Anh: Tranh cãi về ngân hàng tinh trùng cho quân nhân tham gia chiến trường Afghanistan

08:30 28/04/2014

Trung sĩ Rick Clement, 35 tuổi, có 14 năm năm phục vụ trong quân đội Anh ở Blackpool trước khi đến chiến trường Afghanistan đã đưa ra đề xuất với Bộ Quốc phòng Anh (MoD) về việc thành lập ngân hàng tinh trùng dành cho quân nhân. Tuy nhiên, MoD đã bác bỏ đề xuất này.

24 quân nhân bị thương ở chiến trường Afghanistan mất khả năng sinh sản

Trung sĩ Rick Clement bị thương nghiêm trọng trong cuộc tấn công của Taliban trên chiến trường Afghanistan vào năm 2010. Rick Clement đã bị mất hai chân và khả năng sinh sản. Hôn nhân của anh với vị hôn thê Leanne Isaacs đã phải chia tay nhau vì lý do này. Cựu chiến binh Rick Clement đã có thời gian dài phục vụ ở The Duke, Trung đoàn Lancaster cho đến khi được đưa đến Afghanistan. Sau khi vụ việc xảy ra, Rick Clement đã đề nghị MoD tài trợ thành lập một ngân hàng tinh trùng cho quân nhân Anh phục vụ ở chiến trường Afghanistan, tránh những trường hợp không may mắn như anh. "Sẽ là cảm giác vô cùng tồi tệ, bạn cảm thấy rằng, mình thậm chí không phải là đàn ông. Tôi không muốn bất hạnh này sẽ lặp lại với đồng nghiệp của mình", Rick Clement nói .

Theo thống kê của MoD, hiện có 24 quân nhân Anh bị thương ở chiến trường Afghanistan mất khả năng sinh sản. Được biết, ngân hàng tinh trùng đã từng được thiết lập ở Israel vào năm 1973 và góa phụ của các binh sĩ thuộc Lực lượng Phòng vệ Israel đã sử dụng tinh trùng của chồng mình được lấy từ ngân hàng này.

Rick Clement khi còn tham gia chiến đấu ở chiến trường Afghanistan.

Bộ Quốc phòng Anh từ chối vì tiết kiệm chi phí?

Thông báo của MoD đưa ra sau khi một người phụ nữ thắng trong vụ kiện liên quan đến tinh trùng đông lạnh của chồng đã chết bị hỏng. Người phát ngôn của MoD cho rằng, sở dĩ MoD quyết định không thành lập ngân hàng tinh trùng cho quân nhân phục vụ ở chiến trường Afghanistan là vì số lượng quân nhân rơi vào tình trạng như Rick Clement "cực kỳ thấp", chỉ có 24 trường hợp và việc thành lập ngân hàng tinh trùng là không cần thiết. "Vì số lượng quân nhân bị chấn thương vùng háng nghiêm trọng là rất thấp nên hiện MoD không có kế hoạch triển khai hệ thống lưu trữ tinh trùng hoặc trứng", người phát ngôn của MoD nói. Mặc dù từ chối thiết lập ngân hàng tinh trùng nhưng MoD đã cải thiện thiết kế trang phục cho quân nhân ở Afghanistan. Bên cạnh đó, binh sĩ bị chấn thương vùng háng sẽ được đảm bảo tiếp cận với các dịch vụ y tế tốt nhất.

Cựu quân nhân Rick Clement bày tỏ thất vọng khi MoD từ chối thiết lập ngân hàng tinh trùng.

Thông tin trên khiến không ít binh sĩ cảm thấy thất vọng. Rick Clement chia sẻ "Đây là một tin xấu. Tôi lo ngại rằng, với quyết định này, nhiều người lính sẽ mất đi niềm hạnh phúc được làm cha. Nhiều người không đủ khả năng tài chính để lưu trữ tinh trùng ở những cơ sở y tế tư nhân". Có ý kiến cho rằng, MoD có đủ cơ sở để kết hợp thành lập một ngân hàng tinh trùng và quyết định của MoD nhằm mục đích tiết kiệm chi phí là "rất nhẫn tâm". Hiện nay, để lưu trữ tinh trùng tại các phòng khám tư nhân, mỗi quân nhân phải trả khoản tiền lên đến 300 bảng Anh/năm. Chi phí cho việc lưu trữ tế bào trứng của quân nhân nữ thậm chí còn cao hơn gấp nhiều lần. Luật sư Hilary Meredith cũng bày tỏ sự thất vọng của mình về quyết định của MoD, "thiếu sự cam kết hỗ trợ của Chính phủ với những người lính bị thương nặng là cực kỳ đáng thất vọng. Ít nhất họ cũng nên đem lại món quà hạnh phúc cho những người đàn ông đã hy sinh rất nhiều cho đất nước".

Một trong bốn lính Anh không đủ sức ra tiền tuyến

Thông tin có lẽ gây "sốc" với nhiều người là theo một kết quả nghiên cứu, gần ¼ quân nhân Anh không đảm bảo sức khỏe để chiến đấu trên tiền tuyến. 18.460 quân nhân trên tổng số 84.600 người không thể thực hiện nhiệm vụ do các vấn đề về sức khỏe. Đại tá Richard Kemp, người đứng đầu quân đội Anh tại Afghanistan cho biết.

Kể từ khi quân đội Anh tham chiến ở Afghanistan vào năm 2001, đã có 7.222 quân nhân bị thương được điều trị tại các bệnh viện dã chiến và hơn 7.088 người được đưa trở lại Anh để chữa bệnh, trong đó, 610 người bị thương rất nặng

Tường Phạm (Tổng hợp)

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文