Bán ô tô để làm từ thiện

16:23 16/03/2018
Sống vì người khác, tuân thủ y đức là cái đạo của người bác sĩ. Có lẽ vì vậy nên đã có rất, rất nhiều các bác sĩ tham gia vào các hoạt động thiện nguyện, khám chữa bệnh miễn phí cho bà con nghèo trên khắp cả nước, đặc biệt là vùng sâu vùng xa, với mong muốn mang đến cho người dân một cuộc sống khỏe mạnh.


Bác sĩ Hoàng Ngọc Sơn, công tác tại khoa Ngoại, Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội là một người như thế. Anh cùng với một số bác sĩ khác và một nhóm thiện nguyện đã kết hợp lại thành một nhóm thiện nguyện mang tên “Ốm Có Thuốc” từ năm 2012 để khám, chữa bệnh, phát thuốc miễn phí và trao tặng quà gồm chăn, áo ấm hay đồ gia dụng cho bà con ở vùng sâu, vùng xa.

Anh Sơn cho biết những nơi mà “Ốm Có Thuốc” đến khám, chữa bệnh cho bà con đều mang lại cho anh và các thành viên khác những kỷ niệm khó quên, bởi đây là những chuyến đi không hề dễ dàng theo đúng nghĩa đen của nó: đường đi vô cùng khó khăn, những buổi khám thông trưa từ sáng sớm đến tối mịt, và có những người dân cả đời chưa bao giờ biết đến bác sĩ là gì...

Nhưng bác sĩ Sơn cho biết đó hoàn toàn không phải là vấn đề. Vấn đề ở chỗ là thiếu máy móc phục vụ cho việc khám chữa bệnh, và chiếc máy siêu âm là cực kỳ cần thiết. Bởi nếu không có máy siêu âm, việc phát hiện bệnh thường rất khó khăn, và việc chẩn đoán không chính xác thường xuyên xảy ra do nhiều bệnh có những triệu chứng giống nhau. Bác sĩ Sơn cũng cho biết nhóm của anh thường phải thuê máy siêu âm trong mỗi cuộc hành trình, mà tiền thuê thì khá đắt đỏ.

Bác sĩ Hoàng Ngọc Sơn.

Anh chia sẻ: “Trước đây, một số anh em bác sĩ mượn được máy nhưng sau này không mượn được, phải đi thuê. Mỗi lần thuê phải tính bằng tiền triệu, nhóm đi làm thiện nguyện thì từng đồng cũng quý”.

Mỗi năm dù có bận việc đến mấy “Ốm Có Thuốc” cũng có từ 3-5 chuyến đi đến với bà con những vùng khó khăn, nên bác sĩ Sơn luôn trăn trở làm thế nào để có được một chiếc máy siêu âm để mỗi chuyến đi không còn phải phụ thuộc vào việc đi mượn hay đi thuê nữa... Nhưng một chiếc máy siêu âm cũng mất cả đống tiền, khoảng chừng 300 triệu đồng...  Không thể tự xoay sở được, thế là anh về nhà “gạ” vợ bán xe ô tô mua máy siêu âm để... “mở phòng khám”.

Anh nói dối chị rằng anh ngồi đau lưng lắm, bán đi có tiền đầu tư mua máy siêu âm còn ra khám ngoài kiếm tiền, để có thể “thuận buồm xuôi gió” bán chiếc xe đi... Và anh đã có được chiếc máy siêu âm cho biết bao hành trình thiện nguyện, khám bệnh cho đồng bào vùng sâu.

“Ốm Có Thuốc” phục vụ khám chữa bệnh cho bà con xã Mường Ðun, Ðiện Biên

Hiện nhóm thiện nguyện Ốm Có Thuốc có khoảng 20 thành viên đến từ nhiều ngành nghề khác nhau nhưng cùng có chung tấm lòng thiện nguyện. Ngoài các bác sĩ nhiệt thành khác như BS. Dương Đức Hoàng (Viện Lão khoa), BS. Nguyễn Hải Ninh (BV Bạch Mai), BS. Trịnh Xuân Tú (BV Y học thể thao), BS. Nguyễn Văn Hùng (BV Y học cổ truyền Tuệ Tĩnh), BS. Phạm Phúc Khánh (BV Việt - Đức), BS. Đào Thanh Nhạn (BV Bạch Mai), BS. Nguyễn Thị Hòa (Viện Y học cổ truyền)… thì các thành viên chủ chốt như chị Hào lo đối ngoại, chị Trâm Hoa lo xe cộ đi lại, còn cô My, cô Trường, chị Kim Sen, Hồng Trâm, Lê Thủy, Mai Hoa, Kim Chi, Khánh Chi, Thu Phương, anh Trọng Vinh, Đình Đại, Phạm Huỳnh… luôn sẵn sàng chung tay để "Ốm Có Thuốc" lên đường.

BS. Hoàng Minh Trung, người gắn bó với “Ốm Có Thuốc” từ ngày còn đang nội trú ở BV Việt - Đức, giờ công tác tại Bệnh viện huyện Sơn Động, Bắc Giang vẫn đều đặn tham gia dù công việc bận rộn. Anh Trung bảo: “Các bác sĩ ở Bệnh viện Trung ương còn bận gấp trăm lần mà vẫn dành 2 ngày cuối tuần, bỏ cả công việc, tiền nong để đi, thì em phải đi chứ”. Cũng chính vì vậy, cứ "Ốm Có Thuốc" lên kế hoạch là anh Trung lại sắp xếp thời gian về Hà Nội để góp mặt.

Chị Nguyễn Hào chia sẻ chị em trong nhóm vẫn đùa nhau rằng, mỗi lần tổ chức khám như một lần “hành xác” khi luôn bị “vòng vây” hàng trăm bà con kéo đến để “được” khám siết chặt từ sớm đến tối muộn. Có những buổi khám thông trưa, bác sĩ quên cả ăn, hoạt động hết năng suất để sàng lọc, khám, chẩn đoán, phát thuốc để bà con nào đến cũng được khám... 

Có nhiều người dân là người dân tộc khi biết tin có đoàn thiện nguyện từ Hà Nội về khám, phát thuốc miễn phí đã vượt 25-30km đường rừng rất đáng thương. Không ít cụ ở độ tuổi thất thập mới lần đầu tiên được biết đến đo huyết áp, nghe tim phổi hay siêu âm…

Chị Hào nói: "Với mỗi hành trình của Ốm Có Thuốc, chúng tôi cảm nhận được đôi mắt của mẹ lấp lánh niềm vui khi nhận chiếc chăn ấm, cái nắm tay tin tưởng của cha khi được các bác sĩ khám chữa bệnh và nhận thuốc miễn phí. Nhìn những nụ cười hoan hỉ, cái bắt tay ấm nồng tình cảm của đồng bào mà chúng tôi như quên đi hết mệt nhọc và những khó khăn suốt chặng hành trình”.

Bác sĩ Sơn chia sẻ: “Đa phần việc khám, chữa bệnh cho bà con vẫn chỉ dừng ở khám sàng lọc và phân loại tư vấn. Tùy từng bệnh mà khuyến cáo bà con nên lựa chọn dịch vụ y tế phù hợp. Có bệnh nhân đến khám thì bệnh đã nặng quá mà họ cho biết chẳng có điều kiện đi khám. Nhiều ca nặng anh em mình lại “khuân” về Hà Nội chữa miễn phí tiếp”.

Anh nói: “Cái mình thu được sau mỗi hành trình thiện nguyện chính là động lực để mình sống tốt hơn, thiện hơn”.

Tân Ước

Tỉnh Ninh Bình có 16% dân số theo đạo Thiên Chúa Giáo, trong đó Giáo phận Phát Diệm giữ vị trí quan trọng trong cộng đồng Công giáo Việt Nam. Tại các xã, thị trấn thuộc huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, lực lượng Công an chính quy vùng đồng bào có đạo đã vừa nỗ lực “gần dân, hiểu dân, sát dân” để triển khai các mô hình phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc.

Nguyễn Quốc Quân, còn gọi Quân “Idol”, khét tiếng là tay anh chị ở phố núi Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Trong thời gian dài, đối tượng này nổi lên với nhiều hoạt động làm ăn có dấu hiệu bất minh. Đặc biệt, Quân thường lên mạng xã hội đăng tải nhiều hình ảnh đe dọa, chửi bới người khác do chính y tổ chức, khiến dư luận bất bình. Quân “Idol” sau đó đã bị Cơ quan Công an bắt giữ, khởi tố với nhiều tội danh khác nhau.

Ngày 21/5, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội đã có báo cáo gửi UBND TP Hà Nội, Sở Giao thông Vận tải và Sở Xây dựng về nguyên nhân và biện pháp xử lý khả năng thoát nước mặt cầu thuộc Dự án đầu tư xây dựng Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2.

Liên quan đến vụ án đưa, nhận hối lộ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hoá), sáng 21/5, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã thi hành Lệnh khởi tố bị can, Lệnh bắt tạm giam thêm 3 bị can có liên quan, gồm: Nguyễn Thế Hùng (SN 1979), nguyên Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn; Lê Huy Hoàng (SN 1986), Phó Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn; Cao Xuân Hiệp (SN 1984), cán bộ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn.

Đánh giá sơ bộ cho thấy, tại khu vực xã Phong Vân (huyện Ba Vì), việc nạo vét, hút cát trái phép, không đúng kỹ thuật, hút cát sát bờ sông, thềm sông tạo ra các hố xói, vực sâu cục bộ gây biến đổi đột ngột địa hình lòng dẫn, thay đổi dòng chảy, làm suy kiệt mực nước ngầm và hậu quả là sụt lún, nứt đất.

Ra thăm vườn, người phụ nữ tá hỏa khi phát hiện 56 gốc với hơn 1.500 quả sầu riêng non chăm sóc bấy lâu đã bị kẻ gian chặt phá không thương tiếc. Quá sốc, người nông dân này đã khóc ngất tại khu vườn.

Gần đây, sau khi đánh giá tác động môi trường và các thủ tục pháp lý, một số doanh nghiệp đã được các bộ, ngành liên quan và tỉnh Quảng Bình cấp phép khai thác cát để thi công Dự án cao tốc Bắc - Nam. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện một số đối tượng lấy lý do doanh nghiệp khai thác cát sẽ làm sạt lở bờ sông, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân…

Nắm được nhu cầu nhiều công dân có nguyện vọng đi xuất khẩu lao động, Trần Thị Hằng Nga đã đưa ra các thông tin tuyển dụng lao động nước ngoài, nhận hồ sơ và tiền, từ đó lừa đảo, chiếm đoạt tiền của các nạn nhân. Đối tượng này vừa bị Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Nghệ An khởi tố.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文