Ám ảnh những vụ chìm ghe tại Quảng Nam

14:29 12/05/2020
Chỉ trong hơn 2 tháng, tại tỉnh Quảng Nam đã xảy ra 2 vụ chìm ghe trên 2 con sông chính của địa phương này là Vu Gia và Thu Bồn khiến 11 người tử vong. Điều này đã gióng lên hồi chuông báo động về nguy cơ mất an toàn giao thông đường thủy tại tỉnh Quảng Nam.


Tang thương Hội Sơn

Hai ngày sau vụ chìm ghe, khắp xóm nhỏ Hội Sơn, xã Duy Nghĩa, huyện Duy Xuyên, chìm trong không khí tang thương. Mặc dù làng nằm sát sông Thu Bồn, nhưng chưa bao giờ người Hội Sơn lại chứng kiến cảnh 5 người dân trong thôn cùng tử vong do lật ghe trên sông như lần này. 

Ông Lê Văn Xí, bố của Lê Văn Hòa, người điều khiển chiếc ghe định mệnh, từ khi hay tin vụ chìm ghe cứ mãi thất thần, không nói thành lời. Ông cứ đi ra bờ sông Thu Bồn đứng ngóng trông như mong có một phép màu nhiệm đến với các nạn nhân mất tích, trong đó có con trai ông. Nhưng phép mầu đã không xảy ra. Lần lượt thi thể 5 nạn nhân mất tích đã được tìm thấy.

Khoảng 15h30 ngày 8/5, 11 người dân huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam thuê ghe vỏ nhôm, dài khoảng 4m có gắn động cơ công suất nhỏ đi đến khu du lịch Thuận Tình (xã CẩmThanh, TP Hội An), trên đường về xã Duy Nghĩa, huyện Duy Xuyên thì ghe bị lật ở khu vực giữa sông Thu Bồn, 11 người bị rơi xuống dòng sông sâu.

Ông Khuất Việt Hùng thăm hỏi, động viên người thân của nạn nhân Nguyễn Ngọc Trường.

Phát hiện vụ việc, người dân gần đó đã đến cứu sống được 6 người, gồm Dương Ngọc Hà (SN 1989), Nguyễn Xuân Vũ (SN 1986), Huỳnh Thanh Thịnh (SN 1996), Huỳnh Ngọc Đạt (SN 1993), Nguyễn Duy Lại (SN 1995, cùng trú xã Duy Nghĩa, huyện Duy Xuyên), Nguyễn Thanh Sơn (1980, trú xã Duy Thành, huyện Duy Xuyên). 

5 người còn lại mất tích đều ở cùng thôn Hội Sơn, xã Duy Nghĩa, gồm Võ Hùng Tâm (SN 2000), Nguyễn Đức Tính (SN 1998), Nguyễn Ngọc Trường (SN 1994), Đoàn Nguyễn Nhơn Hiếu (SN 1993), Lê Văn Hòa (SN 1987, người lái đò). 

Sau đó, Công an tỉnh Quảng Nam đã huy động hàng trăm cán bộ chiến sĩ các phòng nghiệp vụ, Công an huyện Duy Xuyên đến hiện trường cùng các lực lượng khác tham gia tìm kiếm cứu nạn, đảm bảo an ninh trật tự. 

Sau 2 ngày nỗ lực tìm kiếm, thi thể 5 nạn nhân đã được tìm thấy. Nạn nhân cuối cùng là Đoàn Nguyễn Nhơn Hiếu được tìm thấy tại bến cá An Lương, xã Duy Hải, cách hiện trường vụ chìm ghe chừng 2km vào 5h ngày 10/5.

5 đám tang được tổ chức trong thôn Hội Sơn khiến ai chứng kiến cũng cảm thấy chạnh lòng. Ông Trương Văn Năm, Phó Chủ tịch UBND xã Duy Nghĩa, rầu rĩ nói rằng vụ chìm ghe bất ngờ và quá đau xót khiến người dân cả xã bàng hoàng. 

Sau khi vụ chìm ghe xảy ra, chính quyền xã Duy Nghĩa đã khẩn trương huy động lực lượng cùng người dân có mặt tại hiện trường để cùng lực lượng chức năng tham gia công tác cứu nạn, cứu hộ. Khi thi thể của 5 nạn nhân mất tích được tìm thấy, xã Duy Nghĩa cùng người thân, hàng xóm các nạn nhân cùng tất bật lo hậu sự.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam và Công an tỉnh có mặt tại hiện trường chỉ đạo công tác tìm kiếm nạn nhân mất tích.

Tại đám tang của anh Nguyễn Ngọc Trường, một người hàng xóm cho biết Trường mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Nhà có 2 anh em. Người anh của anh Trường đã lập gia đình và đang sinh sống, làm việc tại TP HCM. Còn anh Trường làm nghề cơ khí, chưa lập gia đình, tính tình hiền lành. 

“Hồi trước khi có người hỏi sao chưa lập gia đình, Trường thường hay cười mà nói rằng khi điều kiện kinh tế ổn định hơn tí nữa, sẽ lấy vợ. Vậy mà nó chưa thực hiện được điều đó thì đã đi rồi”.

Là người may mắn thoát nạn trong vụ chìm ghe, anh Nguyễn Thanh Sơn mấy hôm nay cũng túc trực tại nhà anh Trường để lo hậu sự. Trong câu chuyện với chúng tôi, anh Sơn vẫn chưa hết bàng hoàng kể lại rằng khi chiếc ghe chở 11 người ra gần giữa sông Thu Bồn thì bất ngờ gặp sóng to gió lớn khiến nước tràn vào ghe.

Hoảng hốt, anh Sơn dùng gàu trên ghe múc vội nước ra ngoài, nhưng nước mỗi lúc tràn vào ghe càng nhiều rồi chiếc ghe bị lật, 11 người bị rớt xuống dòng sông sâu. Sau khi ghe bị chìm, là người giỏi bơi lội nên anh Sơn đã vùng vẫy, tìm kiếm anh Trường. Anh Sơn đã cố kéo anh Trường bơi vào bờ, nhưng do sóng lớn đánh liên hồi khiến anh Sơn dần đuối sức.

Nỗi đau của người thân các nạn nhân tử vong trong vụ chìm ghe trên sông Thu Bồn.

“Khi biết mình dần kiệt sức trong lúc Beo (tên thường gọi của anh Trường) vẫn nắm chặt tay tôi. Sau một hồi, tôi nói Beo là thôi, em buông anh ra, nếu không cả hai anh em mình sẽ cùng chết. Vậy là từ từ Beo buông tay tôi rồi chìm xuống…”, kể đến đây, nước mắt anh Sơn lăn dài trên đôi gò má xạm đen. 

Rất may cho anh Sơn là sau đó, có một sà lan chở cát và tàu cá gần đó phát hiện đã kịp thời cứu sống anh Sơn cùng một số người khác. Còn anh Trường và 4 người khác đã chìm xuống sông Thu Bồn.­

Lực lượng Cảnh sát đường thủy Quảng Nam nỗ lực tham gia tìm kiếm cứu nạn vụ chìm ghe trên sông Thu Bồn.

Cần có giải pháp căn cơ

Sau khi nhận được thông tin về vụ lật ghe trên sông Thu Bồn vào chiều 8/5. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, đã yêu cầu lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam huy động tối đa lực lượng chuyên môn, tập trung tìm kiếm, cứu hộ các nạn nhân còn đang mất tích. 

Phó Thủ tướng giao Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Khuất Việt Hùng thường xuyên duy trì liên lạc với lãnh đạo tỉnh Quảng Nam tại hiện trường, sẵn sàng huy động các lưc lượng hỗ trợ công tác cứu hộ, cứu nạn; tìm các phương án sớm nhất có mặt tại hiện trường để phối hợp với lãnh đạo tỉnh Quảng Nam chỉ đạo cứu hộ, cứu nạn và khắc phục hậu quả vụ việc.

Ngọc Thi

Tháng Tư về, khi những cơn gió đầu hè mơn man qua từng tán cây xà cừ trên đường phố Hà Nội cũng là thời điểm bà Elisabeth Dahlin - cựu Tổng Thư ký Tổ chức Cứu trợ trẻ em Thụy Điển (Save The Children), nhà ngoại giao kỳ cựu, người bạn của Việt Nam - trở lại mảnh đất bà từng gọi là “mái nhà thứ hai” sau hơn hai thập kỷ gắn bó.

Chúng tôi gặp Đại tá Nguyễn Minh Khương - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Bộ Công an ngay sau khi anh cùng đoàn công tác từ Myanmar trở về. 7 ngày thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn quốc tế đã lùi lại phía sau, nhưng những giây phút nghẹt thở, căng thẳng và nỗi buồn ám ảnh khi chứng kiến những mất mát, đau thương của người dân Myanmar vẫn vẹn nguyên trong tâm trí anh và đồng đội...

Biết bao máu xương của quân và dân vùng Bưng sáu xã (nay thuộc TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) đã đổ xuống trên mảnh đất bưng biền vốn là căn cứ cách mạng trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Hòa bình lập lại, vùng bưng xơ xác bởi bom đạn, dân số chỉ còn lại vài ngàn người sống bằng nghề thuần nông với phương tiện đi lại bằng xuồng, ghe. Còn bây giờ Bưng sáu xã được xem là một trong những khu công nghiệp, đô thị sầm uất của TP Hồ Chí Minh.

Thêm 6 năm gắn bó với Nam Định giúp Xuân Son trở thành cầu thủ ký hợp đồng dài hiếm có trong lịch sử V.League. Tất nhiên, đồng hành với khoảng thời gian hơn nửa thập kỷ ấy, chân sút nhập tịch này cũng nhận chế độ hậu hĩnh, đủ giúp anh vào top 3 cầu thủ giàu nhất Việt Nam!

Chỉ trong thời gian ngắn, lực lượng chức năng liên tiếp phát hiện và ngăn chặn kịp thời hàng tấn thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo an toàn TP đang tìm cách tuồn ra thị trường.

Khoảng 19h ngày 26/4, tại trung tâm TP Hồ Chí Minh bất ngờ trời đổ cơn mưa nhưng không ngăn được hàng ngàn người dân chen nhau trên Bến Bạch Đằng chờ xem pháo hoa mừng Đại lễ 50 năm Ngày giải phóng miền Nam (30/4/1975 – 30/4/2025).

Ngày 26/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Phước cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” tại Dự án khu đô thị Ruby City (địa chỉ tại ấp 1, xã Tiến Hưng, TP Đồng Xoài). Dự án do Công ty TNHH Bất động sản Kiên Cường Phát làm chủ đầu tư. Ông Phạm Khắc Học, thường trú tại xã Lộc Thịnh, huyện Lộc Ninh làm giám đốc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.