Vụ Huỳnh Thị Huyền Như sẽ được xử phúc thẩm ngày 28-5

09:37 26/05/2018
Ngày 28-5, TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh sẽ mở phiên toà xét xử phúc thẩm vụ án Huỳnh Thị Huyền Như phạm tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Theo lịch, ngày 28-5, TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh sẽ mở phiên toà xét xử phúc thẩm vụ án Huỳnh Thị Huyền Như (40 tuổi; nguyên quyền Trưởng Phòng Giao dịch Điện Biên Phủ - Ngân hàng Vietinbank Chi nhánh TP Hồ Chí Minh) phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo đơn kháng cáo của bị cáo Võ Anh Tuấn (46 tuổi, nguyên Phó Giám đốc Vietinbank chi nhánh Nhà Bè), đồng phạm trong vụ án và kháng cáo của 5 công ty được xác định là bị hại.

Theo án sơ thẩm, để có tiền kinh doanh bất động sản, từ năm 2007, Huỳnh Thị Huyền Như đã đứng ra vay rất nhiều tiền của nhiều tổ chức, cá nhân với lãi suất cao. 

Ngoài ra, Như còn vay của nhiều ngân hàng khác trên 200 tỷ đồng. Do việc kinh doanh bất động sản thua lỗ, đến năm 2010, Như không còn khả năng thanh toán các khoản nợ trên. 

Huyền Như và Võ Anh Tuấn tại phiên xử sơ thẩm.

Để có tiền trả nợ ngân hàng và các khoản nợ, lãi bên ngoài, Như đã lợi dụng chức danh là kiểm soát viên - quyền Trưởng phòng Giao dịch Điện Biên Phủ, TP Hồ Chí Minh, trực tiếp đi gặp gỡ và giao dịch với đối tượng môi giới, người đại diện của 5 công ty TMCP Đầu tư Hưng Yên, An Lộc, Bảo hiểm Toàn Cầu, chứng khoán Saigonbank- Berjaya (SBBS) và Phương Đông. 

Để thuyết phục các khách hàng, Như thoả thuận sẽ chi lãi suất ưu đãi vượt lãi suất trần nhà nước quy định, chi tiền chênh lệch ngoài hợp đồng, phí môi giới riêng cho những người đại diện các công ty trên đi giao dịch. Các khoản chi thêm, Như lấy tiền cá nhân chi trả. Vì ham lãi suất cao nên các công ty này đồng ý gửi tiền vào ngân hàng này. 

Sau khi các công ty vừa chuyển tiền vào tài khoản thanh toán của họ mở tại Vietinbank, Như đã lập chứng từ, ký giả chữ ký của chủ tài khoản, sử dụng quyền trên hệ thống (là kiểm soát viên, trưởng phòng giao dịch) tiến hành các thao tác chuyển tiền từ tài khoản khách hàng sang tài khoản của Như. Với thủ đoạn nêu trên, Như đã chiếm đoạt trên 1.085 tỷ đồng của 5 công ty nói trên.

Được xác định là đồng phạm của Như, bản án sơ thẩm xác định Võ Anh Tuấn là người đi cùng Như ra Hà Nội gặp đại diện công ty Hưng Yên. Tại cuộc gặp gỡ này, Tuấn biết Như có hành vi gian dối như lấy tên giả, lấy danh nghĩa cán bộ của Vietinbank CN Nhà Bè do Tuấn làm phó giám đốc, đi huy động vốn của công ty Hưng Yên. 

Dù vậy, Tuấn vẫn để Như làm giả các hợp đồng tiền gửi của Vietinbank CN Nhà Bè với công ty Hưng Yên, làm công ty này lầm tưởng chi nhánh ngân hàng nơi Tuấn đang phụ trách huy động tiền gửi nên họ đã chuyển tiền theo yêu cầu của Như. Từ hành vi giúp sức này, Tuấn được Như "lại quả" 10 tỷ đồng.

Với hành vi phạm tội nêu trên, tại phiên tòa sơ thẩm, TAND TP Hồ Chí Minh đã tuyên phạt bị cáo Như mức án tù chung thân, bị cáo Tuấn 7 năm tù cùng về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. 

Về phần trách nhiệm dân sự, HĐXX buộc Huyền Như phải có trách nhiệm bồi thường số tiền đã chiếm đoạt của 5 công ty, trong đó Võ Anh Tuấn phải liên đới cùng Huyền Như bồi thường 200 tỉ đồng lừa đảo của công ty Hưng Yên. 

Sau khi xét xử sơ thẩm, bị cáo Tuấn đã làm đơn kháng cáo đề nghị xem xét lại thủ tục tố tụng vụ án tránh một hành vi của bị cáo bị xét xử nhiều lần, đồng thời xin giảm nhẹ hình phạt. 5 công ty được xác định là bị hại cũng có đơn kháng cáo, yêu cầu Vietinbank phải có trách nhiệm bồi thường số tiền Huyền Như đã chiếm đoạt.

Trước đó, tại phiên toà sơ thẩm, các công ty cũng có yêu cầu như trên. Tuy nhiên, bản án sơ thẩm nhận định: Toàn bộ 5 công ty được xác định là bị hại trong vụ án này đều thực hiện các thoả thuận ngầm với Như về hưởng lãi suất cao, thoả thuận lãi chênh lệch ngoài hợp đồng từ 2-7%/ năm. Đây là các thoả thuận trái pháp luật, vi phạm các quy định của Ngân hàng Nhà nước. 

Đây là lỗi của 5 công ty với tư cách chủ tài khoản nhưng đã bỏ mặc hoặc phó thác cho Như thao túng, chỉ quan tâm đến việc nhận tiền lãi cao... Do đó, các công ty phải chịu trách nhiệm về lỗi chủ tài khoản. 

Ngoài ra, để che đậy việc nhận tiền lãi suất cao ngoài hợp đồng, các công ty cùng Như còn tạo lập các hợp đồng kinh tế giả để có căn cứ cho các công ty rút tiền ra từ các ngân hàng và đứng tên gửi tiền vào Vietinbank để hưởng lãi suất cao ngoài hợp đồng.

A.Huy

Sáng 14/7, tại Hà Nội, Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng uỷ Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, Uỷ viên Ban Tổ chức, Trưởng Tiểu ban An ninh Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ XI (Đại hội) đã chủ trì Phiên họp thứ nhất Tiểu ban An ninh Đại hội.

Cục CSGT cho biết, sau khi sát hạch để cấp giấy phép lái xe (GPLX) đạt yêu cầu, trên VNeID sẽ có tin nhắn thông báo và yêu cầu cập nhật thông tin GPLX. Khi đó, người dân thực hiện cập nhật thông tin theo yêu cầu với điều kiện số căn cước công dân đúng với số căn cước khi đăng ký dự thi và cài đặt app VNeID mức độ 2.

Trong hai ngày 13- 14/7, tại Hà Nội, Đảng bộ Cục An ninh chính trị nội bộ (ANCTNB), Bộ Công an đã tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2025-2030. Thượng tướng Phạm Thế Tùng, Uỷ viên Ban thường vụ Đảng uỷ Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an dự và chỉ đạo tại đại hội.

Ngày 14/7, Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) ban hành Công điện số 4349/CĐ-BNNMT gửi Giám đốc Công ty Thủy điện Tuyên Quang về việc mở cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang nhằm bảo đảm an toàn công trình và vùng hạ du trong mùa mưa lũ năm 2025.

Từ cuối tháng 11/2024, ngôi nhà nhỏ của vợ chồng Edna và Tony tại thành phố Morelia, Mexico luôn đầy ắp tiếng khóc của trẻ sơ sinh. Đối với đôi vợ chồng trung niên này, đây là những âm thanh ngọt ngào nhất mà họ đã mong chờ từ bao lâu nay - cậu con trai Luis. Và điều đặc biệt hơn cả là Luis đã trở thành đứa trẻ đầu tiên được thụ thai nhờ một quy trình hoàn toàn tự động, sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công nghệ hỗ trợ sinh sản.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.