Gia tăng vận chuyển ma tuý qua đường hàng không, cảng biển

09:14 01/12/2021

Mặc dù dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhưng tình hình buôn lậu, vận chuyển hàng cấm, đặc biệt là ma tuý qua đường hàng không, chuyển phát nhanh, cảng biển vẫn diễn biến phức tạp và ngày càng có chiều hướng gia tăng nhanh với nhiều hành vi, phương thức thủ đoạn tinh vi, tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường.

Phó Cục trưởng Cục Hải quan Hà Nội Nguyễn Trường Giang cho biết, trong năm 2021, Hải quan Hà Nội đã lập nhiều chuyên án, đấu tranh, triệt phá nhiều vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép các chất ma túy qua đường hàng không, chuyển phát nhanh. Từ đầu năm đến nay, Cục Hải quan Hà Nội đã chủ trì phối hợp bắt giữ 22 vụ (trong đó có 4 chuyên án); thu giữ 154,66 kg ma túy tổng hợp, 4.227g cần sa, 1.073g Ketamine. Trong đó, điển hình là vụ triệt phá thành công chuyên án ma túy lớn, thu giữ khoảng 11 kg ma túy tổng hợp trong 4 kiện hàng từ Pháp và Bỉ.

Gia tăng vận chuyển ma tuý qua đường hàng không, cảng biển -0
Ma tuý được ngụy trang trong các lọ thuốc, thực phẩm chức năng nhưng không qua mặt được lực lượng chức năng.

Trên tuyến hàng không, Hải quan đã phát hiện, bắt giữ và khởi tố, chuyển khởi tố nhiều vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép các chất ma túy. Đáng chú ý là vụ việc do Đội Kiểm soát phòng, chống ma túy, Cục Hải quan Hà Nội chủ trì, phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài phát hiện và phối hợp bắt giữ 1 đối tượng, thu giữ 4.454 gram ma túy tổng hợp MDMA, 1.073 gram Ketamin. Đặc biệt, tháng 4/2021, Hải quan Nội Bài đã chủ trì và phối hợp với các lực lượng chức năng bắt giữ đối tượng Phạm Văn Lợi, cư trú tại thôn Nhân Nam, xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, có hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy, trọng lượng 11.450,55 gram (khoảng 26.000 viên nén hình tam giác màu xanh). Số hàng vi phạm được cất giấu trong 27 hộp sữa Aptamil, hàng cá nhân gửi từ Đức về Hà Nội. Vụ việc đã được chuyển cơ quan chức năng khởi tố.

Trên tuyến chuyển phát nhanh, nhiều vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép các chất ma túy đã được Hải quan Hà Nội triệt phá thành công. Đáng chú ý như tháng 6/2021, Chi cục chủ trì phối hợp với Đội Kiểm soát phòng, chống ma túy và Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy kiểm tra 2 lô hàng xuất đi Hàn Quốc qua dịch vụ EMS và dịch vụ bưu chính, thu giữ 4 kg thảo mộc khô (cần sa tổng hợp). Cũng trong tháng 6/2021, Chi cục phối hợp với Đội Kiểm soát phòng, chống ma túy, Cục Hải quan Hà Nội, Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan, Cơ quan Cảnh sát điều tra và Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy bắt giữ 7,11147kg ma túy tổng hợp.

Tại TP Hồ Chí Minh, từ đầu năm 2021 đến nay, Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh đã phát hiện 3 vụ xuất khẩu trái phép ma túy sang Australia dưới hình thức quà biếu cá nhân phi mậu dịch, thu giữ gần 10 kg ma túy tổng hợp loại Methamphetamine tinh thể. Gần đây nhất, lực lượng hải quan TP Hồ Chí Minh đã triệt phá thành công một vụ vận chuyển, xuất khẩu ma túy sang Australia với thủ đoạn cực kỳ phức tạp, thu giữ gần 5kg ma túy.

Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan Nguyễn Hùng Anh cho biết, vài năm trở lại đây, tội phạm ma tuý thường xuyên lợi dụng hình thức vận chuyển hàng hoá qua đường hàng không, tuyến bưu điện quốc tế, chuyển phát nhanh để vận chuyển trái phép các chất ma tuý. Đặc biệt, trong thời điểm dịch COVID-19 bùng phát, khi lượng hành khách xuất nhập cảnh giảm, thậm chí có thời điểm dừng xuất nhập cảnh thì ma túy gia tăng trên tuyến bưu điện và chuyển phát nhanh. Ngoài ra, biển và cảng biển quốc tế cùng được đánh giá là tuyến tiềm ẩn nhiều nguy cơ cao về vận chuyển trái phép ma túy. Trọng điểm là các cảng biển tại TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Phòng…

Đơn cử như vụ phát hiện 23 thùng có chứa ma túy tổng hợp với tổng trọng lượng 465,55kg tại vị trí cách Tây Bắc đảo Thổ Châu (Kiên Giang), lực lượng chức năng của đảo PoulWai (Campuchia) hồi tháng 2/2021. Đây là tuyến mà các đường dây ma túy quốc tế thường xuyên lợi dụng để vận chuyển ma túy với số lượng lớn. Thủ đoạn của các đối tượng là lợi dụng sự thông thoáng của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa bằng container đi đường biển để vận chuyển ma túy trái phép đi, đến Việt Nam và chuyển đi nước thứ 3.

Trong bối cảnh dịch bệnh, vận chuyển ma túy qua hàng không, cảng biển, chuyển phát nhanh là con đường mà các đối tượng vi phạm sử dụng phổ biến. Do đó, ngay từ đầu năm 2021, ngành Hải quan đã xác định tuyến đường hàng không và chuyển phát nhanh sẽ là trọng điểm khi tội phạm lợi dụng việc các cơ quan chức năng tập trung công tác phòng, chống dịch COVID-19 để hoạt động, nhất là lợi dụng chính sách quà biếu phi mậu dịch, móc nối để xuất khẩu trái phép ma túy.

Theo ông Nguyễn Trường Giang, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Hà Nội, trước tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, đặc biệt trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán, Cục Hải quan Hà Nội đã triển khai các biện pháp tăng cường quản lý tại các địa bàn trọng điểm. Cục đã xây dựng kế hoạch xác định rõ mặt hàng trọng điểm, tuyến trọng điểm, đối tượng trọng điểm vận chuyển qua sân bay quốc tế Nội Bài. Trên tuyến chuyển phát nhanh tiếp tục thực hiện tốt công tác soi chiếu trước đối với hàng hóa khi nhập kho; kiểm tra giám sát đối với các lô hàng nhập khẩu từ châu Âu như: Bánh kẹo, sữa; các lô hàng xuất khẩu đi Hàn Quốc, Nhật Bản, nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời đối tượng lợi dụng để xuất nhập khẩu trái phép chất ma túy, kiểm soát các lô hàng nhập khẩu tân dược, vật tư y tế.

Lưu Hiệp

Báo cáo với UBND TP Hồ Chí Minh về tình hình thực hiện các dự án trọng điểm do BQL DA đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị (Ban Hạ tầng) làm chủ đầu tư, ông Đậu An Phúc, Giám đốc Ban Hạ tầng đã “điểm mặt” 9 nhà thầu đang chậm tiến độ hợp đồng các gói thầu xây lắp của Dự án xây dựng, cải tạo môi trường kênh Tham Lương…

Núp bóng môi giới bất động sản, Lê Thị Nguyệt đã đưa ra các thông tin gian dối để vay tiền hoặc kêu gọi góp vốn đầu tư để kêu gọi nhiều người cùng hùn vốn tham gia. Sau khi nhiều bị hại tin tưởng góp vốn với số tiền gần 18 tỷ đồng, Nguyệt đã chiếm đoạt để sử dụng vào mục đích tiêu xài cá nhân.

Chính phủ Mỹ vừa đưa nhóm vũ trang Mặt trận Kháng chiến (còn gọi là Kháng chiến Kashmir - TRF) vào danh sách “tổ chức khủng bố nước ngoài”, sau vụ tấn công ngày 22/4 tại Pahalgam, khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát, khiến 26 người thiệt mạng.

Giữa đêm khuya, nhóm 12 thanh thiếu niên đi xe máy mang theo hung khí bất ngờ truy đuổi, chém người đi đường, xịt hơi cay và cướp biển số xe. Công an phường An Hải (TP Đà Nẵng) đã nhanh chóng vào cuộc, lần theo từng manh mối, truy xét, làm rõ và bắt giữ nhiều đối tượng liên quan.

Thiếu tướng Phạm Kim Đĩnh, Cục trưởng Cục Công tác chính trị, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội khoẻ "Vì an ninh Tổ quốc" lần thứ IX và Hội thi điều lệnh, quân sự, võ thuật CAND lần thứ VI cho rằng, Đại hội khoẻ và Hội thi cho thấy tính chính quy của đội hình, đội ngũ, ý chí, sức khoẻ thể chất, sự trưởng thành lớn mạnh của lực lượng CAND trong giai đoạn hiện nay, chuẩn bị tâm thế bước vào kỷ nguyên mới.

Tổ chức phản động Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời tiếp tục sử dụng danh nghĩa hỗ trợ an sinh xã hội để giúp người dân có hoàn cảnh khó khăn với chiêu bài lừa phỉnh như hỗ trợ việc làm với mức lương khởi điểm 1.000 USD/ tháng, cấp nhà miễn phí, tài trợ du học, bảo lãnh ra nước ngoài định cư nhằm lôi kéo người dân tham gia cung cấp thông tin, thực hiện “trưng cầu dân ý”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.