Nguyên Tổng giám đốc SAGRI Lê Tấn Hùng: Biết sai nhưng vẫn ký?

18:15 08/12/2021

 Biết sai nhưng vẫn phê duyệt ký kết chuyển nhượng tài sản Nhà nước dẫn đến sai phạm, ông Lê Tấn Hùng đã thừa nhận những gì cáo trạng nêu, nhưng mong HĐXX xem xét hành vi trục lợi.

Ngày 8/12, TAND TP Hồ Chí Minh tiếp tục đưa vụ án “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản gây thất thoát lãng phí, tham ô tài sản, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và che giấu tội phạm” xảy ra tại Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn (SAGRI) ra xét xử.

Nguyên Tổng giám đốc SAGRI Lê Tấn Hùng: Biết sai nhưng vẫn ký? -0
Ông Lê Tấn Hùng (áo trắng) và đồng phạm tại tòa ngày 8/12.

Phiên toà này đã  mở vào ngày 6/12. Tuy nhiên, HĐXX đã quyết định tạm dừng phiên tòa do bị cáo Hồ Văn Ngon (SN 1958, nguyên Phó tổng giám đốc SAGRI) có đơn xin hoãn phiên tòa vì bị bệnh và bị cáo cáo Nguyễn Thị Tuyết Mai có đơn xin vắng mặt vì có người thân là F0, bản thân là F1, đang trong thời gian cách ly.

Trong thời gian tạm dừng phiên tòa, HĐXX đã làm việc với bác sĩ điều trị cho bị cáo Hồ Văn Ngon. Bác sĩ cho biết, sức khỏe của bị cáo Hồ Văn Ngon vẫn có thể tham dự phiên tòa. Tuy nhiên, bị cáo Ngon đã có đơn xin xét xử vắng mặt, trong đơn bị cáo xin bảo lưu tất cả lời khai trong quá trình điều tra, đồng thời ủy quyền cho luật sư tham gia tố tụng.

Các bị cáo ra tòa lần này có ông Trần Vĩnh Tuyến (SN 1965, nguyên Phó chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh, Lê Tấn Hùng (SN 1963, nguyên Tổng giám đốc SAGRI) cùng 17 đồng phạm (trong đó có nguyên Giám đốc Sở Xây dựng Trần Trọng Tuấn) nguyên là cán bộ thuộc các sở, ban, ngành UBND TP Hồ Chí Minh và cán bộ nhân viên SAGRI.

Ông Trần Vĩnh Tuyến tại tòa ngày 8/12.

Ông  Lê Tấn Hùng được xác định là đối tượng chủ mưu vụ án. Ông Hùng bị truy tố về hai tội “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản gây thất thoát lãng phí” và “tham ô tài sản”.

Ông Trần Vĩnh Tuyến và Trần Trọng Tuấn cùng nhóm bị cáo là cán bộ UBND TP Hồ Chí Minh bị truy tố về tội “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản gây thất thoát lãng phí”.

Các bị cáo còn lại bị truy tố tội “tham ô tài sản”, “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “che giấu tội phạm”.

Bảo vệ quyền lợi cho cựu Phó chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Trần Vĩnh Tuyến là luật sư Phan Trung Hoài và luật sư Phan Minh Hoàng. Trong phần làm thủ tục, luật sư của ông Trần Vĩnh Tuyến đề nghị tòa triệu tập đầy đủ các giám định viên để làm rõ thiệt hại trong vụ án.

Công an dẫn giải bị cáo tới tòa.

Cáo trạng nêu, SAGRI là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, trực thuộc UBND TP Hồ Chí Minh. Các bị cáo được giao trực tiếp quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, thực hiện quy định về quyền và nghĩa vụ của cơ quan đại diện chủ sở hữu tài sản Nhà nước đối với Khu đất tại Dự án, diện tích hơn 3,6 ha, tại khu phố 4, phường Phước Long B, quận 9 (nay là TP Thủ Đức), TP Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, vì những động cơ khác nhau, ông Hùng và các bị cáo đã cố ý thực hiện những hành vi vi phạm các quy định của pháp luật; thực hiện các thủ tục chuyển nhượng dự án kinh doanh bất động sản là tài sản Nhà nước cho Tổng Công ty Phong Phú không thẩm định giá và không đưa ra đấu giá, trái quy định của pháp luật. Dự án chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước, chưa đủ điều kiện để chuyển nhượng, chưa có phương án, kế hoạch thoái vốn tại dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền đặc biệt lớn, trên 672 tỉ đồng, chưa được thu hồi…

Ông Lê Tấn Hùng tại tòa.
Sau khi vụ việc phát hiện, các bị cáo và một số cơ quan, đơn vị đã thực hiện một số thủ tục thu hồi, hủy bỏ hợp đồng và các thủ tục có liên quan. Tuy nhiên, việc này chỉ nhằm khắc phục hậu quả, không có hiệu lực thu hồi dự án đã chuyển nhượng bằng hợp đồng có công chứng...

Quá trình điều tra, ông Trần Vĩnh Tuyến và các bị cáo khai nhận, do có phần nể nang bị cáo Lê Tấn Hùng là em ruột của nguyên Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh nên đã cố ý thực hiện những hành vi sai phạm, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền đặc biệt lớn 672 tỉ đồng.

Về động cơ phạm tội, ông Lê Tấn Hùng và các bị cáo khác tại SAGRI chưa thừa nhận, nhưng hành vi của các bị cáo đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền đặc biệt lớn như đã nói.

Ngoài hành vi chuyển nhượng dự án trái quy định, năm 2016, ông Lê Tấn Hùng còn chỉ đạo cấp dưới Nguyễn Thị Tuyết Mai, Nguyễn Thị Thúy,  Trần Văn Trường, Đỗ Sĩ Hoài Thanh, Đoàn Quang Hồi và Nguyễn Thị Nguyên lập 10 hồ sơ khống cho các cán bộ công nhân viên đi tham quan, học tập kinh nghiệm ở nước ngoài để chiếm đoạt 13 tỷ đồng.

Người bị xét hỏi đầu tiên trong phiên tòa chiều 8/12 là bị cáo Lê Tấn Hùng. Bị cáo Hùng đồng ý với nội dung SAGRI là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, do UBND TP là chủ sở hữu với vốn điều lệ hơn 1.690 tỉ đồng. Từ tháng 8/2015, ông Hùng được bổ nhiệm là Tổng giám đốc, chủ tài khoản, người đại diện theo pháp luật và được giao quản lý vốn, tài sản của SAGRI.

Ông Hùng khai là khi bị thanh tra đã chủ động dùng tiền cá nhân nộp lại số tiền SAGRI thất thoát (hồ sơ thể hiện 3,4 tỷ đồng). Về hành vi tham ô, ông Hùng cho rằng: "Không có mục đích, động cơ vụ lợi nên đề nghị tòa xem xét”.

Dự kiến phiên tòa kéo dài đến ngày 17/12.

Bùi Thanh

Trong lúc đang câu mực trên biển Thiên Cầm, một cơn giông lốc bất ngờ ập xuống khiến tàu du lịch chở theo 30 hành khách và 4 thuyền viên bị lật chìm trong đêm. Lực lượng chức năng đã nhanh chóng triển khai các phương án cứu hộ và đã đưa được tất cả hành khách vào bờ an toàn.

Từ ngày 1/7/2025, xã Bến Quan (tỉnh Quảng Trị mới) được thành lập trên cơ sở sáp nhập 4 đơn vị hành chính cũ, trong đó có Vĩnh Ô – địa bàn từng là “điểm đen” về nạn khai thác vàng trái phép suốt hơn ba thập niên qua. Từng là mái che của Trường Sơn đại ngàn và là mạch nguồn nuôi sống Bến Hải, Vĩnh Ô nay vẫn tiếp tục rớm máu bởi những nhát cuốc của “vàng tặc”.

Tối 19/7, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa xuất hiện gió lớn đột ngột, kèm theo mưa giông đã gây nhiều thiệt hại tại một số khu vực. Nhiều mái tôn, biển quảng cáo bị gió tốc, cây xanh gãy đổ, văng ra đường, khiến 2 ô tô con hư hỏng nghiêm trọng, giao thông bị ách tắc cục bộ.

Nhằm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa, nhất là vào thời điểm mùa mưa bão, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh An Giang đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các chủ bến phà, bến đò ngang, chủ phương tiện tàu, thuyền và người dân hoạt động trên các tuyến đường thủy nội địa.

TAND tỉnh Tây Ninh vừa tuyên án vụ án “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản” đối với nhóm đối tượng sử dụng độc chiêu “app tình yêu” và “app sex” chiếm đoạt hàng tỷ đồng. Đây là bài học cảnh tỉnh, đắt giá cho nhiều người vội vã tin và yêu những “người tình” trên mạng.

AI và công nghệ đang gây ra một làn sóng sa thải nhân lực, đặc biệt rõ nét trong khối ngân hàng. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, việc nhân lực thừa là có thật, song khủng hoảng thiếu nhân sự chất lượng cao cũng là vấn đề hiện hữu. Trong “cuộc chiến” này, con người buộc phải chuyển đổi để thích nghi.

Ngày 19/7, thay mặt lãnh đạo Công an tỉnh Lào Cai, Đại tá Trần Quốc Huy, Phó Giám đốc Công an tỉnh Lào Cai đã đến thăm hỏi, động viên Đại uý Đặng Minh Quang, cán bộ Công an xã Phong Hải, tỉnh Lào Cai bị thương khi đang vây bắt, khống chế đối tượng phạm tội về ma tuý.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.