2019 Kinh tế thế giới sẽ dịch chuyển theo hướng nào?

22:06 05/02/2019
Nền kinh tế toàn cầu khởi đầu năm 2018 với sự tăng trưởng mạnh mẽ, đồng bộ. Nhưng thời gian trôi qua, đà tăng trưởng đã giảm dần và chuyển hướng. Nền kinh tế Mỹ tăng tốc nhờ kích thích tài khóa được ban hành vào đầu năm, trong khi các nền kinh tế Eurozone, Anh, Nhật Bản và Trung Quốc bắt đầu suy yếu.


Những xu hướng khác biệt này sẽ tồn tại trong năm 2019. IHS Markit dự đoán tăng trưởng toàn cầu sẽ giảm từ 3,2% năm 2018 xuống còn 3,1% vào năm 2019, và tiếp tục giảm tốc trong vài năm tới.

Một rủi ro lớn trong năm này là sự sụt giảm mạnh trong tăng trưởng thương mại thế giới, đã giảm từ hơn 5% vào đầu năm 2018 xuống gần như bằng không vào cuối năm. Với sự leo thang dự đoán trong xung đột thương mại, một sự co lại trong thương mại thế giới có thể kéo nền kinh tế toàn cầu xuống nhiều hơn nữa. 

Đồng thời, tác động kết hợp của lãi suất tăng và tăng vốn chủ sở hữu cùng biến động thị trường hàng hóa có nghĩa điều kiện tài chính trên toàn thế giới ngày một thắt chặt. Những rủi ro này chỉ ra sự tổn thương ngày càng tăng của nền kinh tế toàn cầu trước những cú sốc tiếp theo và khả năng suy thoái kinh tế gia tăng trong vài năm tới.

Sau đây là 10 dự báo kinh tế hàng đầu cho năm 2019:

1. Nền kinh tế Mỹ sẽ duy trì xu hướng tích cực

Dựa trên các ước tính về tăng trưởng bền vững trong lực lượng lao động và năng suất, tiềm năng tăng trưởng trong nền kinh tế Mỹ là khoảng 2%. Năm 2018, tăng trưởng của Mỹ đã vượt trên xu hướng ở mức 2,9%, mặc dù việc tăng tốc gần như hoàn toàn do một liều lớn kích thích tài khóa dưới hình thức cắt giảm thuế và tăng chi tiêu. 

Tác động của kích thích này vẫn sẽ được cảm nhận vào năm 2019, nhưng sẽ giảm dần khi năm tiến triển. Do đó, chúng tôi dự kiến tăng trưởng 2,6% trong năm 2019 - ít hơn so với năm 2018, nhưng vẫn nằm trên xu hướng.

2. Châu Âu sẽ tăng trưởng chậm hơn

Tăng trưởng Eurozone đạt đỉnh vào nửa cuối năm 2017, và đã giảm dần kể từ đó. IHS Markit dự đoán sẽ giảm thêm 1,5% vào năm 2019. Sự không chắc chắn về chính trị, bao gồm Brexit, những thách thức đối với chính phủ của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, và sự suy giảm uy tín của Thủ tướng Đức Angela Merkel, đang góp phần làm suy giảm niềm tin kinh doanh. Các yếu tố kinh tế như thắt chặt các điều kiện tín dụng và căng thẳng thương mại tăng cao cũng đang thúc đẩy sự giảm tốc tăng trưởng.

3. Nhật Bản vẫn phục hồi yếu ớt

Nền kinh tế Nhật Bản dự kiến sẽ mở rộng 0,8% trong năm 2018, và chỉ tăng nhẹ lên 0,9% trong năm 2019. Sự suy giảm của kinh tế Trung Quốc và căng thẳng thương mại Mỹ-Trung đang kéo giảm tăng trưởng. 

Chính sách tiền tệ sẽ phải cực kỳ linh hoạt trong năm tới. Sự suy giảm theo chu kỳ trong tăng trưởng của Nhật Bản đang diễn ra trong một môi trường tăng trưởng dài hạn rất yếu. 

Nhân khẩu học bất lợi - cụ thể là lực lượng lao động giảm - không được bù đắp bằng tăng trưởng năng suất đủ mạnh. Mũi tên thứ ba của Abenomics, được cho là thực hiện cải cách cơ cấu quan trọng và tăng năng suất, đã chậm thành hiện thực.

4. Nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục giảm tốc

Tốc độ tăng trưởng hàng quý của. Trung Quốc đã liên tục giảm xuống kể từ đầu năm 2017, chạm mức thấp nhất trong 10 năm vào quý III-2018. Trên cơ sở hàng năm, tốc độ mở rộng đã chậm lại từ 6,9% trong năm 2017 xuống còn 6,6% vào năm 2018, và sẽ giảm xuống còn 6,3% vào năm 2019. 

Để đối phó với những cú sốc kinh tế gần đây - bao gồm cả tác động của thuế quan Mỹ - các nhà hoạch định chính sách đã đưa ra một loạt biện pháp tài chính và tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng và ổn định thị trường tài chính. Tuy nhiên, những biện pháp này có khả năng vẫn còn khiêm tốn. 

Tăng trưởng tín dụng sẽ tiếp tục bị kìm hãm bởi khoản nợ quá lớn và cam kết của chính phủ đối với việc loại bỏ đòn bẩy, ít nhất là trong trung và dài hạn. Mặt khác, các nỗ lực kích thích của chính phủ cũng có thể trở nên tích cực hơn nếu căng thẳng thương mại với Mỹ (tái) leo thang và tăng trưởng bị tổn hại nghiêm trọng.

5. Thị trường mới nổi sẽ giảm tốc xuống 4,6%

Một số nền kinh tế, bao gồm Brazil, Ấn Độ và Nga, đã trải qua một sự tăng trưởng nhẹ trong năm 2018, trong khi các nền kinh tế khác như Argentina, Nam Phi và Thổ Nhĩ Kỳ chịu áp lực tài chính mạnh mẽ hoặc suy thoái. 

Trong tương lai, các thị trường mới nổi phải đối mặt với một số cơn gió ngược, bao gồm tăng trưởng chậm lại ở các nền kinh tế phát triển và trong tốc độ thương mại thế giới; đồng đô la Mỹ mạnh; thắt chặt điều kiện tài chính; và sự bất ổn chính trị gia tăng ở các quốc gia như Brazil và Mexico. 

Một vài quốc gia sẽ có thể tạo ra những xu hướng này, đặc biệt là các nền kinh tế năng động với mức nợ thấp, đặc biệt là ở châu Á.

6. Thị trường hàng hóa biến động mạnh

Tăng trưởng nhu cầu trong năm tới vẫn có vẻ đủ mạnh để hỗ trợ thị trường hàng hóa, khiến sụp đổ giá cả như trong năm 2015 là không thể. Tuy nhiên, sự biến động trong thị trường hàng hóa sẽ tiếp tục trong năm 2019, đặc biệt ở các thị trường dầu mỏ. Dự đoán giá dầu sẽ tăng một chút trong thời gian tới và trung bình khoảng 70 USD/thùng, so với mức trung bình 71 USD/thùng năm 2018.

7. Lạm phát toàn cầu vẫn ở mức gần 3%

Hầu hết sự gia tăng lạm phát giá tiêu dùng trong giai đoạn 2015-2018 - từ 2% lên 3% - là do sự chuyển đổi trong thế giới phát triển từ giảm phát, hoặc gần giảm phát, sang tỷ lệ lạm phát gần với mục tiêu của các ngân hàng trung ương là 2%. 

Trong thời gian tới, dự đoán lạm phát toàn cầu và lạm phát ở các nước phát triển sẽ vẫn ở mức tương ứng 3% và 2%. Mặc dù sẽ có áp lực tăng giá ở nhiều nền kinh tế khi khoảng cách đầu ra và tỷ lệ thất nghiệp giảm, lạm phát cũng có áp lực giảm. 

IHS Markit dự đoán tăng trưởng toàn cầu sẽ giảm từ 3,2% năm 2018 xuống còn 3,1% vào năm 2019, và tiếp tục giảm tốc trong vài năm tới.

Bên ngoài nước Mỹ, tăng trưởng đang suy yếu. Hơn nữa, so với năm 2018, giá hàng hóa sẽ tương đối ổn định vào năm 2019. Cuối cùng, với cuộc chiến thương mại chỉ là “đình chiến”, việc đẩy giá tăng thuế sẽ được giữ nguyên.

8. Fed và một số ngân hàng trung ương khác sẽ tăng lãi suất

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ có thể sẽ tăng lãi suất 3 lần vào năm 2019. Các ngân hàng trung ương khác, bao gồm Ngân hàng Anh (tùy thuộc vào quy trình Brexit), Ngân hàng Canada và một số ngân hàng trung ương thị trường mới nổi - chẳng hạn như ở Brazil, Ấn Độ và Nga - cũng có thể tăng lãi suất. 

Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ không tăng lãi suất cho đến đầu năm 2020. Tương tự, Ngân hàng Nhật Bản sẽ không chấm dứt chính sách lãi suất âm cho đến năm 2021. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc là một ngân hàng trung ương lớn đi theo hướng ngược lại; lo lắng về tăng trưởng, nó đang cung cấp kích thích khiêm tốn.

9. Đồng đô la Mỹ giữ ở mức cao hiện nay

Kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng theo xu hướng và FED tăng lãi suất nhiều hơn là những lý do chính cho dự đoán này. Với sự bình tĩnh tương đối gần đây trong các thị trường ngoại hối, đặc biệt liên quan đến các loại tiền tệ của thị trường mới nổi, một sự điều chỉnh lớn khác của đồng đô la Mỹ dường như là không thể. Tuy nhiên, tiềm năng biến động vẫn rất cao. 

Chính trị không chắc chắn ở châu Âu có thể rất tiêu cực đối với đồng euro và bảng Anh; dự báo tỷ giá euro/USD sẽ kết thúc năm 2019 ở mức khoảng 1,1 đô la, so với 1,14 đô la vào cuối năm 2018. Đồng thời, tỷ giá đồng Nhân dân tệ/đô la sẽ giữ khá ổn định ngay dưới mức tâm lý là 7.0.

10. Rủi ro sốc chính sách tăng nhưng không suy thoái kinh tế

Những sai lầm chính sách vẫn là mối đe dọa lớn nhất đối với tăng trưởng toàn cầu trong năm 2019 và hơn thế nữa. Xung đột thương mại sôi sục rất nguy hiểm, không phải vì chúng đã gây thiệt hại cho đến nay, mà bởi vì chúng có thể dễ dàng leo thang và vượt khỏi tầm kiểm soát. 

Ngoài ra, thâm hụt ngân sách gia tăng ở Mỹ, mức nợ cao ở Mỹ, châu Âu và Nhật Bản và những sai lầm tiềm tàng của các ngân hàng trung ương lớn đều có thể đe dọa nền kinh tế toàn cầu. 

Tin tốt là xác suất của những sai lầm chính sách như vậy năm 2019 vẫn còn tương đối thấp. Tuy nhiên, rủi ro thiệt hại từ những sai lầm chính sách sẽ tăng lên trong năm 2020 và hơn thế nữa, khi tăng trưởng chậm lại.

Vinh Trang

Xu hướng tiêu dùng thay đổi, thay vì thuê cửa hàng truyền thống với chi phí cao, nhiều doanh nghiệp, người kinh doanh thu hẹp và đóng cửa nhiều cửa hàng và chuyển dần sang bán hàng online qua các kênh, nền tảng thương mại điện tử, nhất là trong dịp Tết Ất Tỵ 2025.

Châu Âu đang đối mặt với những thách thức kinh tế và địa chính trị nghiêm trọng có thể làm xói mòn nền tảng thịnh vượng đã xây dựng suốt hàng thập niên qua. Sự trở lại của ông Donald Trump, cùng với căng thẳng thương mại gia tăng và sự suy thoái trong đổi mới, đang đẩy Liên minh châu Âu (EU) đối diện với bài toán sống còn.

Đội tuyển Việt Nam đang chuẩn bị cho trận bán kết lượt đi ASEAN Cup 2024. Lúc này cái tên Nguyễn Xuân Son được quan tâm nhiều hơn cả. Nhưng nên nhớ rằng, đội tuyển là một tập thể vẫn còn nhiều nhân tố quan trọng.

Đối tượng mạo danh là “Trưởng phòng Công an TP Đà Nẵng”, sau đó thông báo số điện thoại của nạn nhân liên quan đến việc làm ăn phi pháp; đồng thời đe dọa, yêu cầu nạn nhân cầm sổ đỏ và chuyển tiền để chứng minh mình không vi phạm. Hậu quả, nạn nhân sập bẫy Công an giả sau 2 lần chuyển tổng cộng mất hơn 2 tỷ đồng...

Tại cơ quan điều tra, Luận khai nhận, 1 quả thận được Luận mua với giá từ 380 triệu đến 450 triệu đồng, sau đó môi giới bán cho người mua có nhu cầu ghép thận với giá dao động từ 1 tỷ đến 1,45 tỷ đồng. Trong khi Luận đang tổ chức ca môi giới ghép thận vào ngày 20/12/2024 thì bị lực lượng Công an phát hiện, bắt giữ.

Liên quan vụ truy bắt đối tượng trộm cắp xe ô tô ở Ninh Thuận, chiều 24/12 Phòng CSGT Công an tỉnh Ninh Thuận cho biết, vừa nhận được thư cảm ơn của ông Võ Tấn Long (SN 1976, trú ở 126 Hải Thượng Lãn Ông, phường Tấn Tài, TP Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận).

Đây là ý kiến chỉ đạo của Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ tại Hội nghị triển khai Sổ Sức khỏe điện tử, cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; triển khai bệnh án điện tử, thúc đẩy kết nối, liên thông dữ liệu giữa Bệnh viện Bạch Mai với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh và đẩy mạnh triển khai các nội dung của Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, chiều 23/12.

Theo truyền thông địa phương, các lính cứu hỏa được cho là gặp khó khăn trong quá trình tiếp cận khu vực hỏa hoạn tại tháp Eiffel. Cơ quan dịch vụ khẩn cấp Paris đã phải sơ tán hơn 1200 khách du lịch đang thăm quan công trình kiến trúc mang tính biểu tượng của Thủ đô nước Pháp. 

Chiều 24/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam đối với Trịnh Thành Đức (SN 1996, biệt danh là Lil Ken) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Thị Lan (vợ cũ Đức, SN 1998, ngụ quận Bình Tân) cùng về hành vi trên.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文