Truy tố cựu Tổng Giám đốc DAB Trần Phương Bình trong vụ án thứ 3

18:59 24/08/2021

Viện KSND TP Hà Nội vừa ra cáo trạng truy tố bị can Trần Phương Bình (SN 1959, cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Đông Á-DAB) cùng  đồng phạm trong vụ án gây thiệt hại ở DAB Chi nhánh Hà Nội số tiền gần 185 tỷ đồng.

 

Đây là vụ án thứ ba cựu Tổng Giám đốc DAB Trần Phương Bình bị truy cứu trách nhiệm hình sự về những sai phạm làm thất thoát tiền của DAB.

Trước đó, năm 2019 và năm 2020, Trần Phương Bình đã hai lần bị kết án tù chung thân do cùng đồng phạm liên quan đến hai vụ án gây thiệt hại cho DAB số tiền hơn 3.600 tỷ đồng và hơn 8.800 tỷ đồng.

 Bị can Trần Phương Bình.

Trong vụ án này, bị can Trần Phương Bình cùng các bị can: Lương Ngọc Quý (SN 1974, cựu Tổng Giám đốc DAB), Nguyễn Thị Kim Xuyến (SN 1958, cựu Phó Tổng Giám đốc DAB), Trần Đạo Vũ (SN 1970, cựu Phó Tổng Giám đốc DAB kiêm Giám đốc DAB Chi nhánh Hà Nội), Nguyễn Thị Kim Đường (SN 1971, cựu Phó Giám đốc DAB Chi nhánh Hà Nội), Nguyễn Thị Ngọc Anh (SN 1974, nhân viên DAB Chi nhánh Hà Nội), Võ Thị Bạch Hương (SN 1973, nhân viên DAB Chi nhánh Hà Nội), Nguyễn Minh Hoàng (SN 1982, nhân viên DAB Chi nhánh Hà Nội), Nguyễn Thị Phương (SN 1984, nhân viên DAB Chi nhánh Hà Nội), Phan Thúy Mai (SN 1961, Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và du lịch An Phát) bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” theo quy định tại Điều 206 BLHS năm 2015.

Theo cáo trạng, trong thời gian từ năm 2007 đến năm 2014, một số cán bộ, lãnh đạo DAB gồm: Trần Phương Bình, Nguyễn Thị Kim Xuyến, Trần Đạo Vũ, Nguyễn Thị Kim Đường, Lương Ngọc Quý, Nguyễn Thị Ngọc Anh, Võ Thị Bạch Hương, Nguyễn Minh Hoàng, Nguyễn Thị Phương đã có hành vi vi phạm quy định trong việc xét duyệt hồ sơ tín dụng cho Công ty cổ phần Đầu tư và du lịch An Phát (viết tắt là Công ty An Phát), Công ty TNHH Star Hair, Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và thương mại Tràng An vay tiền với số tiền đặc biệt lớn, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho Ngân hàng DAB.

Liên quan đến vụ án này, bị can Phan Thúy Mai (Giám đốc Công ty An Phát) đã lợi dụng mối quan hệ thân thiết với Tổng Giám đốc DAB Trần Phương Bình và Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Kim Xuyến (sở hữu 5% cổ phần tại Công ty An Phát), Mai đã vận động để Bình, Xuyến chỉ đạo Chi nhánh DAB giải ngân nhanh, làm hồ sơ nhanh chóng, bỏ qua các quy trình thẩm định, không thực hiện đúng các thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo để Công ty An Phát được giải ngân các khoản tín dụng rất lớn.

Bản thân Mai sử dụng các tài sản chưa đủ tính pháp lý để thế chấp, đảm bảo cho các khoản vay; sử dụng biên bản họp Hội đồng quản trị giả (có nội dung đồng ý thế chấp quyền sử dụng đất của công ty và cử Mai làm đại diện công ty) để giao dịch vay vốn ngân hàng. Hành vi phạm tội của các bị can đã gây thiệt hại cho Ngân hàng DAB số tiền gần 185 tỷ đồng.

Cáo trạng xác định, hành vi của các bị can trong vụ án có đủ yếu tố cấu thành tội “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”.

Trong đó, Nguyễn Thị Kim Xuyến, Trần Đạo Vũ, Nguyễn Thị Ngọc Anh, Nguyễn Minh Hoàng chịu trách nhiệm về hành vi sai phạm gây ra thiệt hại trong việc thực hiện hồ sơ cấp tín dụng H0257/1NT (H0257/1.2), hậu quả thiệt hại gây ra là toàn bộ dư nợ còn lại của Hợp đồng H0257 và phần dư nợ được thanh toán bằng chính các khoản vay của Công ty An Phát tại Ngân hàng Đông Á của hai hợp đồng trên với tổng số tiền 53 tỷ đồng. Nguyễn Thị Kim Xuyến, Trần Đạo Vũ, Võ Thị Bạch Hương, Nguyễn Minh Hoàng chịu trách nhiệm về hành vi sai phạm gây ra thiệt hại trong việc thực hiện hồ sơ cấp tín dụng H0258/1.2, với tổng số tiền 15 tỷ đồng.

Nguyễn Thị Ngọc Anh, Trần Đạo Vũ chịu trách nhiệm về việc hành vi sai phạm trong việc thực hiện hợp đồng tín dụng H0079/1LC về việc cấp tín dụng 5 tỷ đồng cho Công ty Star Hair.

Viện KSND TP Hà Nội nhận định, các bị can: Trần Phương Bình, Nguyễn Thị Kim Xuyến, Nguyễn Thị Kim Đường, Nguyễn Thị Phương, Võ Thị Bạch Hương phải chịu trách nhiệm về hành vi sai phạm gây ra thiệt hại trong việc thực hiện các Hợp đồng H1544, H0010 (các hồ sơ tín dụng được giải ngân theo Hợp đồng H0010 trong năm 2009 và đầu năm 2010) với tổng số tiền giải ngân gần 125 tỷ đồng.

Ngoài ra, Trần Phương Bình, Lương Ngọc Quý còn phải chịu trách nhiệm về hành vi sai phạm gây ra thiệt hại trong việc thực hiện Hợp đồng H3017/1, với tổng số tiền giải ngân 18 tỷ đồng. Trần Phương Bình, Lương Ngọc Quý, Trần Đạo Vũ chịu trách nhiệm về hành vi sai phạm gây ra thiệt hại trong việc thực hiện Hợp đồng vay vốn số H4422/1 cho Công ty An Phát vay 35,5 tỷ đồng…

Đối với bị can Phan Thúy Mai, Viện kiểm sát xác định, Mai đã sử dụng các tài liệu giả chữ ký của các cổ đông để thực hiện việc thế chấp tài sản, dùng tài sản đang tranh chấp để thế chấp, thực hiện việc thế chấp tài sản không có sự đồng ý của các cổ đông với mục đích để được giải ngân.

Trong vụ án này, Mai đã lợi dụng mối quan hệ thân thiết với Trần Phương Bình và Nguyễn Thị Kim Xuyến để Bình, Xuyến chỉ đạo chi nhánh DAB giải ngân nhanh, bỏ qua các quy trình thẩm định, không thực hiện đúng các thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo, để Công ty An Phát được giải ngân các khoản tín dụng rất lớn trong tổng gói tín dụng 500 tỷ đồng đã được Trần Phương Bình phê duyệt.

Hành vi của Phan Thúy Mai là đồng phạm với Trần Phương Bình, Nguyễn Thị Kim Xuyến và Lương Ngọc Quý về tội “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”.

Nguyễn Hưng

Căn cứ hợp đồng của dự án đã ký giữa UBND thành phố và doanh nghiệp dự án là Công ty Trung Nam, thì lịch thu hồi nợ vay của BIDV với Công ty Trung Nam và lịch thu hồi nợ tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đối với BIDV được xác định tương ứng theo lịch thanh toán của UBND thành phố theo quy định tại hợp đồng BT của dự án. Thực chất đây là khoản cho vay ứng trước cho nhà đầu tư khi ngân sách thành phố chưa bố trí được nguồn vốn thanh toán cho nhà đầu tư.

Những năm trở lại đây, song song với sự phát triển, thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam cũng trở thành mảnh đất “màu mỡ” để các đối tượng sử dụng công nghệ cao lợi dụng, trục lợi từ các hành vi buôn lậu, trốn thuế, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, lừa đảo, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp về thương mại điện tử… với phương thức, thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi. Từ thực tiễn tình hình cho thấy, ngoài việc tạo môi trường thuận lợi để thương mại điện tử phát triển cũng cần tăng cường công tác quản lý Nhà nước, nhằm tạo môi trường kinh doanh lành mạnh trên không gian mạng.

Văn phòng Đăng ký liên bang Mỹ ngày 9/5 (giờ địa phương) cho biết chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã bổ sung 37 thực thể Trung Quốc vào danh sách hạn chế thương mại do có những hành động được cho là “gây phương hại an ninh quốc gia hoặc lợi ích chính sách đối ngoại của Mỹ”.

Thông qua việc thường xuyên đi lễ chùa, Bùi Thị Ninh đã tạo mối quan hệ thân thiết với nhiều người ở trong và ngoài tỉnh rồi kêu gọi họ góp vốn để đầu tư kinh doanh. Sau khi nhận tiền, Ninh không sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận mà dùng cho mục đích cá nhân, chiếm đoạt gần 300 tỉ đồng rồi bỏ trốn khỏi địa phương.

Tỉnh Thừa Thiên Huế có đầm phá nước lợ Tam Giang - Cầu Hai lớn nhất Đông Nam Á với chiều dài hơn 70km, rộng trên 22.000ha. Nhiều năm qua, người dân tỉnh Thừa Thiên Huế sống ven vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai đã tận dụng diện tích mặt nước rộng lớn này để nuôi trồng thủy sản, phát triển kinh tế. Để đảm bảo ANTT vùng đầm phá, Công an các xã ven đầm phá đã tăng cường tuần tra, thực hiện nhiều biện pháp giúp ngư dân chống nạn khai thác, đánh bắt tận diệt và trộm cắp thủy sản.

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT công lập không chuyên năm học 2023- 2024. Năm nay, Trường THPT Yên Hòa có tỷ lệ "chọi" cao nhất với 1/3,11, tức trung bình trên 3 thí sinh dự thi mới có 1 em đỗ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文