Aseanapol hợp tác vì cộng đồng an ninh của các nước Asean

15:13 13/08/2017
ASEAN là khu vực phát triển năng động về kinh tế, thương mại, du lịch nhưng luôn phải đối mặt với nhiều thách thức đe dọa của tội phạm xuyên quốc gia, nhất là tội phạm khủng bố gây phương hại đến an ninh của một số nước trong khu vực.


Chính vì vậy, sau khi Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) ra đời, các nước ASEAN đã tăng cường, mở rộng hợp tác để đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm xuyên quốc gia trong khu vực.

Và từ khi thành lập đến nay, với sự lớn mạnh và mở rộng hợp tác trên nhiều lĩnh vực đấu tranh chống tội phạm, ASEANAPOL đã đấu tranh chống các loại tội phạm về kinh tế, tội phạm có tổ chức, tội mua bán người, buôn bán vũ khí thông qua những khuôn khổ hợp pháp, đồng thời kêu gọi các quốc gia thành viên tăng cường hợp tác trong huấn luyện, trao đổi kinh nghiệm về hợp tác phòng chống tội phạm liên quan đến các nước trong khu vực.

Hội nghị Sỹ quan liên lạc khu vực ASEAN lần thứ 8 được tổ chức tháng 7- 2017, tại Kuala Lumpur, Malaysia.

Thông qua Hội nghị ASEANAPOL thường niên, lực lượng cảnh sát các nước có cơ hội để tập trung đánh giá về kết quả hợp tác đấu tranh chống các loại tội phạm như buôn lậu ma túy, khủng bố, rửa tiền, mua bán người, giấy thông hành giả, tội phạm liên quan đến kinh tế tài chính, lừa đảo xuyên quốc gia, tội phạm công nghệ cao và vấn đề hợp tác cảnh sát trong huấn luyện, trao đổi đào tạo giữa lực lượng cảnh sát ASEANAPOL.

Sau 35 năm hình thành, ASEANAPOL đã phát triển từ mô hình ban đầu gồm 5 Tư lệnh cảnh sát quốc gia đã đặt những bước đi đầu tiên trong quá trình hợp tác giữa cơ quan Cảnh sát các nước trong khu vực nhằm hướng tới mục tiêu một hiệp hội Cảnh sát ASEAN hùng mạnh, hình thành một liên minh khu vực với quyết tâm đảm bảo an ninh trật tự không chỉ ở từng quốc gia mà đảm bảo cho hòa bình và phát triển cho cộng đồng các quốc gia, thành viên.

ASEANAPOL hiện có 09 đối tác đối thoại: Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, New zealand, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Ban Thư ký ASEAN và INTERPOL. Trước những thách thức về toàn cầu hóa, sự biến đổi đa dạng của các loại tội phạm, ASEANAPOL đã tăng cường hợp tác với lực lượng cảnh sát của các quốc gia như Tổ chức hợp tác Thượng Hải về chống khủng bố, Văn phòng Liên hợp quốc về ma túy và tội phạm, Tổ chức bảo vệ động vật hoang dã Châu Á... nhằm chủ động xây dựng những bước phát triển cơ bản về cơ cấu tổ chức cũng như điều kiện cơ sở kỹ thuật để ứng phó với các loại tội phạm.

Từ khi chính thức tham gia ASEANAPOL năm 1996 tới nay, Việt Nam đã chủ động tăng cường hợp tác mạnh mẽ với lực lượng cảnh sát trong  khu vực ASEAN trong các lĩnh vực đấu tranh tội phạm công nghệ cao, buôn người, khủng bố, ma túy, truy nã tội phạm quốc tế, phối hợp truy bắt các đối tượng phạm tội trong nước trốn ra nước ngoài và các đối tượng truy nã của các nước ASEAN trốn vào Việt Nam... tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phối hợp phát hiện, điều tra các hoạt động của đối tượng phạm tội trong các nước ASEAN liên quan tới Việt Nam và ngược lại, giúp cho công tác điều tra, khám phá nhiều chuyên án đạt hiệu quả.

Thành công của việc đấu tranh chống tội phạm ở khu vực Đông Nam Á có phần đóng góp của hiệu quả mối quan hệ hợp tác giữa lực lượng cảnh sát các nước ASEAN. ASEANAPOL không chỉ có ý nghĩa tăng cường tình đoàn kết hợp tác về đấu tranh phòng, chống tội phạm giữa lực lượng cảnh sát ASEAN, mà còn có ý nghĩa về chính trị, ngoại giao của Cộng đồng Cảnh sát và lực lượng hành pháp của ASEAN, thể hiện ý chí quyết tâm của khu vực với mục tiêu chung vì một ASEAN hòa bình, ổn định và phát triển đồng đều.

Hiệp hội cảnh sát các nước ASEAN (ASEANAPOL) được thành lập từ năm 1979 với sự tham gia của lực lượng cảnh sát 05 nước thành viên cũ thuộc Hiệp hội ASEAN đó là: Malaysia, Philippines, Indonesia, Thái Lan, Singapore. Năm 1986 Brunei trở thành thành viên thứ 6 của ASEANAPOL.

Mục đích của ASEANAPOL là hợp tác đấu tranh phòng chống các loại tội phạm nổi lên trong khu vực như cướp biển, buôn lậu ma túy, lừa đảo kinh tế, tài chính... đồng thời kêu gọi các quốc gia thành viên tăng cường hợp tác trong huấn luyện, trao đổi kinh nghiệm về hợp tác phòng chống tội phạm liên quan đến các nước trong khu vực.

Năm 1995, Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN. Năm 1996, Lực lượng cảnh sát Việt Nam gia nhập và trở thành thành viên thứ 7 của ASEANAPOL. Năm 1997 Hiệp hội kết nạp thêm hai thành viên mới là Lực lượng cảnh sát nước CHDCND Lào và Lực lượng cảnh sát Liên bang Myanmar. Năm 1999 Việt Nam đã đăng cai tổ chức thành công Hội nghị Tư lệnh cảnh sát các nước ASEAN (ASEANAPOL) lần thứ 19 tại Hà Nội. Tại Hội nghị này, ASEANAPOL đã kết nạp thành viên thứ 10 của Hiệp hội, đó là Lực lượng cảnh sát quốc gia Campuchia.

Hồng Anh

Những ngày này, Trung tá Nguyễn Ngọc Hải - Phòng Cảnh sát, Cục Hoạt động hòa bình Liên hợp quốc (LHQ) trở về nước tham gia khóa đào tạo giảng viên nguồn về cảnh sát gìn giữ hòa bình (GGHB) trong khu vực cho LHQ tại Việt Nam diễn ra từ 28/10 đến 15/11/2024.

Sức ép buộc các quốc gia phải ngừng hoặc hạn chế xuất khẩu vũ khí cho Israel đã tăng lên. Một số chính phủ đã phải đối mặt với một loạt chiến dịch chính trị và xã hội dân sự trong nước và quốc tế, các cuộc điều tra và thách thức pháp lý liên quan đến chính sách cung cấp vũ khí cho Israel...

Trong những năm gần đây, tội phạm ma túy ngày càng trở nên tinh vi và đa dạng trong cách thức hoạt động. Một trong những chiêu trò phổ biến và nguy hiểm là lợi dụng dịch vụ vận chuyển công cộng như xe ôm và xe khách để tuồn ma túy qua các tuyến giao thông. Điều này đòi hỏi sự cảnh giác cao độ từ phía các lái xe cũng như sự phối hợp chặt chẽ từ các lực lượng công an để ngăn chặn và xử lý kịp thời.

Các chuyên gia kinh tế khẳng định rằng, khi hoạt động đấu giá được quản lý hiệu quả sẽ là đòn bẩy hữu hiệu để phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội và ngược lại, nếu đấu giá đi chệch khỏi quỹ đạo tốt đẹp thì sẽ không chỉ làm lãng phí nguồn lực mà còn tạo ra những đổ vỡ với hệ lụy khó lường cho nền kinh tế, gây bất ổn xã hội.

Theo tài liệu được công bố trên website chính phủ Nga hôm 9/11, Tổng thống Vladimir Putin đã ký phê chuẩn Hiệp ước Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa Liên bang Nga và Cộng hòa dân chủ nhân dân (CHDCND) Triều Tiên. Đây là bước cuối cùng trong quy trình phê chuẩn văn kiện này tại Nga, sau khi Hạ viện và Thượng viên bỏ phiếu thông qua hiệp ước lần lượt hôm 24/10 và 6/11.

Ngày 10/11, Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an cho biết, sau một thời gian điều tra, Công an tỉnh An Giang đã có kết luận điều tra vụ án "Giết người, cướp tài sản và bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại TP Sampeou Poun, tỉnh Kandal, Vương quốc Campuchia do bị can Nguyễn Khắc Mạnh cùng các đồng phạm thực hiện.

Thời gian qua, trên một số trang mạng xã hội, blog, fanpage và đài báo nước ngoài như BBC Tiếng Việt, RFA, VOA, RFI… đưa ra nhiều bài viết về cái gọi là “tuyệt thực” của các đối tượng Bùi Văn Thuận, Đặng Đình Bách, Trịnh Bá Tư – những phạm nhân đang thụ án tù giam tại Trại giam Số 6, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.

Hỏi: Tôi được biết, một trong những nội dung lớn của Luật Trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ là quy định giáo dục kiến thức pháp luật về TTATGT đường bộ trong các cơ sở giáo dục. Xin hỏi, nội dung này được quy định cụ thể trong Luật TTATGT đường bộ như thế nào? Đối tượng áp dụng là những ai? (Minh Trí, TP Đà Nẵng)

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文