Tăng cường đấu tranh với tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản

07:00 15/11/2021

Theo báo cáo của Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an, từ ngày 25/5/2020 đến nay, toàn quốc đã phát hiện xảy ra 5.408 vụ "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" với tài sản bị chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng. Đáng chú ý, lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng ngày càng phổ biến, cần kịp thời ngăn chặn.

Xuất hiện thủ đoạn mới

Sau 1 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 21/CT-TTg (ngày 25/5/2021) của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, theo Cục Cảnh sát hình sự, công tác phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và sự ủng hộ của nhân dân.

Cơ quan Công an khám xét nhà của Trần Văn Lâm.

Cơ quan Công an đã điều tra, khám phá nhiều chuyên án, vụ án lớn về lừa đảo chiếm đoạt tài sản (cao hơn so với cùng kỳ năm trước). Cục Cảnh sát hình sự cho biết, thời gian gần đây, do tác động của việc giãn cách xã hội để phòng, chống dịch COVID-19, hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo phương thức truyền thống giảm, song tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản lợi dụng không gian mạng để hoạt động có diễn biến phức tạp, thủ đoạn tinh vi xảy ra tại nhiều địa phương.

Nổi lên là: Lừa đảo thông qua giao dịch, chuyển nhượng sinh vật cảnh (chim cảnh, cây cảnh, lan đột biến… với giao dịch lên đến hàng trăm tỉ đồng), kim khí, đá quý, xương động vật quý. Đặc biệt, tạo lập các website, các sàn thương mại điện tử, sàn giao dịch tài chính, chứng khoán quốc tế (như Bigbuy24h, Binomo, coolcat, forex, bitcoin…) ứng dụng kiếm tiền, sử dụng "mồi nhử" là các khoản lợi nhuận cao để kêu gọi, lôi kéo đầu tư, kinh doanh tiền ảo, ngoại hối (Forex), sàn giao dịch quyền chọn nhị phân (Binary Option)… theo mô hình đa cấp, sau đó can thiệp vào hệ thống kỹ thuật làm cho nhà đầu tư thua lỗ hoặc đánh sập để chiếm đoạt tài sản.

Điển hình, ngày 25/11/2020, Công an tỉnh Thanh Hóa đã đấu tranh, triệt phá chuyên án bắt 3 đối tượng Vũ Đức Đạt (SN 1985), trú tại quận Đống Đa, Hà Nội; Trần Văn Thành (SN 1989), trú tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội; Nguyễn Vĩnh Khiêm (SN 1985), trú tại tỉnh Đồng Nai.

Nhóm đối tượng này đã thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn lập ra sàn giao dịch tiền ảo Tradenew.io huy động hàng nghìn bị hại tham gia tại nhiều địa phương trong cả nước, với 3.626 tài khoản, tổng số lượng tiền ảo USDT đã giao dịch luân chuyển trên sàn Tradenew.io là 46.381.747 tương đương 1.089 tỷ đồng.

Đối tượng Lâm.

Các đối tượng thuê máy chủ dữ liệu tại Mỹ để hợp lý hóa nguồn gốc từ sàn nước ngoài và che giấu cơ quan chức năng. Quá trình hoạt động, các đối tượng lập trình chức năng can thiệp vào kết quả giao dịch trên sàn để hưởng lợi theo tỉ lệ các đối tượng mong muốn. Đến cuối tháng 12 năm 2020, đã xác định trên 50 bị hại với số tiền chiếm đoạt trên 5 tỷ đồng.

Hay như thủ đoạn đăng thông tin giả mạo lên mạng Internet về các hoàn cảnh khó khăn để vận động quyên góp từ thiện và chiếm đoạt số tiền của các nhà hảo tâm. Đơn cử, ngày 18/4/2021, Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng Công an nghệ cao (Bộ Công an) và Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hà Nam đã triệt phá chuyên án, bắt đối tượng Trần Văn Lâm (SN 1998, trú tại huyện Kim Bảng, Hà Nam); thu giữ 11 điện thoại, 2 bộ máy tính, 3 thẻ ngân hàng, 9 sim điện thoại.

Cơ quan Công an làm rõ, đối tượng Lâm lên mạng Internet tìm kiếm và sao chép các bài viết liên quan đến các trường hợp trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, thương tâm rồi chỉnh sửa mục thông tin tài khoản người nhận thành tài khoản ngân hàng của đối tượng.

Sau đó, Lâm sử dụng các tài khoản mạng xã hội Facebook khác nhau chia sẻ nội dung bài viết để kêu gọi ủng hộ, giúp đỡ và chiếm đoạt số tiền do các nhà hảo tâm chuyển đến. Như vậy, từ đầu năm 2019 đến tháng 4/2021, đối tượng đã chiếm đoạt của hơn 1.000 bị hại số tiền 6 tỷ đồng.

Ngoài ra, các đối tượng còn lợi dụng việc mua bán hàng hóa trên các website bán hàng trực tuyến, trên mạng xã hội, nhất là mua bán các mặt hàng như khẩu trang, thiết bị y tế trong thời điểm dịch COVID-19 đang diễn ra… để lừa đảo chiếm đoạt tiền của đối tác mua, bán hàng hoặc giả danh nhân viên y tế mời gọi người dân mua thuốc phòng dịch hoặc cung cấp dịch vụ xét nghiệm, tiêm vaccine, cung ứng vật tư phòng, chống dịch bệnh COVID-19 yêu cầu người dân đóng tiền rồi chiếm đoạt.

Lừa đảo giả danh vẫn tiếp diễn

Cũng theo Cục Cảnh sát hình sự, thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tiền như: giả danh Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát đe dọa, yêu cầu nạn nhân chuyển tiền, sau đó chiếm đoạt tài sản; giả danh cán bộ cơ quan Nhà nước, người nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước xin việc làm… vẫn tiếp diễn nhưng không nhiều như trước. Mặc dù cơ quan Công an đã cảnh báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuy nhiên, các bị hại vẫn bị đối tượng lừa đảo.

Điển hình, tháng 12/2020, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hải Dương đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam Lê Văn Trình (SN 1975), Nguyễn Đình Quang (SN 1994), cùng trú tại tỉnh Thái Bình về hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Quá trình điều tra, cơ quan Công an xác định, 2 đối tượng này là mắt xích trong đường dây lừa đảo chiếm đoạt trên không gian mạng xuyên quốc gia với thủ đoạn giả danh Công an, Viện kiểm sát gọi điện cho bị hại đe dọa có liên quan đến vụ án ma túy đang bị điều tra, yêu cầu bị hại chuyển tiền vào tài khoản do chúng chỉ định và sau đó chiếm đoạt số tiền của các bị hại chuyển đến.

Hoạt động của các đối tượng có sự phân công vai trò của từng đối tượng trong việc gọi điện đe dọa bị hại, yêu cầu bị hại chuyển tiền, đến vai trò thông báo cho các đồng phạm rút tiền và đi nhận tiền chia nhau, có cả đối tượng trong nước và đối tượng ở nước ngoài (Đài Loan).

Trong đó, vai trò của Trình và Quang là mua chứng minh nhân dân, mở tài khoản ngân hàng, đến cây ATM để rút tiền do lừa đảo chiếm đoạt được. Cơ quan Công an đã làm rõ, với thủ đoạn trên, các đối tượng đã chiếm đoạt của bị hại P.T.H (SN 1945), trú tại tỉnh Hải Dương gần 600 triệu đồng.

Bên cạnh đó, Công an các địa phương cũng đã triệt phá nhiều vụ án đối tượng sử dụng thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản như: Lập dự án "ma"; làm giả giấy tờ tài liệu cơ quan tổ chức, lập chứng từ giả ký kết hợp đồng chuyển nhượng đất đai để chiếm đoạt tài sản; trong môi giới xin việc làm; làm quen qua mạng xã hội rồi giả vờ tán tỉnh yêu đương, tặng quà, sau đó lừa đảo yêu cầu đóng tiền phí dịch vụ hải quan, thuế…

Người dân cần làm gì để tránh trở thành nạn nhân

Thượng tá Lê Văn Dĩnh, Phó trưởng Phòng 8, Cục Cảnh sát hình sự cho biết, đối với các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng, nhất là loại chuyển tiền qua Internet banking, Mobile banking, tùy theo từng vụ án cụ thể, nếu đối tượng đã rút, chuyển tiền đến nước ngoài sẽ rất khó khăn cho việc thu hồi tài sản bị chiếm đoạt; nếu người dân, bị hại kịp thời trình báo, tố cáo đến cơ quan Công an, các đối tượng chưa kịp chuyển tiền thì có thể phong tỏa kịp thời, xem xét trả lại cho bị hại theo quy định của pháp luật.

Theo Thượng tá Lê Văn Dĩnh, để phòng tránh tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tàn sản nói chung, người dân cần tăng cường trau dồi kiến thức về pháp luật, chính sách, thường xuyên theo dõi các thông báo phương thức, thủ đoạn phạm tội của cơ quan chức năng trên các phương tiện, thông tin đại chúng; cần nghiên cứu, kiểm tra kỹ trước khi thực hiện các giao dịch về tài chính, đề phòng trước những khoản đầu tư mang lại "lợi nhuận cao".

Đề nghị người dân để cao cảnh giác khi nhận các cuộc gọi đến bằng số điện thoại cố định, người gọi tự xưng là cán bộ các cơ quan Nhà nước, đặc biệt là lực lượng Công an để thông báo, yêu cầu điều tra vụ án qua điện thoại, không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, địa chỉ nhà ở… cho bất kỳ đối tượng nào khi chưa rõ nhân thân và lai lịch của người đó, đặc biệt không nghe lời của các đối tượng chuyển tiền vào các tài khoản do các đối tượng chỉ định.

Người dân khi mua hàng qua mạng cần sàng lọc, kiểm tra kỹ thông tin quảng cáo, rao bán về hàng hóa, danh tính người bán hàng, lựa chọn địa chỉ uy tín, hình thức thanh toán minh bạch; thường xuyên kiểm tra và cập nhật các tính năng bảo mật, quyền riêng tư trên các tài khoản mạng xã hội; không cho mượn, thuê các giấy tờ cá nhân liên quan, không nhận chuyển khoản ngân hàng hoặc nhận tiền chuyển khoản của các ngân hàng cho người không quen biết…

Trường hợp nghi ngờ về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tàn sản thì kịp thời thông báo cơ quan Công an nơi gần nhất để tiếp nhận và hướng dẫn giải quyết.

Minh Hiền

Khi biết Trung tâm Công nghệ sinh học TP Hồ Chí Minh (Trung tâm CNSH) triển khai dự án trên 425 tỉ đồng, Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã làm quen, mua chuộc những lãnh đạo chủ chốt, bằng cách thường xuyên thăm hỏi, biếu quà. Khi đã thân thiết, Nhàn nhờ các lãnh đạo nâng giá thiết bị, nâng dự toán theo ý Nhàn. Sau đó, Nhàn lập liên danh dự thầu, bày "quân xanh" , thâu tóm các gói thầu, để AIC ngồi không hưởng lợi hàng trăm tỉ đồng.

Chính trị nội bộ của đảng Cộng hòa Mỹ lại trở nên bất ổn do nghị sĩ Marjorie Taylor Greene quyết tâm phế truất Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson sau khi ông này thuyết phục Hạ viện thông qua gói viện trợ quân sự cho nước ngoài, trong đó có Ukraine.

Ngày 4/5, Công an TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, đơn vị đã ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Đức Bình, SN 1994, trú tại xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương, để điều tra về hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ khiến 1 người tử vong.

Thiếu tướng Mai Hoàng, Phó Giám đốc Công an TP Hồ Chí Minh đánh giá vụ án cướp tài sản táo tợn xảy ra trên địa bàn quận 12 do Phòng Cảnh sát hình sự và Công an quận 12 phối hợp với Công an tỉnh Đồng Nai và Công an tỉnh Bình Dương khám phá mới đây là rất kịp thời, thể hiện sự chính quy, tinh nhuệ của các lực lượng tham gia phá án.

Lê Phương Nam đã lừa của các bị hại xin vào làm việc tại các Chi cục Kiểm ngư với giá 200-250 triệu đồng/suất; xin chuyển công tác trong lực lượng Công an có giá từ 200 - 450 triệu đồng/suất; xin vào học tại Trường Trung cấp Cảnh sát có giá từ 450-700 triệu đồng/suất…

Sự phát triển nhanh chóng của Internet, đặc biệt là các nền tảng mạng xã hội kéo theo việc người sử dụng tăng nguy cơ phải tiếp xúc với tin giả. Việc người dùng mạng xã hội thường xuyên phải tiếp cận với tin giả có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Thế nên việc nhận diện và xử lý tin giả là rất quan trọng, góp phần giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm 3/5 cho biết, một lần nữa cầu Crimea lại nằm trong tầm ngắm của Kiev với sự hỗ trợ từ phương Tây. Bà Zakharova cảnh báo, bất kỳ hành động gây hấn nào nhằm vào Crimea đều sẽ bị đáp trả nặng nề.

Cơ quan phòng vệ dân sự bang Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil, ngày 3/5 (giờ địa phương) cho biết trận lũ lụt kỷ lục ở bang đã khiến 39 người thiệt mạng và 68 người khác vẫn mất tích, buộc hàng nghìn người phải rời bỏ nhà cửa.

Dự án Trường THPT Trần Đại Nghĩa (huyện Quế Sơn, Quảng Nam) đang được triển khai xây dựng theo kiểu “rùa bò”, chậm tiến độ do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc giải tỏa đền bù gặp khó khăn. Trong khi trường mới chưa được xây xong, thầy cô giáo cùng 562 học sinh nhà trường phải dạy và học trong ngôi trường cũ xập xệ, mất an toàn.

Một quan chức Liên hợp quốc (LHQ) cho hay, bất kỳ một cuộc tấn công bộ binh nào nhằm vào thành phố Rafah đều sẽ gây ra đau khổ, tổn thất lớn đối với cả triệu người Palestine tị nạn tại đây.

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản không chỉ các cá nhân riêng lẻ thực hiện, mà nay hoạt động này còn được “nâng cấp” bởi những ổ nhóm tội phạm có tổ chức dưới mác công ty, tập đoàn. Thay vì thành lập công ty, tập đoàn để hoạt động kinh doanh, sản xuất, mang lại giá trị tinh thần, vất chất cho xã hội, không ít đối tượng đã lấy đó làm bình phong để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文