Ông Nguyễn Đức Chung lại hầu toà trong vụ can thiệp trúng thầu

10:11 14/12/2021

Sau khi dừng thầu trái pháp luật, ông Nguyễn Đức Chung yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội lựa chọn công nghệ số hóa cơ sở dữ liệu doanh nghiệp đảm bảo tích hợp với hệ thống dùng chung của thành phố.

Trong khi tới thời điểm hiện nay thành phố chưa hình thành cơ sở hệ thống dữ liệu dùng chung và cho Công ty Nhật Cường thí điểm số hóa để tham gia đấu thầu và trúng thầu.

Theo tin từ TAND TP Hà Nội, ngày 27/12, cơ quan này sẽ mở phiên toà hình sự sơ thẩm xét xử cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cùng 6 bị cáo khác trong vụ án can thiệp trái pháp luật, tạo điều kiện cho Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường (viết tắt là Công ty Nhật Cường) trúng thầu.

Thẩm phán Vũ Quang Huy được phân công làm Chủ tọa phiên tòa. Hai kiểm sát viên Viện KSND TP Hà Nội là ông Vũ Mạnh Long và ông Nguyễn Thanh Lâm thực hành quyền công tố và giám sát hoạt động xét xử.

Hiện đã có 14 luật sư đăng ký tham gia bào chữa cho 4 bị cáo. Riêng bị cáo Nguyễn Đức Chung có 4 luật sư bào chữa.

6 bị cáo cùng hầu toà với bị cáo Nguyễn Đức Chung gồm: Nguyễn Văn Tứ (SN 1965, cựu Chánh Văn phòng Thành ủy Hà Nội, cựu Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội), Nguyễn Tiến Học (SN 1958, cựu Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội), Phạm Thị Kim Tuyến (SN 1971, cựu Trưởng phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội), Phạm Thị Thu Hường (SN 1974, cựu Chánh Văn phòng Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội), Lê Duy Tuấn (SN 1978, Giám đốc kinh doanh Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Đông Kinh), Võ Việt Hùng (SN 1976, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Đông Kinh).

Bị cáo Nguyễn Đức Chung bị tuyên 8 năm tù và bồi thường 25 tỷ đồng trong vụ án "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" xét xử từ ngày 10 đến 13/12.

Trong số 7 bị cáo thì 6 bị cáo: Nguyễn Văn Tứ, Phạm Thị Kim Tuyến, Phạm Thị Thu Hường, Lê Duy Tuấn, Võ Việt Hùng, Nguyễn Tiến Học bị truy tố về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, theo quy định tại Điều 222, khoản 3 - BLHS năm 2015.

Riêng bị cáo Nguyễn Đức Chung thực hiện hành vi phạm tội tại thời điểm trước khi BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, có hiệu lực. Do khoản 1 Điều 281 BLHS năm 1999 quy định có lợi hơn so với khoản 1 Điều 356 BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 nên căn cứ Điều 7 - BLHS năm 2015 và Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017 của Quốc hội thì hành vi của bị cáo Nguyễn Đức Chung đã phạm vào tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, theo quy định tại Điều 281, khoản 1 - BLHS năm 1999.

HĐXX triệu tập đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội đến phiên toà với tư cách là nguyên đơn dân sự trong vụ án. Công ty Nhật Cường, Công ty Giải pháp phần mềm Nhật Cường (Nhật Cường Software) và Công ty Đầu tư và Phát triển Đông Kinh được HĐXX triệu tập tham dự phiên toà với tư cách là những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Ngoài ra, HĐXX còn triệu tập đại diện UBND TP Hà Nội, Sở Thông tin và Truyền thông TP Hà Nội, Sở Tài chính TP Hà Nội, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cùng người giám định, người làm chứng… tới phiên tòa.

Theo cáo trạng của Viện KSND tối cao, trong thời gian từ năm 2016 đến cuối năm 2018, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội làm chủ đầu tư thực hiện 2 gói thầu “Số hóa hồ sơ đăng ký kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội” năm 2016, 2017, tương ứng với 2 hợp đồng kinh tế được ký kết với Liên danh Nhật Cường - Đông Kinh.

Trong quá trình tổ chức, thực hiện hai gói thầu số hóa trên, Nguyễn Văn Tứ, Nguyễn Tiến Học, Phạm Thị Kim Tuyến và Phạm Thị Thu Hường đã thực hiện hành vi can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu.

Các bị cáo đã thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Hà Nội dừng thầu gói thầu số hóa năm 2016 trái quy định Luật đấu thầu; đưa thêm yêu cầu cập nhật công nghệ số hóa đã được thực hiện trong quá trình thí điểm (mặc dù kết quả thí điểm không đạt yêu cầu), đồng thời đưa thêm yêu cầu phải cập nhật hệ thống dữ liệu dùng chung thành phố trong khi thành phố chưa có hệ thống dùng chung để sửa đổi hồ sơ mời thầu; lập hồ sơ mời thầu không đúng quy định nhằm tạo lợi thế cho Liên danh Nhật Cường - Đông Kinh tham gia, trúng thầu gói thầu số hóa năm 2016; sử dụng hồ sơ mời thầu gói thầu năm 2016 mà Liên danh Nhật Cường - Đông Kinh đã trúng thầu và đang thực hiện hợp đồng để tiếp tục tổ chức đấu thầu, tạo lợi thế cho Liên danh Nhật Cường - Đông Kinh tiếp tục trúng thầu gói thầu số hóa năm 2017; bỏ hạng mục công việc hiệu đính theo dự toán đơn giá đã được phê duyệt vào hồ sơ mời thầu và hợp đồng kinh tế nhưng khi thanh lý, quyết toán hợp đồng vẫn áp theo đơn giá đã được phê duyệt…

Hành vi của các bị cáo Nguyễn Văn Tứ, Nguyễn Tiến Học, Phạm Thị Kim Tuyến, Phạm Thị Thu Hường đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động đấu thầu. Hành vi của Võ Việt Hùng, Lê Duy Tuấn là gian lận, thông thầu và chuyển nhượng thầu trái phép. Hành vi vi phạm quy định về đấu thầu của các bị cáo đã làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, dẫn đến hiệu quả, mục đích, yêu cầu gói thầu không đạt được, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 26 tỷ đồng.

Cáo trạng xác định, mặc dù gói thầu số hóa năm 2016 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội làm chủ đầu tư và người có thẩm quyền đối với gói thầu là Giám đốc Sở, nhưng ông Nguyễn Đức Chung thời điểm đó với vai trò là Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo đình chỉ, dừng thực hiện gói thầu số hóa năm 2016 trái quy định của pháp luật.

Sau khi dừng thầu, ông Nguyễn Đức Chung Chung đã yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội lựa chọn công nghệ số hóa cơ sở dữ liệu doanh nghiệp đảm bảo tích hợp với hệ thống dùng chung của thành phố trong khi tới thời điểm hiện nay thành phố chưa hình thành cơ sở hệ thống dữ liệu dùng chung và cho Công ty Nhật Cường thí điểm số hóa để tham gia đấu thầu và trúng thầu.

Hành vi của ông Nguyễn Đức Chung xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước, làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của cơ quan công quyền thuộc UBND TP Hà Nội.

Dự kiến, phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án này diễn ra trong 5 ngày.

Trước khi "nhúng chàm" trong vụ án này, ông Nguyễn Đức Chung đã bị TAND TP Hà Nội tuyên phạt hai bản án với hình phạt chung là 13 năm tù về hai tội "Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước" và tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Ngoài hình phạt tù, ông Nguyễn Đức Chung còn bị tuyên bồi thường dân sự số tiền 25 tỷ đồng trong vụ án "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".  

Nguyễn Hưng

Thực hiện Chương trình Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 80, chiều 26/12, Bộ Công an tổ chức 6 Tổ thảo luận nhằm đánh giá tình hình, kết quả các mặt công tác Công an năm 2024. Với phương châm "đề cao tinh thần trách nhiệm, tập trung trí tuệ, với tinh thần nêu gương, nhìn thẳng vào sự thật, nói thẳng, nói thật, nói hết" mà Đại tướng Lương Tam Quang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng uỷ Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an đã chỉ đạo tại phiên khai mạc hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, chỉ rõ những tồn tại, hạn chế, bàn giải pháp khắc phục, phát huy thời gian tới.

Với vai trò là đại biểu Quốc hội (ĐBQH), Phó Trưởng ban Dân nguyện, tuy nhiên thay vì “công, chính, liêm, minh” nói lên tiếng nói của các cử tri, ông Lưu Bình Nhưỡng đã lợi dụng vị trí, quyền hạn của mình để “bảo kê” cho một số đối tượng kiểu “xã hội đen” cưỡng đoạt tài sản của doanh nghiệp. Sự đan chéo lợi ích nhuốm mùi tiền giữa các đối tượng đã khiến cựu ĐBQH trên bất chấp quy định, bẻ cong luật pháp để trục lợi cá nhân.

Chiều 26/12/2024, tại Họp báo thông báo tình hình kết quả công tác Công an năm 2024 do Bộ Công an tổ chức, Thượng tá Vũ Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu thông tin về xử lý vụ việc liên quan quản lý, sử dụng vốn và tài sản Nhà nước tại Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba).

Nga sẵn sàng hợp tác với chính quyền sắp tới của Tổng thống Mỹ Donald Trump để cải thiện quan hệ nếu Washington có ý định nghiêm túc thực hiện điều đó và Mỹ phải là người hành động trước, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 26/12 nhấn mạnh.

Chiều 26/12, thông tin tại buổi họp báo do Bộ Công an tổ chức, Đại tá Trần Xuân Ánh, Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình, cho biết: Liên quan đến vụ án tại Tạp chí Môi trường và Đô thị, ngày 25/12, đơn vị đã khởi tố thêm 9 bị can, đồng thời triệu tập 20 đối tượng để mở rộng điều tra.

Chiều 26/12, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết, đã phối hợp với Công an huyện Đức Trọng bắt giữ B.V.L (SN 1994), để điều tra, làm rõ các loại hóa chất dùng để chế tạo pháo nổ trái pháp luật.

Chiều 26/12, thông tin tại buổi họp báo do Bộ Công an tổ chức, Thiếu tướng Phan Mạnh Trường, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Hình sự, Bộ Công an cho biết: Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố 16 đối tượng, trong đó có 12 đối tượng là nhân viên, lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa, Đồng Nai về hành vi môi giới, đưa và nhận hối lộ.

Chiều 26/12, tại họp báo thông báo tình hình, kết quả công tác Công an năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ công tác Công an năm 2025 của Bộ Công an, Thượng tá Vũ Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Bộ Công an cho biết, Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa khởi tố thêm 5 bị can nguyên là lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ liên quan vụ án Phúc Sơn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文