Thay đổi toàn bộ tội danh của 12 bị cáo trong vụ VN Pharma

14:59 08/05/2019
Mới đây, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã  hoàn tất điều tra, chuyển VKSND tối cao truy tố vụ VN Pharma buôn lậu thuốc tân dược, trong đó có thuốc điều trị ung thư mà TAND TP Hồ Chí Minh từng đưa ra xét xử qua 2 phiên sơ thẩm và phúc thẩm. Tất cả 12 bị cáo bị đề nghị truy tố về tội "Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh", trong đó Chủ tịch, Tổng giám đốc VN Pharma Nguyễn Minh Hùng bị chuyển sang tội danh "Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh".





Theo kết luận, 12 bị can trong vụ án đều đang bị đề nghị truy tố về tội "Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh" theo khoản 2 điều 157 Bộ Luật hình sự.

Như truyền thông đã đưa tin, sáng 30/10/2017, TAND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh đã tuyên án vụ Buôn lậu, làm giả con dấu xảy ra tại Công ty Cổ phần VN Pharma. Kết thúc phiên tòa, Tòa tuyên huỷ toàn bộ bản án sơ thẩm, trả hồ sơ điều tra lại.

Tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan ANĐT đã tiến hành điều tra và nay có Kết luận điều tra như nêu trên.

Ngày 17/7, TAND TP.HCM đã đưa vụ án ra xử sơ thẩm, do thẩm phán Nguyễn Thị Thanh Bình làm chủ tọa.

Bản án sơ thẩm của TAND TP.HCM tuyên phạt Nguyễn Minh Hùng và Võ Mạnh Cường – cùng 12 năm tù, cùng tội “Buôn lậu”. Cùng tội danh “Buôn lậu”; Nguyễn Trí Nhật (nguyên Phó tổng giám đốc VN Pharma) 5 năm tù; Ngô Anh Quốc (nguyên Phó tổng giám đốc VN Pharma) 4 năm tù; Phan Cẩm Loan (nguyên Phó trưởng phòng xuất nhập khẩu VN Pharma) 3 năm 6 tháng tù và nguyên kế toán trưởng VN Pharma là bị cáo Lê Thị Vũ Phương 3 năm tù.

Nguyễn Minh Hùng và các đồng phạm tại tòa phúc thẩm ngày 19/10/2017

Về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”, bản án sơ thẩm tuyên phạt bị cáo Phạm Anh Kiệt 2 năm tù (cho hưởng án treo); Bùi Ngọc Duy (nguyên trưởng phòng nghiên cứu phát triển VN Pharma) 1 năm 6 tháng tù và Hoàng Văn Thông (dược sĩ) 2 năm tù (cho hưởng án treo).

Sau bản án sơ thẩm, dư luận cho rằng bản án sơ thẩm xử chưa đúng người, đúng tội và bỏ lọt tội phạm. Dư luận cũng phê phán gay gắt hành vi “mua thuốc ung thư kém chất lượng” để trị bệnh cho người, cũng như khoản bôi trơn cho bác sĩ nhằm bán thuốc của VN Pharma…

VKS Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh cũng như các bị cáo đã có kháng nghị cho rằng vụ án còn lọt người, lọt tội. Ngày 19/10/2017, TAND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh đã đưa vụ án ra xử phúc thẩm.

Tại phiên xét xử phúc thẩm, công tố viên nêu quan điểm cho rằng bản án sơ thẩm đã bỏ lọt tội. … Vụ án diễn ra cho thấy có tổ chức, làm giả giấy tờ hồ sơ rất tinh vi, có sự phân công rành mạch, vì vậy cần xem xét hành vi làm giả giấy tờ, tài liệu những người liên quan.

VKS cũng cho rằng, ngoài Nguyễn Minh Hùng, Võ Mạnh Cường thì ông Phạm Văn Kiệt (Giám đốc Công ty Dược Sài Gòn), Bùi Ngọc Duy (Trưởng phòng nghiên cứu phát triển VN Pharma) và Phạm Văn Thông biết rõ quá trình sai phạm, nhưng cũng tham gia vì vậy cần xem hành vi của các ông Kiệt, Duy và Thông trong vai trò giúp sức.

Ngoài ra VKS cho rằng cần phải xem xét lại trách nhiệm của Cục Quản lý dược (QLD) trong cấp phép, VKS xác định chính sự tắc trách trong việc cấp phép của Cục QLD “có quan hệ nhân quả đối với vụ án”.

Cụ thể theo công tố viên tại tòa, ông Nguyễn Tấn Đạt (Phó ục trưởng Cục QLD), ông Phạm Công Chiến (Trưởng phòng Quản lý kinh doanh Dược, Trưởng phòng pháp chế), bà Lê Thúy Hương (chuyên viên) – là những người trong Tổ thẩm định, có trách nhiệm thẩm định tính pháp lý của hồ sơ, đơn hàng nhập khẩu thuốc H-Capita 500 mg Caplet của VN Pharma. Tổ thẩm định cho rằng “hồ sơ đạt yêu cầu”, rồi đề xuất Cục trưởng Cục QLS là ông Trương Quốc Cường ký duyệt, cấp phép cho VN Pharma nhập hàng. Quan điểm của VKS tại phiên tòa cho rằng “Cần xem xét thiếu trách nhiệm, Tổ thẩm định và quản lý của đơn vị (Cục QLD ) mới thỏa đáng”.

Cán bộ Hải quan TP Hồ Chí Minh là ông Phạm Đình Cung (Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất), theo VKS là người kiểm tra hồ sơ nhập khẩu lô thuốc H-Capita cho VN Pharma. Cạnh đó, một phó tổng giám đốc VN Pharma, theo hồ sơ là đã giới thiệu Phạm Văn Thông viết hồ sơ thuốc của Công ty Helix cho VN Pharma. VKS cũng yêu cầu điều tra làm rõ thêm hai cá nhân khác có liên quan trong vụ án.

Phiên tòa ngày 19/10/2017 kết thúc, thẩm phán Trần Văn Mười tuyên huỷ toàn bộ bản án sơ thẩm, trả hồ sơ điều tra lại vụ buôn lậu và làm giả hồ sơ, giấy tờ tài liệu của cơ quan tổ chức.


12 bị cáo liên quan đã bị tòa sơ thẩm tuyên tuyên phạt:

- Nguyễn Minh Hùng - nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP VN Pharma: 12 năm tù (đây là mức án thấp nhất của khung hình phạt mà Hùng bị xét xử)

- Võ Mạnh Cường - giám đốc Công ty TNHH Thương mại hàng hải quốc tế H&C: 12 năm tù

- Nguyễn Trí Nhật - nguyên Phó tổng giám đốc VN Pharma: 5 năm tù

- Ngô Anh Quốc - nguyên Phó tổng giám đốc VN Pharma: 4 năm tù

- Phan Cẩm Loan - nguyên Phó trưởng phòng xuất nhập khẩu VN Pharma: 3 năm 6 tháng tù.

- Lê Thị Vũ Phương - nguyên kế toán trưởng VN Pharma: 3 năm tù

- Phạm Anh Kiệt - Tổng giám đốc Công ty Dược Sapharco: 2 năm tù (án treo)

- Bùi Ngọc Duy - nguyên trưởng phòng nghiên cứu phát triển VN Pharma: 1 năm 6 tháng tù

- Hoàng Văn Thông - dược sĩ: 2 năm tù (án treo).




Bùi Phan

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文