Xét xử Huyền Như lừa đảo chiếm đoạt 1.085 tỷ đồng của 5 công ty

11:38 08/02/2018

Sáng nay 8-2, TAND TP Hồ Chí Minh đã mở phiên toà sơ thẩm xét xử "đại án" kinh tế Huỳnh Thị Huyền Như (40 tuổi, nguyên phó phòng quản lý rủi ro ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) - chi nhánh (CN) TP Hồ Chí Minh) và Võ Anh Tuấn (46 tuổi, nguyên cán bộ văn phòng Vietinbank - CN TP Hồ Chí Minh) trong việc lừa đảo chiếm đoạt trên 1.085 tỷ đồng của 5 công ty. 


Phiên tòa do Phó chánh tòa hình sự - Thẩm phán Huỳnh Anh Kiệt làm Chủ tọa; thừa ủy quyền của Viện KSND tối cao, đại diện VKSND thành phố tham gia phiên tòa là bà Nguyễn Ngọc Lê và bà Hà Thị Bích Thu.

5 công ty được tòa xác định là nguyên đơn dân sự trong vụ án gồm: Công ty CP chứng khoán Saigonbank - Berjaya (SBBS), Công ty CP đầu tư Hưng Yên, Công ty CP chứng khoán Phương Đông, Công ty CP Bảo hiểm Toàn Cầu, Công ty CP đầu tư và thương mại An Lộc.

Vụ án có 16 cá nhân, tổ chức được triệu tập với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan nhưng nhiều người vắng mặt. Theo dự kiến, phiên xử sẽ kéo dài đến ngày 12-2 (tức 27 Tết) mới kết thúc.

Bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như và Võ Anh Tuấn tại phiên toà

Theo nội dung vụ án, tại bản án sơ thẩm TAND TP Hồ Chí Minh xét xử năm 2014 đã tuyên phạt Như mức án tù chung thân về tội “lừa đảo...” và “làm giả con dấu tài liệu của cơ quan tổ chức” trong việc chiếm đoạt gần 4.000 tỷ đồng của một số ngân hàng và công ty. Đồng phạm giúp sức cho Như, Tuấn cũng bị tuyên án 20 năm tù. 

Tháng 2-2015, phiên xử phúc thẩm Toà phúc thẩm TAND tối cao (nay là TAND cấp cao) tại TP Hồ Chí Minh nhận định: hành vi chiếm đoạt số tiền trên 1.085 tỷ đồng của 5 công ty nói trên có dấu hiệu của tội "tham ô tài sản" nên ra quyết định huỷ phần này của bản án để điều tra lại. 

Tuy nhiên, quá trình điều tra lại, trên cơ sở xem xét, đánh giá động cơ, mục đích và phương thức thủ đoạn thực hiện hành vi phạm tội của Huyền Như, Cơ quan điều tra (CQĐT) xác định: có lỗi của 5 công ty khi thực hiện thoả thuận trái pháp luật với Như trong việc gửi tiền hưởng lãi suất vượt trần trái quy định nhà nước, lỗi trong quá trình thực hiện giao dịch gửi tiền vào ngân hàng, lỗi không thực hiện đầy đủ trách nhiệm của chủ tài khoản trong việc quản lý, giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời hành vi trái pháp luật của Như; đồng thời xem xét lỗi của ngân hàng này trong việc giám sát, quản lý tiền gửi của khách hàng thì xét cả quá trình từ khi Như hình thành ý thức chiếm đoạt đến khi tội phạm hoàn thành, xuyên suốt vụ án Huyền Như là hành vi "lừa đảo...". 

Vì vậy, CQĐT khẳng định không có căn cứ để thay đổi tội danh từ "lừa đảo..." sang "tham ô..." đối với Như như bản án phúc thẩm đặt ra. 

Về hành vi của 9 cá nhân khác được xác định là giúp sức cho Như chiếm đoạt 180 tỷ đồng tại 1 ngân hàng khác có chi nhánh TP Hồ Chí Minh, CQĐT xác định: những người này không gửi tiền tại Vietinbank CN Nhà Bè nhưng do Như đề nghị họ đứng tên gửi tiền giúp nên những người này đã đứng tên ký hợp đồng tiền gửi. Khi Như vay vốn tại ngân hàng trên, những người này đã ký hợp đồng vay vốn thế chấp bằng các hợp đồng tiền gửi tại Vietinbank mang tên họ. 

Theo CQĐT, hành vi nêu trên của những người này đã giúp sức cho Như trong việc chiếm đoạt 180 tỷ của ngân hàng trên. Tuy nhiên, về ý thức chủ quan, những người này không biết được hợp đồng tiền gửi tại Vietinbank CN Nhà Bè là giả mạo nên chưa đủ căn cứ để xác định hành vi của họ đã cấu thành tội "lừa đảo..." với vai trò đồng phạm giúp sức cho Như. 

Cũng liên quan đến vụ án Huyền Như, tại bản án phúc thẩm đã kiến nghị CQĐT tiếp tục làm rõ một số vấn đề trong đó có hành vi cho vay nặng lãi của một số cá nhân. Kết quả điều tra xác định, đối tượng Lê Thị Ngọc Nga đã cho Như vay 4 tỷ đồng với lãi suất 0,6%/ngày và đã nhận 216 triệu đồng tiền lãi và Nguyễn Thị Phương Hoàng Trung đã cho Như vay với lãi suất 0,4%/ngày (tức 144%/năm, gấp hơn 10 lần so với mức lãi suất cao nhất ngân hàng nhà nước quy định) và được hưởng tiền lãi trong vòng 3 năm khoảng trên 660 tỷ đồng. 

Đối với Nga, CQĐT xác định, hành vi của Nga có dấu hiệu của tội "cho vay nặng lãi" nhưng do hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự nên CQĐT quyết định không khởi tố đối với trường hợp này. 

Riêng Trung, ngày 20-7-2016, CQĐT Bộ Công an đã có quyết định khởi tố bị can đối tượng này về hành vi "cho vay nặng lãi". Tuy nhiên, quá trình điều tra do không xác định được Trung ở đâu nên CQĐT đã ra quyết định truy nã, khi nào bắt được sẽ xử lý sau.

A.Huy - Hồng Sơn

Sau thời gian theo dõi, ngày 12/4/2024, các trinh sát Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh bắt quả tang nhóm đối tượng do Tăng Khải Văn (sinh năm 1988, trú tại quận 10) cầm đầu đang tổ chức đánh bạc qua mạng, dưới hình thức cá độ bóng đá.

Nguồn tin từ Cơ quan CSĐT Công an TP Nha Trang (Khánh Hòa) chiều nay (27/4) cho biết, trong hành trình truy bắt 3 đối tượng người nước ngoài gây án cướp tài sản có tổng trị giá gần 700 triệu đồng, các trinh sát hình sự phát hiện còn có 1 đối tượng đồng phạm khác cũng là người nước ngoài, nên đang khẩn trương truy lùng.

Quá trình kiểm tra, đối tượng khai nhận đang cất giấu trong người 1 khẩu súng ngắn, trong súng có chứa 4 viên đạn  với mục đích mua về để sử dụng phòng thân và hiện đang cất giấu ma tuý đá, heroin, hồng phiến tại chỗ ở của hai vợ chồng.   

Chiều 27/4, Trung tá Tạ Quang Dung, Trưởng Công an huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị cho biết, qua triển khai các biện pháp nghiệp vụ, đơn vị phát hiện một đường dây vận chuyển ma túy từ Lào vào Việt Nam theo đường mòn, lối mở trái phép trên tuyến biên giới huyện Hướng Hóa, nên xây dựng phương án đấu tranh, bắt giữ.  

Sau nhiều tháng trì hoãn, Hạ viện Mỹ đã phê duyệt khoản hỗ trợ quân sự trị giá gần 61 tỉ USD cho Ukraine. Ngay sau đó, Vương quốc Anh và nhiều nước châu Âu đồng loạt lên tiếng “hỗ trợ quân sự tối đa cho Ukraine” nhằm giúp nước này phòng thủ trước Nga. Giới chuyên gia đặt câu hỏi: Liệu 61 tỉ USD có đủ cho Ukraine không?

Bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ kết hợp với nguồn tin từ người dân cung cấp, lực lượng Công an đã khẩn trương truy bắt nhanh gọn 3 người nước ngoài đã đột nhập cửa hàng kinh doanh điện thoại ở phố biển Nha Trang (Khánh Hòa) để cướp tài sản.

Sáng 27/4, ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, người dân vẫn tiếp tục rời Hà Nội đi du lịch và về quê qua cửa ngõ phía Nam Thủ đô khiến mật độ phương tiện trên tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ tăng cao, ùn tắc kéo dài đã xảy ra trước trạm thu phí.

Từ nhiều năm qua, hơn 60 hộ gia đình nông dân ở thôn Lễ Lộc Bình, xã Sơn Thành Đông, huyện Tây Hòa (Phú Yên) bức xúc vì con đường đi ra đồng đất Khu A hình thành lâu đời bỗng bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cho một hộ dân, cất nhà trên đó; để rồi bà con không có lối đi để sản xuất, vận chuyển nông sản.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文