Xử điểm vụ vi phạm các quy định về khai thác tài nguyên

10:05 22/10/2014
Ngày 21/10, TAND TP Hà Nội đã mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 12 bị cáo bị truy tố về tội vi phạm các quy định về khai thác tài nguyên. Điều hành đường dây hoạt động trái pháp luật này là Nguyễn Thị Hải Yến, 39 tuổi, trú tại xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín và Nguyễn Thị Thanh Huyền, 37 tuổi, trú tại xã Vạn Điềm, huyện Thường Tín (Hà Nội).

Kết quả điều tra xác định: Năm 2012, các cơ quan quản lý địa phương phát hiện tại bãi sông Hồng thuộc địa phận xã Thống Nhất và xã Vạn Điểm, huyện Thường Tín hình thành tự phát hai bãi tập kết vật liệu xây dựng có tên là “Bãi Hải Yến” và “Bãi Huyền Hậu”. Bãi Hải Yến do Nguyễn Thị Hải Yến quản lý, sử dụng có chiều dài 120 mét, chiều rộng tính từ bờ sông vào đến chân đê. Bãi Huyền Hậu do Nguyễn Thị Thanh Huyền quản lý, sử dụng có diện tích khoảng 9.600 mét vuông.

Trong thời gian từ năm 2012 đến tháng 1/2014, mặc dù không có giấy phép khai thác cát và biết rõ việc khai thác cát trái phép là vi phạm pháp luật, nhưng với mục đích kiếm tiền bất hợp pháp, Hồ Văn Toán, Nguyễn Thị Huệ, ở Hà Nội; Lê Văn Hưng, ở Hải Phòng; Cao Thị Quỳnh, Đoàn Thị Tuyên, Đoàn Thị Quyên, Đào Thị Huế, Vũ Xuân Khanh, Vũ Xuân Sinh và Đào Thị Khuể, ở Hải Dương đã sử dụng tàu thủy hút cát dưới lòng sông để bán cho Yến và Huyền. Mặc dù Yến và Huyền không được cấp phép khai thác cát dưới lòng sông và cả hai cũng biết rõ Toán và đồng bọn không có giấy phép khai thác cát của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhưng vì lợi nhuận nên Yến và Huyền đã thỏa thuận việc khai thác và mua bán cát với các đối tượng trên.

Để thực hiện hành vi phạm tội, Yến và Huyền đã tạm ứng tiền dầu mỡ, tiền sửa chữa máy móc cho các chủ tàu để họ thực hiện việc khai thác cát dưới lòng sông Hồng. Số cát khai thác được, các chủ tàu không được bán cho ai khác ngoài Yến và Huyền. Hàng tháng, các chủ tàu phải nộp cho Yến và Huyền tiền “luật” bao gồm các chi phí: tiền điện, tiền thuê bảo vệ. Cuối tháng, Yến và Huyền sẽ thanh toán cho các chủ tàu sau khi trừ “tiền luật” và các khoản chi phí mà Yến và Huyền đã tạm ứng.

Tại phiên xử, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Hà Nội khẳng định, việc khai thác cát trái phép tại khu vực này gây sạt lở mạnh bờ sông, nếu xảy ra lũ lớn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống đê điều, hủy hoại tài sản của Nhà nước, tính mạng người dân bị đe dọa. Hành vi khai thác cát trái phép với số lượng lớn của các bị cáo không chỉ gây thiệt hại lớn đến nguồn thu thuế tài nguyên của Nhà nước mà còn làm biến đổi dòng chảy. Sau một ngày xét xử công khai, HĐXX xác định, hành vi của bị cáo Yến, bị cáo Huyền và đồng bọn đã gây hậu quả nghiêm trọng đến nguồn tài nguyên, có nguy cơ đe dọa hệ thống đê điều dẫn đến khả năng gây lũ lụt, gây thất thoát cho Nhà nước trên 100.000m3 cát đen có giá trị trên hai tỷ đồng. Hành vi phạm tội của các bị cáo đã làm sạt lở đất bờ sông, gây tác động xấu đến môi trường, mất an ninh trật tự địa phương, cản trở các cơ quan chức năng địa phương và cơ quan quản lý thực thi nhiệm vụ. Hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn gây bức xúc trong quần chúng nhân dân, tạo dư luận xấu trong xã hội. 

Ngày đầu xét xử, các bị cáo thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội của mình như đã nêu trên. Trong phần luận tội, vị đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Hải Yến từ 20-24 tháng tù; bị cáo Nguyễn Thị Thanh Huyền từ 16-18 tháng tù về tội vi phạm các quy định về khai thác tài nguyên theo Điều 172 Bộ luật Hình sự. Ngoài đề nghị hình phạt tù, Viện Kiểm sát còn đề nghị  HĐXX buộc bị cáo Yến và bị cáo Huyền nộp phạt từ 50 đến 100 triệu đồng. Các bị cáo khác tùy theo hành vi phạm tội mà bị Viện Kiểm sát đề nghị HĐXX tuyên phạt từ 6 tháng tù đến 15 tháng tù cùng tội danh trên. Ngày 22/10, phiên tòa tiếp tục.

Theo Nghị quyết số 17/2009 của HĐND TP Hà Nội về việc phê duyệt chi tiết quy hoạch phòng chống lũ từng tuyến sông trên địa bàn Hà Nội đến năm 2020 và Quyết định số 959/2011 của UBND TP Hà Nội về việc phê duyệt chi tiết chỉ giới thoát lũ trên sông Đà, sông Hồng, sông Đuống thì địa bàn huyện Thường Tín là khu vực cấm khai thác cát.

Nguyễn Hưng

Nhân dịp Việt Nam đang chuẩn bị kỷ niệm 50 ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam đã phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức lễ trao tặng chính thức phim tài liệu "Victory Vietnam" (Chiến thắng của Việt Nam) cho Viện Phim Việt Nam.

Chiều tối 25/4, khu vực trung tâm TP Hồ Chí Minh, đặc biệt là tuyến đường Lê Duẩn (Quận 1), trở nên rộn ràng, náo nhiệt khi hàng ngàn người dân từ khắp nơi nô nức đổ về đây để đón xem buổi sơ duyệt chương trình diễu binh, diễu hành cấp Nhà nước Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Chiều 25/4, Thiếu tướng Nguyễn Hồng Ky, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội cùng đại diện chỉ huy một số phòng chức năng Công an TP đã đến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, thăm hỏi và động viên Trung tá Nguyễn Tiến Minh, cán bộ Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, bị thương khi đang làm nhiệm vụ.

Ngày 25/4, Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an cho biết, qua công tác nắm tình hình trên mạng và dư luận xã hội, Cục Cảnh sát hình sự đã phát hiện tình trạng một số doanh nhân, cán bộ công chức nhận được tin nhắn từ số điện thoại lạ gửi đến hình ảnh “nhạy cảm” kèm nội dung tin nhắn đe dọa, nếu không chuyển tiền theo yêu cầu của  đối tượng thì sẽ bị phát tán các hình ảnh này lên mạng xã hội nhằm cưỡng đoạt tài sản.

Chiều 25/4, từ khoảng 15h, hàng ngàn người dân từ khắp các quận, huyện, TP Hồ Chí Minh và nhiều địa phương khác đã đổ về khu vực trung tâm thành phố, đặc biệt là trục đường Lê Duẩn (Quận 1), để theo dõi buổi sơ duyệt chương trình diễu binh, diễu hành cấp Nhà nước chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Từ vai trò chiến sĩ giữ gìn an ninh Tổ quốc đến sứ mệnh trở thành sứ giả hòa bình trên trường quốc tế, lực lượng CAND tiếp tục khẳng định vị thế và trách nhiệm toàn cầu qua Lễ trao Quyết định của Chủ tịch nước cho 3 sĩ quan lên đường làm nhiệm vụ tại Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (LHQ) ở Nam Sudan.

Dưới danh nghĩa tài trợ cột điện chiếu sáng đa năng, một doanh nghiệp có trụ sở tại TP Hải Phòng đã tự ý xây dựng nhiều cột điện cao hàng chục mét trong các khu dân cư, sau đó một đơn vị viễn thông đã lắp đặt các thiết bị phát sóng. Điều đáng nói, các vị trí này dù đã thông qua ngành chức năng nhưng không được chấp thuận vì nằm ngoài quy hoạch.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Lê Công Thành khẳng định, thiên tai ngày càng phức tạp và khó lường, đặc biệt là lũ quét và sạt lở đất ở miền núi. “Cảnh báo sớm, hành động sớm”  là chìa khóa để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản. Tuy nhiên, cảnh báo hiện nay vẫn chưa đến được tận các bản làng, nơi người dân thiếu thông tin và hệ thống hỗ trợ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.