Đề nghị y án các bị cáo trong vụ án Ethanol Phú Thọ

12:17 28/09/2021

Tại phiên toà phúc thẩm, các bị cáo thừa nhận hành vi phạm tội và xin giảm nhẹ hình phạt, nhưng lại không đưa ra được tài liệu gì mới làm căn cứ để Viện Kiểm sát và Hội đồng xét xử (HĐXX) có thể xem xét, áp dụng theo luật định. Do đó, đại diện Viện Kiểm sát đề nghị HĐXX không chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của các bị cáo, giữ nguyên các quyết định như bản án sơ thẩm đã tuyên.

Sáng 28/9, TAND cấp cao tại Hà Nội tiếp tục phiên toà hình sự phúc thẩm xem xét đơn kháng cáo của 6 bị cáo và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án xảy ra tại Dự án Nhà máy nhiên liệu sinh học - Ethanol Phú Thọ (viết tắt là Dự án Ethanol Phú Thọ).

Có 6 bị cáo kháng cáo gồm: Vũ Thanh Hà (SN 1962, cựu Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Hóa dầu và Nhiên liệu sinh học Dầu khí - PVB), Phạm Xuân Diệu (SN 1960, cựu Tổng Giám đốc Tổng Công ty cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam- PVC), Nguyễn Xuân Thủy (SN 1961, cựu Phó trưởng Phòng Đầu tư dự án, PVB), Khương Anh Tuấn (SN 1975, cựu Phó trưởng Phòng thương mại, PVB), Lê Thanh Thái (SN 1960, cựu Trưởng phòng kinh doanh, PVB) và Hoàng Đình Tâm (SN 1981, cựu Kế toán trưởng PVB).

Các bị cáo tại phiên toà phúc thẩm.

Kết thúc phần thẩm vấn, đại diện Viện KSND cấp cao tại Hà Nội đã nêu quan điểm giải quyết vụ án và đề nghị HĐXX áp dụng hình phạt đối với 6 bị cáo có đơn kháng cáo, cũng như kháng cáo của người có quyền và nghĩa vụ liên quan là Công ty Mai Phương đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xem xét trả lại 3.400 m2 đất tại thị trấn Tam Đảo (huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) cho công ty này.

Theo quan điểm của đại diện Viện Kiểm sát, cả 6 bị cáo có đơn kháng cáo đều chưa có tiền án, tiền sự. Trong quá trình điều tra và xét xử đã thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội của mình. Tuy nhiên, quá trình xét xử sơ thẩm, căn cứ theo các quy định của pháp luật, TAND TP Hà Nội đã áp dụng hết tình tiết giảm nhẹ cho các bị cáo. Tại phiên toà phúc thẩm, các bị cáo thừa nhận hành vi phạm tội như bản án sơ thẩm đã tuyên, đồng thời xin giảm nhẹ hình phạt; riêng bị cáo Lê Thanh Thái xin hưởng án treo, nhưng các bị cáo lại không đưa ra được tài liệu gì mới làm căn cứ để Viện Kiểm sát và HĐXX xem xét, áp dụng theo luật định.

Do đó, đại diện Viện Kiểm sát đề nghị HĐXX không chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của các bị cáo; không chấp nhận giảm từ hình phạt tù giam sang án treo đối với bị cáo Lê Thanh Thái; không chấp nhận và xem xét lại phần trách nhiệm bồi thường của các bị cáo: Vũ Thanh Hà, Phạm Xuân Diệu và Lê Thanh Thái; không chấp nhận kháng cáo xin miễn trách nhiệm dân sự của các bị cáo: Nguyễn Xuân Thủy, Khương Anh Tuấn và Hoàng Đình Tâm.

Sau khi phân tích, đánh giá hành vi phạm tội cũng như nhân thân và các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của từng bị cáo, đại diện Viện Kiểm sát nhận thấy, Toà án cấp sơ thẩm tuyên phạt các bị cáo: Vũ Thanh Hà 6 năm 6 tháng tù; Phạm Xuân Diệu 3 năm 6 tháng tù; Nguyễn Xuân Thủy 30 tháng tù; Khương Anh Tuấn 30 tháng tù; Hoàng Đình Tâm 30 tháng tù và Lê Thanh Thái 24 tháng tù cùng về tội “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và các bị cáo cũng đã được áp dụng tối đa các tình tiết giảm nhẹ, nên cần giữ nguyên mức hình phạt tù và trách nhiệm dân sự đối với các bị cáo để đảm bảo nghiêm tính răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung trong xã hội.

Đại diện Viện Kiểm sát nêu quan điểm giải quyết vụ án.

Đối với kháng cáo về dân sự của Công ty Mai Phương đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xem xét trả lại 3.400m2 đất biệt thự tại thị trấn Tam Đảo cho Công ty Mai Phương, đại diện Viện Kiểm sát nhận thấy, tháng 6/2011, Công ty Mai Phương được thành lập, thực chất do Trịnh Xuân Thanh (cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tổng Công ty cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam-PVC), là bị cáo trong vụ án này thành lập và nhờ bố đẻ là ông Trịnh Xuân Giới đứng tên. Ngày 10/6/2011, Đỗ Văn Hồng (cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và Xây lắp Dầu khí Kinh Bắc- PVC Kinh Bắc), là đại diện PVC Kinh Bắc đã ký hợp đồng chuyển nhượng cho ông Trịnh Xuân Giới (đại diện Công ty Mai Phương) diện tích 3.400m2 đất tại Tam Đảo với giá là 23,8 tỷ đồng. Ngày 26/8/2015, ông Trịnh Xuân Giới làm thủ tục chuyển nhượng Công ty Mai Phương cho bà Trần Dương Nga (vợ của Trịnh Xuân Thanh). Ngày 24/6/2016, bà Trần Dương Nga làm thủ tục chuyển nhượng Công ty Mai Phương cho ông Kiều Đào Lâm với số tiền 45 tỷ đồng. Ông Kiều Đình Lâm nhận chuyển nhượng toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ của Công ty Mai Phương, trong đó có 3.400m2 tại thị trấn Tam Đảo.

Đại diện Viện Kiểm sát nêu quan điểm, diện tích 3.400m2 đất tại thị trấn Tam Đảo được nhận chuyển nhượng bằng tiền có nguồn gốc của PVC đã bị sử dụng trái pháp luật. Do đó, cần xác định PVC là chủ thể có quyền sử dụng hợp pháp thửa đất trên. Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên trả lại PVC sử dụng 3.400m2 là phù hợp, có căn cứ theo quy định tại Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự. Do đó, không có cơ sở chấp nhận kháng cáo của Công ty Mai Phương về việc xin lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên.

Chiều nay, phiên toà chuyển sang phần tranh luận.

 

Nguyễn Hưng

Hôm nay (1/1/2025), Luật Trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ chính thức có hiệu lực thi hành, cũng đồng thời với việc Nghị định 168/2024 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, thay thế cho Nghị định 100/2019 (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123) đi vào đời sống.

Sở GTVT Hà Nội cho biết sẽ tập trung nghiên cứu, xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội để hiện thực hóa “kỳ tích” làm đường sắt đô thị. Mục tiêu đặt ra là tầm nhìn đến giai đoạn 2065, Hà Nội có 15 tuyến đường sắt đô thị với chiều dài gần 617km.

Vào ngày 2/1/2025, đội tuyển Việt Nam sẽ đấu Thái Lan trong trận chung kết lượt đi ASEAN Cup trên sân Việt Trì. Nơi mà mọi cổ động viên đều mang đến điều ước may mắn cho thầy trò ông Kim Sang-sik.

Năm 2024, Bắc Ninh tập trung giải quyết, xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường ở làng nghề giấy Phong Khê, (thành phố Bắc Ninh) và làng nghề cô đúc nhôm xã Văn Môn (huyện Yên Phong), cụm công nghiệp giấy Phú Lâm (Tiên Du) với phương châm “Không châm chước, không thoả hiệp, không có vùng cấm, không có ngoại lệ”.

Ngày 31/12, Công an TP Hải Phòng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai chương trình công tác năm 2025. Đến dự có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Thượng tướng Lê Quốc Hùng, Thứ trưởng Bộ Công an; Lê Tiến Châu, Bí thư Thành ủy Hải Phòng cùng đại diện lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Công an và lãnh đạo TP Hải Phòng.

Hỏi: Lợi dụng quyền tố cáo, đã có những vụ việc người tố cáo cố tình bịa đặt, đưa ra những thông tin không đúng làm ảnh hưởng đến người bị tố cáo. Xin tòa soạn cho biết trường hợp này theo quy định pháp luật người tố cáo bị xử lý như thế nào? (Hải Quỳnh, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).

Ngày 31/12, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tây Hòa (Phú Yên) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam về tội danh “Xâm phạm chỗ ở của người khác” đối với Trương Hoàng Vũ (SN 1982, trú ở khu phố Phú Thứ, thị trấn Phú Thứ, huyện Tây Hòa).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文