Những thủ đoạn lừa đảo qua việc thuê ôtô và chơi “hụi”

07:19 17/11/2021

Thông qua mối quan hệ quen biết, Nguyễn Tấn Tài (SN 1992, ngụ phường Mỹ Phú, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) đã liên hệ anh Lê Minh Chí để thuê ôtô. Lúc đầu, Tài trả tiền thuê đầy đủ nên anh Chí hoàn toàn tin tưởng giao xe.

Tuy nhiên khi anh Chí yêu cầu Tài mang xe đến kiểm tra nhưng không được. Anh Chí nghi ngờ, sau đó phát hiện Tài đã mang ôtô đi bán nên trình báo cơ quan Công an.

Với thủ đoạn tương tự, Tài thuê ôtô của 5 người rồi đem đi cầm cố hoặc bán, chiếm đoạt hơn 1,3 tỷ đồng. Quá trình điều tra, tháng 10/2021, Tài bị khởi tố và bắt tạm giam về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Người dân đến cơ quan Công an tố cáo việc bị chủ hụi lừa đảo.

 Công an TP Cao Lãnh, Đồng Tháp cũng đã khởi tố bị can và bắt tạm giam Ngô Quốc Trung (SN 1984, ngụ phường 3, TP Cao Lãnh) điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.

Theo kết quả điều tra, Trung vay tiền ngân hàng để mua ôtô. Đến tháng 1/2020, Trung mang ôtô đến cơ sở ở TP Cao Lãnh, cầm cố 630 triệu đồng. Đến tháng 7/2020, Trung mất khả năng đóng lãi. Chủ tiệm cầm đồ đã kiểm tra, sau đó phát hiện giấy tờ xe là giả.

Thiếu tá Đặng Văn Bé Hai, Đội trưởng Đội điều tra tổng hợp, Công an TP Cao Lãnh khuyến cáo chủ xe trước khi cho thuê hãy tìm hiểu rõ về nhân thân cũng như kiểm tra giấy tờ tùy thân của người thuê xe, cần có hợp đồng ràng buộc về quyền, nghĩa vụ giữa các bên theo đúng quy định pháp luật.

Quá trình cho thuê xe, mượn xe, chủ phương tiện cần phải liên lạc, trao đổi thông tin thường xuyên với người thuê xe để nắm rõ về hiện trạng sử dụng xe. Theo Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Tháp, về phương thức, thủ đoạn, đối tượng lợi dụng mối quan hệ quen biết với bị hại để thực hiện hành vi lừa đảo.

Ngoài ra, nhiều đối tượng lợi dụng mạng xã hội tiếp cận bị hại để tạo lòng tin và hứa hẹn vật chất, sau đó thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Người dân cần nâng cao tinh thần cảnh giác trong quá trình mua bán hoặc cầm cố các tài sản có giá trị cao để tránh tiền mất, tật mang.

Tại Trà Vinh, cơ quan điều tra đã tiếp nhận tố giác hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua hình thức góp hụi, với số tiền trên 32 tỷ đồng. Cả trăm hụi viên tố giác bà Nguyễn Thị Cẩm Nguyên (SN 1983, ngụ phường 7, TP Trà Vinh) có hành vi lừa đảo chiếm đoạt số tiền trên, thông qua hình thức góp hụi.

Theo các hụi viên, bà Nguyên làm chủ hụi (đầu thảo) huy động nhiều hụi viên tham gia. Ngày 5/11, bà Nguyên không khui hụi như bình thường và các hụi viên không thể liên lạc. Cơ quan điều tra xác minh bước đầu xác định, bà Nguyên có mở 2 tiệm nail và shop thời trang ở TP Trà Vinh.

Bà Nguyên làm chủ hụi nhiều năm và còn 90 dây hụi, có nhiều hụi viên tham gia góp vốn. Bà Nguyên lập danh sách và tạo một nhóm Zalo để các hụi viên tham gia, thông tin hụi viên hốt hụi sẽ được thông báo trong nhóm Zalo. Việc đóng hụi, hốt hụi qua chuyển khoản hoặc tiền mặt. Sau khi các hụi viên không liên lạc được, các cơ sở kinh doanh của bà Nguyên cũng đều đóng cửa.

Theo số liệu của cơ quan chức năng, từ cuối năm 2018 đến nay, tại Trà Vinh đã xảy ra khoảng 2.000 vụ vỡ hụi. Cơ quan điều tra khởi tố 16 vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản với 16 bị can, chủ yếu là đầu thảo hụi có hành vi gian dối chiếm đoạt trên 20 tỷ đồng.

Theo cơ quan điều tra, thủ đoạn lừa đảo của chủ hụi nổi lên với phương thức đặt tên khống rồi đưa vào các dây hụi để hốt hụi. Chủ hụi lấy tên hụi viên hốt hụi hoặc bán hụi khống cho hụi viên để chiếm đoạt tài sản.

Ngoài ra, TAND các cấp đã thụ lý, giải quyết gần 1.800 vụ dân sự liên quan đến việc góp hụi. Có thể thấy hoạt động góp hụi giúp hụi viên huy động vốn dễ dàng và thuận tiện nhưng rủi ro rất cao, bởi khi có vụ vỡ nợ thì việc hoàn lại tiền cho hụi viên sau khi bản án đã tuyên rất khó, thậm chí không thi hành được.

Văn Vĩnh - Thanh Thảo

Giữa những miền đất đầy bất ổn, người lính CAND Việt Nam mang theo lý tưởng nhân đạo và trách nhiệm quốc tế. Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ, khi được hoàn thiện, sẽ là biểu tượng thể chế của một Việt Nam đang chủ động góp phần gieo những mầm xanh hòa bình giữa thế giới đầy biến động.

Liên quan đến đường dây sản xuất sữa giả vừa được Bộ Công an triệt phá với quy mô lớn với doanh thu gần 500 tỷ đồng xảy ra tại Công ty Cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma và Công ty Cổ phần Dược dinh dưỡng Hacofood Group, ông Trần Hữu Linh, Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Công Thương không cấp phép và quản lý trực tiếp mặt hàng của các công ty vi phạm, đồng thời nêu rõ nguyên nhân và các giải pháp xử lý.

Để đảm bảo an ninh ở mức cao nhất chuyến thăm và làm việc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Công an TP Hà Nội đã triển khai cắm chốt làm nhiệm vụ từ sớm, nắm chắc phương án bảo vệ, phân luồng giao thông; tuyên truyền nhắc nhở nhân dân nơi đoàn di chuyển qua tuân thủ quy định, nguyên tắc bảo vệ an ninh cũng như xử lý các tình huống phát sinh...

Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ tư với chủ đề "Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm" sẽ được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 14-17/4/2025. Sự kiện có sự tham dự của khoảng 1.000 đại biểu quốc tế. Công tác đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn cho Hội nghị có ý nghĩa to lớn, góp phần tổ chức thành công sự kiện đối ngoại quan trọng của đất nước.

Ngày 14/4, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 8 bị cáo là cựu lãnh đạo, cán bộ Tổng Công ty Chè Việt Nam (Vinatea) trong vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Tổng Công ty Chè, gây thiệt hại của Nhà nước số tiền hơn 38 tỷ đồng.

Gia đình cựu Chủ tịch tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết vừa khắc phục thêm 100 tỷ đồng cho bị cáo, nâng tổng số tiền đã khắc phục hậu quả vụ án lên 1.072 tỷ đồng. Trong khi đó, tổng số tiền mà bị cáo Quyết phải khắc phục là khoảng 2.400 tỷ đồng. Như vậy, còn gần 1.400 tỷ đồng bao gồm tất cả các khoản tiền mà bị cáo Quyết phải bồi thường.

Ngày 14/4, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (TP Hà Nội), chương trình "Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt Nam-Trung Quốc" lần thứ 24, năm 2025 đã khai mạc trọng thể với chủ đề "Thanh niên Việt - Trung: Vững vàng lý tưởng". Chương trình đã đón 100 đại biểu thanh niên ưu tú Trung Quốc, diễn ra dưới hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến tất cả các tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Sau 1 tuần ăn lòng lợn, người đàn ông 49 tuổi ở Thái Bình xuất hiện sốt cao, đau bụng dữ dội, tiêu chảy nặng, tụt huyết áp, toàn thân nổi ban xuất huyết, phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. 

Tại Hội nghị giao ban và cung cấp thông tin báo chí định kỳ tháng 4/2025, Chi Cục Thuế khu vực 13 (trước đây là Cục thuế tỉnh Lâm Đồng) đã có thông tin chính thức về việc bị Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sao Đà Lạt tố cáo đoàn thanh tra của đơn vị có hành vi giả mạo trong công tác, gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文