Viện kiểm sát đề nghị bác toàn bộ kháng cáo trong vụ án tại BIDV

19:24 28/06/2021
Đại diện Viện kiểm sát đề nghị HĐXX phúc thẩm bác kháng cáo của 3 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Ngân hàng BIDV.

Sau một ngày thẩm vấn ba bị cáo Đinh Văn Dũng (cựu Tổng Giám đốc Công ty Bình Hà), Đoàn Hồng Dũng (cựu Giám đốc Trung Dũng) và Nguyễn Thị Thanh Sơn (cựu Giám đốc Công ty Hà Nam, thành viên góp vốn Công ty Trung Dũng) trong vụ án xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) liên quan đến cố Chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV Trần Bắc Hà, chiều muộn 28/6, HĐXX phúc thẩm TAND cấp cao tại Hà Nội đề nghị đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên toà nêu quan điểm giải quyết vụ án và nội dung kháng cáo của ba bị cáo.

Theo đại diện Viện kiểm sát, căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ và kết quả thẩm vấn công khai tại phiên toà cho thấy, bị cáo Đinh Văn Dũng kháng cáo kêu oan trong lời khai về việc bị cáo này không tham gia việc bán bò và thu tiền bán bò mà cho rằng, việc này thuộc thẩm quyền của người khác.

Tuy nhiên, theo lời khai của những người liên quan cũng như các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, đại diện Viện kiểm sát nhận thấy, sau khi bán bò và thu tiền, bị cáo Đinh Văn Dũng đã trực tiếp chỉ đạo chuyển tiền vào các tài khoản do bị cáo Đinh Văn Dũng cung cấp.

Bị cáo Đinh Văn Dũng.

Lời khai của bị cáo Trần Anh Quang cho thấy, Quang làm lái xe cho Trần Duy Tùng (con trai ông Trần Bắc Hà) và chỉ đứng tên góp vốn cho Tùng và làm theo sự chỉ đạo của Tùng.

Ngoài ra, Quang còn mở tài khoản cá nhân để nhận tiền của các công ty môi giới bán bò theo yêu cầu của Tùng. Do không có tiền góp vốn, theo chỉ đạo của Tùng, Đinh Văn Dũng và các bị cáo khác đã chiếm đoạt tiền bán bò để lấy tiền góp vốn cá nhân, chứng minh vốn đối ứng với BIDV để BIDV tiếp tục giải ngân vốn vay và sử dụng vào mục đích cá nhân khác. Tổng số tiền các bị cáo chiếm đoạt của BIDV là hơn 149 tỷ đồng.

Căn cứ vào các lời khai của những người liên quan và bị cáo, đủ căn cứ xác định, Công ty Bình Hà là công ty mới thành lập, chưa có bất cứ hoạt động kinh tế phát sinh, thuộc doanh nghiệp chưa đủ điều kiện xếp hạng tín dụng theo tiêu chuẩn của BIDV.

Dù đã đánh giá, thẩm định dự án có 8 yếu tố rủi ro, có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án, nhưng theo chỉ đạo của ông Trần Bắc Hà, BIDV và BIDV Chi nhánh Hà Tĩnh đã thẩm định, đề xuất, phê duyệt cho Công ty Bình Hà vay vốn với điều kiện ưu đãi về vốn và tài sản đảm bảo.

Quá trình giải ngân, BIDV đã không kiểm soát dòng tiền có được sau kinh doanh, để các cổ đông của Công ty Bình Hà sử dụng vốn vay không đúng mục đích, thông qua các nhà thầu chiếm đoạt và chiếm dụng tiền giải ngân của BIDV và tiền bán bò... Tổng dư nợ của Công ty Bình Hà tại BIDV không có khả năng thu hồi là hơn 799 tỷ đồng.

Bị cáo Đoàn Hồng Dũng.

Đối với kháng cáo của bị cáo Đoàn Hồng Dũng và bị cáo Nguyễn Thị Thanh Sơn, đại diện Viện kiểm sát cho rằng, hai bị cáo này đã thừa nhận hành vi phạm tội như bản án sơ thẩm đã xác định. Hai bị cáo trình bày, lý do phạm tội là do xuất phát khó khăn từ tài chính nên mới làm sai.

Đơn kháng cáo của hai bị cáo chỉ xin giảm nhẹ hình phạt, xin hưởng lượng khoan hồng của pháp luật và xin cơ quan thẩm quyền cho thêm thời gian để từ từ khắc phục hậu quả, do đó đại diện Viện kiểm sát không phân tích, đánh giá thêm về hành vi của hai bị cáo.

Xét kháng cáo của những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án, theo đại diện Viện kiểm sát, bà Ngô Kim Lan (vợ của ông Trần Bắc Hà) có kháng cáo hủy bỏ lệnh kê biên tài sản trên các tài sản là tài sản riêng của bà.

Bị cáo Nguyễn Thị Thanh Sơn.

Tại phiên tòa, người đại diện theo ủy quyền của bà Ngô Kim Lan giữ nguyên kháng cáo. Tuy nhiên, Viện kiểm sát nhận thấy các tài sản này được hình thành trong hôn nhân giữa bà Ngô Kim Lan và ông Trần Bắc Hà. Hiện nay, do bà Lan đã mất, đồng thời con trai bà là Trần Duy Tùng (đang bỏ trốn) nên cần phải tiếp tục kê biên tài sản để thi hành án, khi nào bắt giữ được Trần Duy Tùng sẽ xử lý theo pháp luật…

Từ những phân tích, đánh giá trên, đại diện Viện kiểm sát đề nghị HĐXX phúc thẩm bác kháng cáo kêu oan của bị cáo Đinh Văn Dũng; bác kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo Đoàn Văn Dũng và bị cáo Nguyễn Thị Thanh Sơn, đồng thời bác kháng cáo của những người liên quan đến vụ án, giữ nguyên các quyết định tại bản án sơ thẩm.

Nguyễn Hưng

Giữa những miền đất đầy bất ổn, người lính CAND Việt Nam mang theo lý tưởng nhân đạo và trách nhiệm quốc tế. Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ, khi được hoàn thiện, sẽ là biểu tượng thể chế của một Việt Nam đang chủ động góp phần gieo những mầm xanh hòa bình giữa thế giới đầy biến động.

Liên quan đến đường dây sản xuất sữa giả vừa được Bộ Công an triệt phá với quy mô lớn với doanh thu gần 500 tỷ đồng xảy ra tại Công ty Cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma và Công ty Cổ phần Dược dinh dưỡng Hacofood Group, ông Trần Hữu Linh, Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Công Thương không cấp phép và quản lý trực tiếp mặt hàng của các công ty vi phạm, đồng thời nêu rõ nguyên nhân và các giải pháp xử lý.

Để đảm bảo an ninh ở mức cao nhất chuyến thăm và làm việc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Công an TP Hà Nội đã triển khai cắm chốt làm nhiệm vụ từ sớm, nắm chắc phương án bảo vệ, phân luồng giao thông; tuyên truyền nhắc nhở nhân dân nơi đoàn di chuyển qua tuân thủ quy định, nguyên tắc bảo vệ an ninh cũng như xử lý các tình huống phát sinh...

Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ tư với chủ đề "Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm" sẽ được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 14-17/4/2025. Sự kiện có sự tham dự của khoảng 1.000 đại biểu quốc tế. Công tác đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn cho Hội nghị có ý nghĩa to lớn, góp phần tổ chức thành công sự kiện đối ngoại quan trọng của đất nước.

Ngày 14/4, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 8 bị cáo là cựu lãnh đạo, cán bộ Tổng Công ty Chè Việt Nam (Vinatea) trong vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Tổng Công ty Chè, gây thiệt hại của Nhà nước số tiền hơn 38 tỷ đồng.

Gia đình cựu Chủ tịch tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết vừa khắc phục thêm 100 tỷ đồng cho bị cáo, nâng tổng số tiền đã khắc phục hậu quả vụ án lên 1.072 tỷ đồng. Trong khi đó, tổng số tiền mà bị cáo Quyết phải khắc phục là khoảng 2.400 tỷ đồng. Như vậy, còn gần 1.400 tỷ đồng bao gồm tất cả các khoản tiền mà bị cáo Quyết phải bồi thường.

Ngày 14/4, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (TP Hà Nội), chương trình "Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt Nam-Trung Quốc" lần thứ 24, năm 2025 đã khai mạc trọng thể với chủ đề "Thanh niên Việt - Trung: Vững vàng lý tưởng". Chương trình đã đón 100 đại biểu thanh niên ưu tú Trung Quốc, diễn ra dưới hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến tất cả các tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Sau 1 tuần ăn lòng lợn, người đàn ông 49 tuổi ở Thái Bình xuất hiện sốt cao, đau bụng dữ dội, tiêu chảy nặng, tụt huyết áp, toàn thân nổi ban xuất huyết, phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. 

Tại Hội nghị giao ban và cung cấp thông tin báo chí định kỳ tháng 4/2025, Chi Cục Thuế khu vực 13 (trước đây là Cục thuế tỉnh Lâm Đồng) đã có thông tin chính thức về việc bị Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sao Đà Lạt tố cáo đoàn thanh tra của đơn vị có hành vi giả mạo trong công tác, gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文