10 năm tù, trong đó hầu hết các bị cáo làm giám đốc thuê đều được tuyên án treo.

Ngoài ra, HĐXX cũng tuyên không thu hồi 6.126,8 tỷ đồng từ Sacombank, BIDV, TpBank theo như đề nghị của VKS để khắc phục hậu quả. Ngược lại, HĐXX đã tuyên thu hồi hàng ngàn tỷ đồng để trả lại cho ngân hàng CB, từ nhiều nguồn mà Danh dùng khoản vay 6.126 tỷ đồng từ BIDV, Sacombank, TpBank để chi trả, gồm: 600 tỷ đồng từ bà Hứa Thị Phấn, hơn 194 tỷ đồng từ ông Trần Quí Thanh, hơn 2.371 tỷ đồng từ ngân hàng CB, hơn 1.176 tỷ đồng từ BIDV Sở Giao dịch II, gần 458 tỷ đồng từ BIDV chi nhánh Hải Vân, hơn 438 tỷ đồng từ Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Hải Tiến, hơn 36 tỷ đồng từ Sacombank chi nhánh Sài Gòn, gần 800 tỷ đồng từ Phạm Công Danh…

A.Huy - Hồng Sơn

Ngày 3/12, TAND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh đã bác kháng cáo và tuyên y án tử hình đối với bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) về tội “Tham ô tài sản”, riêng các bị cáo là chồng và cháu gái của bị cáo Lan được giảm án.

Bị cáo Trương Mỹ Lan tham gia nhiều hành vi phạm tội, một lúc phạm nhiều tội, xâm phạm nghiêm trọng tới hoạt động tài chính ngân hàng. Cấp sơ thẩm tuyên phạt mức án tử hình là đúng người, đúng tội, tương xứng với hành vi phạm tội của bị cáo này.

Nhà Trắng mới đây cho biết rằng Tổng thống Joe Biden đã ân xá cho con trai mình, Hunter Biden, một phần vì lo ngại các đối thủ chính trị của ông, trong bối cảnh ngày càng có nhiều đảng viên Dân chủ và Cộng hòa chỉ trích quyết định của ông.

Ngày 3/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đang điều tra vụ án hình sự “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” và “Mua bán tài liệu của cơ quan, tổ chức”, liên quan tới hệ thống cửa hàng xe máy Tân Tiến, "biến" xe gian thành xe mới. 

Ngày 3/12, Đội CSGT số 6 (Phòng CSGT Hà Nội) triển khai các tổ công tác tập trung kiểm tra, xử lý vi phạm đối với phương tiện xe chở khách, đặc biệt là loại xe hợp đồng trá hình (chở khách như xe tuyến cố định). Các lỗi vi phạm được ghi nhận chủ yếu là dừng, đỗ; đón trả khách sai quy định; đi vào đường cấm…

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) vừa được Quốc hội thông qua có 8 điểm mới, trong đó quy định mức BHYT khi thực hiện thông cấp khám bệnh, chữa bệnh BHYT theo hướng không phân biệt địa giới hành chính, giữ ổn định tỷ lệ mức hưởng BHYT theo quy định của Luật hiện hành và mở rộng với một số trường hợp. Theo đó, từ 1/1/2025, một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo… được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu, đây là tin vui được người bệnh rất mong chờ, bởi sẽ làm giảm thời gian đi lại, giảm gánh nặng cho người bệnh.

NATO khó có thể đáp ứng lời kêu gọi của Ukraine về việc đưa ra lời mời gia nhập liên minh này, theo các nhà ngoại giao, làm tiêu tan hy vọng của Kiev trong thời điểm quan trọng này.

Chính phủ Pháp đối mặt nguy cơ sụp đổ trong tuần này sau khi các đảng lớn đưa ra động thái bất tín nhiệm đối với Thủ tướng Michel Barnier, đánh dấu cuộc khủng hoảng chính trị tại nền kinh tế lớn thứ hai châu Âu.

Cách đây 80 năm, thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng và Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh, ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân - Đội quân chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam được thành lập.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文