Báo động tình trạng học sinh đuối nước trong dịp hè

05:30 26/06/2018
Thống kê của Bộ Y tế, trung bình mỗi ngày có 30 trẻ em chết do tai nạn thương tích, trong đó có hơn 10 trẻ em chết đuối. Và kể từ đầu mùa hè 2018 đến nay tại nhiều địa phương trong cả nước liên tiếp xảy ra các vụ đuối nước hết sức thương tâm.


Đáng nói, tai nạn đuối nước lại tập trung ở trẻ có độ tuổi từ 0-15 tuổi, trong đó tại Quảng Nam, Đà Nẵng những địa phương miền biển và có nhiều sông hồ tình trạng trẻ em đuối nước trở nên đáng báo động, đang là mối lo ngại cho các bậc phụ huynh trong dịp hè…

Những cái chết thương tâm

Một vụ việc học sinh đuối nước thương tâm mới đây nhất khiến 2 nữ sinh tử vong đã xảy ra tại huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Theo Trung tá Nguyễn Thanh Long, Trưởng Công an huyện Núi Thành cho biết: Nguyên nhân đuối nước của 2 em nữ sinh cấp 3 là do bất cẩn, chơi đùa trên bãi đá dọc bờ biển đã bị sóng đánh cuốn trôi dẫn đến chết đuối.

Trước đó, vào chiều 11-4, Trường Trung học phổ thông Nguyễn Huệ tổ chức thi thử Trung học phổ thông quốc gia cho học sinh khối 12 nên nhà trường cho học sinh các khối khác được nghỉ học.

Tai nạn đuối nước đối với học sinh trong dịp hè luôn là vấn đề nhức nhối đối với xã hội.

Vậy là, nhóm học sinh gồm 4 em của trường Nguyễn Huệ rủ nhau đi chơi dọc bãi đá ở biển Rạn, (thuộc xã Tam Quang, huyện Núi Thành). Sau đó, không may em Phan Thị Nhật và em Nguyễn Thị Quỳnh Như (cả hai học cùng trường THPT Nguyễn Huệ, cùng 16 tuổi, và trú xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành) bị sóng đánh cuốn trôi mất tích…

Cách vụ 2 nữ sinh đuối nước không lâu, tại Quảng Nam, một học sinh lớp 5 cũng đã không may sảy chân xuống khu vực nước sâu và chết đuối đó là em Nguyễn Công Tr (11 tuổi). Vào khoảng 15h chiều ngày 1-3, ba em học sinh trú thôn Ngọc Giáp rủ nhau lên hồ thủy lợi Hố Lau (xã Tam Dân, huyện Phú Ninh, Quảng Nam) chơi đùa.

Do bất cẩn, Tr. đã bơi ra một đoạn xa hơn các bạn, rồi hổng chân ở vùng nước sâu, chới với kêu cứu. Nhưng do các bạn còn quá nhỏ, chưa có kỹ năng xử lý tình huống, xung quanh khu vực các em chơi đùa vắng người… nên các bạn chỉ biết chạy đi tìm lực lượng cứu hộ địa phương cùng người nhà.

Tuy nhiên, tất cả nỗ lực tìm kiếm, cứu hộ đều đã muộn, phải đến 18h15'  cùng ngày, thi thể em Tr. mới được tìm thấy.

Trước đó, việc cả 3 học sinh trong cùng một lớp 9 bị đuối nước sau buổi gặp mặt chia tay cuối cấp ở trường THCS Nguyễn Trãi (thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc, Quảng Nam) cũng đã khiến dư luận, các bậc phụ huynh không khỏi bàng hoàng, đau xót.

Thậm chí, để ổn định tinh thần cho các em học sinh chuyên tâm vào việc học hành, ôn luyện chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp, các thầy cô trong trường đã phải xuống tận lớp động viên, chia sẻ. Bấy giờ, để có kỷ niệm cuối cấp, các học sinh trong lớp đã lên kế hoạch rồi gom tiền thuê xe ra Đà Nẵng chơi.

Lớp đi 22 em, thuê xe buýt từ Đại Lộc ra tới bãi biển Xuân Thiều (phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng) gần 12 giờ trưa thì xuống tắm, chẳng may 5 em bị sóng cuốn trôi ra xa bờ.

Thời điểm các em bị nạn, nghe tiếng kêu cứu, một số ngư dân đánh cá gần đó đã chạy đến tìm kiếm, nhưng khi vớt được các em lên bờ thì đã muộn. Vậy là, thay vì  bắt tay vào ôn luyện kỳ thi tốt nghiệp phổ thông,  thi vào lớp 10… thì cả một khu phố ở thị trấn Ái Nghĩa trong những ngày đầu chớm hè càng oi ả buồn đau hơn khi cùng một lúc, ba gia đình tổ chức đám tang cho 3 em học sinh. Ít ai biết, cả ba em học sinh bị đuối nước đó đều là học sinh giỏi, từng đạt nhiều giải, thành tích cao các môn Toán, Lý, Hóa của trường và trong tỉnh.

Làm gì để bảo vệ trẻ trong dịp hè khỏi đuối nước

Cái chết của ba em học sinh Trường THCS Nguyễn Trãi một lần nữa cảnh báo về nguy cơ đuối nước ở lứa tuổi học sinh và tính cấp bách của chương trình dạy bơi ở trường học hiện nay.

Đáng lo ngại hơn, các em thương vong một phần là do sự chủ quan, không hiểu biết của chính các em.  Theo BQL bán đảo Sơn Trà và các bãi biển Đà Nẵng cho biết: Khu vực bờ biển Xuân Thiều thuộc phường Hòa Hiệp Nam nơi xảy ra tai nạn không thuộc các bãi tắm công cộng của thành phố nên không có lực lượng cứu hộ.

Trong khi đó, bãi Xuân Thiều thường có những vòng xoáy không cố định, vì thế người dân, du khách khi tắm biển đã lưu ý tuyệt đối không tắm các khu vực không có lực lượng cứu hộ hoặc thấy xuất hiện biển cấm tắm, biển báo nguy hiểm.

Tuy nhiên, các em học sinh của trường Nguyễn Trãi vẫn vô tư cắm trại và tắm biển tại khu vực nguy hiểm này. Vụ tai nạn thương tâm không chỉ để lại nỗi đau đớn cho gia đình các nạn nhân, nỗi buồn mất bạn của các em học sinh, mà còn là lời cảnh báo cho nhiều người, cần cảnh giác, chọn lựa các khu vực tắm biển an toàn, có lực lượng cứu hộ, phòng trường hợp xấu nhất xảy ra…

Được biết, từ cuối tháng 5, tất cả các trường học trên cả nước đã kết thúc năm học, cho học sinh nghỉ hè với gia đình. Sau khoảng thời gian học tập căng thẳng, trẻ được tự do nghỉ ngơi, vui chơi cũng là lúc nhiều phụ huynh lo lắng vì tai nạn thương tích luôn chờ chực do thiếu thời gian trông nom, theo sát bảo ban.

Trả lời báo chí mới đây, ông Nguyễn Trọng An, Phó Cục Trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em - Bộ LĐ-TB&XH cho biết, cứ vào hè trẻ em chết đuối tăng cao. Thống kê của Bộ Y tế, trung bình mỗi ngày có 30 trẻ em chết do tai nạn thương tích, trong đó có hơn 10 trẻ em chết đuối mỗi ngày.

Trước thời gian nghỉ hè, Bộ LĐ-TB&XH đã có công văn gửi các tỉnh, thành về việc tuyên truyền, phòng ngừa tai nạn đuối nước đối với trẻ em trong ngày hè. Tại miền Trung, Đà Nẵng, Quảng Nam là một trong nhiều địa phương có xảy ra tai nạn đuối nước đối với trẻ em từ đầu năm 2018 đến nay.

Mới đây, tại Lễ Phát động dạy học bơi, tổ chức trò chơi dân gian và "Ngày yêu thương" hè 2018 cho học sinh TP Đà Nẵng, ông Nguyễn Đình Vĩnh, Giám đốc Sở GD&ĐT TP Đà Nẵng cho biết, thời gian qua, thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân TP Đà Nẵng, ngành giáo dục đã tập trung mọi nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo đội ngũ giáo viên để quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ phổ cập bơi cho học sinh tiểu học.

"Hiện toàn TP Đà Nẵng có 57 bể bơi đã được đầu tư, cấp kinh phí hoạt động, 3 bể bơi tại các trường THCS, THPT và các bể bơi tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập và 20 bể bơi được UBND thành phố đồng ý chủ trương lắp đặt tại 20 trường tiểu học, THCS. 

Với đội ngũ giáo viên thể dục đã được đào tạo kĩ năng dạy học bơi hiện tại, trong hè 2018, chúng tôi quyết tâm sẽ dạy bơi cho khoảng 30.000 học sinh. Kết thúc mỗi khóa học bơi, các trường có bể bơi tổ chức kiểm tra cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bơi an toàn cho học sinh.

Sở GD&ĐT cũng khuyến khích phụ huynh có điều kiện cho con mình học bơi ở các bể bơi dịch vụ tại các khách sạn, các trung tâm thể thao... để việc dạy học được mở rộng và tăng số lượng học sinh biết bơi. Từ đó, phòng ngừa tình trạng trẻ em chết đuối - ông Vĩnh thông tin.

Bác sĩ Lâm Trọng Cơ, Trưởng Khoa cấp cứu, bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng cũng cung cấp: Vừa qua, bệnh viện đã tiếp nhận hàng chục trường hợp cấp cứu trẻ bị đuối nước, do cha mẹ thiếu quan sát để trẻ chơi và rơi xuống bể bơi, do ngã vào hồ cá trong nhà hoặc khi tắm biển…

Việc phổ cập dạy bơi, dạy các kỹ năng an toàn dưới nước cho trẻ em là điều hết sức cần thiết.

Hầu hết các trường hợp đều sơ cứu không đúng cách và đưa vào viện không được hô hấp nhân tạo hỗ trợ hô hấp trên đường đi và trẻ rơi vào trạng thái hôn mê, nhiều trẻ bị tổn thương não nặng.

Chính vì vậy, để phòng chống đuối nước, đối với trẻ em cần trang bị cho các em kỹ năng bơi lội, các kỹ năng cần thiết khi gặp đuối nước và cách cấp cứu những người bị đuối nước. Phụ huynh nên cẩn trọng với vật dụng chứa nước trong nhà, đặc biệt là khi gia đình có trẻ ở độ tuổi chập chững biết đi dễ ngã chúi đầu vào.

Với đồng bào trong vùng thiên tai lũ lụt, cần sơ tán theo hướng dẫn của chính quyền địa phương trước khi lũ lụt xảy ra. Người già và trẻ em phải có người lớn trông coi quản lý.

Mọi người không tự ý bơi lội ra dòng nước lũ vì có thể bị nước cuốn trôi. Nếu trẻ em đi học bằng ghe, thuyền bắt buộc phải có phao cứu sinh hoặc có người lớn  đưa đi kèm. Bể nước, cống rãnh, miệng giếng... phải có nắp đậy an toàn.

Tai nạn đuối nước đối với trẻ nhỏ trong dịp hè luôn là vấn đề nhức nhối đối với cả cộng đồng, đặc biệt là trong thời điểm nắng nóng, khi các em học sinh bước vào kỳ nghỉ hè. Do vậy, để tránh những tai nạn đuối nước thương tâm xảy ra, các em cần được trang bị những kỹ năng về bơi lội, hoặc xử lý các tình huống bất ngờ.

Việc phổ cập dạy bơi, dạy các kỹ năng an toàn dưới nước cho trẻ em là một vấn đề đáng quan tâm, điều quan trọng là lựa chọn mô hình phù hợp, phổ biến để số đông trẻ có môi trường vừa có thể tập bơi, rèn luyện sức khỏe, vui chơi giải trí an toàn, hạn chế tình trạng đuối nước xảy ra ở trẻ nhỏ tại các tỉnh, thành.

Hoài Thu

Giữa những miền đất đầy bất ổn, người lính CAND Việt Nam mang theo lý tưởng nhân đạo và trách nhiệm quốc tế. Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ, khi được hoàn thiện, sẽ là biểu tượng thể chế của một Việt Nam đang chủ động góp phần gieo những mầm xanh hòa bình giữa thế giới đầy biến động.

Liên quan đến đường dây sản xuất sữa giả vừa được Bộ Công an triệt phá với quy mô lớn với doanh thu gần 500 tỷ đồng xảy ra tại Công ty Cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma và Công ty Cổ phần Dược dinh dưỡng Hacofood Group, ông Trần Hữu Linh, Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Công Thương không cấp phép và quản lý trực tiếp mặt hàng của các công ty vi phạm, đồng thời nêu rõ nguyên nhân và các giải pháp xử lý.

Để đảm bảo an ninh ở mức cao nhất chuyến thăm và làm việc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Công an TP Hà Nội đã triển khai cắm chốt làm nhiệm vụ từ sớm, nắm chắc phương án bảo vệ, phân luồng giao thông; tuyên truyền nhắc nhở nhân dân nơi đoàn di chuyển qua tuân thủ quy định, nguyên tắc bảo vệ an ninh cũng như xử lý các tình huống phát sinh...

Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ tư với chủ đề "Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm" sẽ được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 14-17/4/2025. Sự kiện có sự tham dự của khoảng 1.000 đại biểu quốc tế. Công tác đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn cho Hội nghị có ý nghĩa to lớn, góp phần tổ chức thành công sự kiện đối ngoại quan trọng của đất nước.

Ngày 14/4, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 8 bị cáo là cựu lãnh đạo, cán bộ Tổng Công ty Chè Việt Nam (Vinatea) trong vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Tổng Công ty Chè, gây thiệt hại của Nhà nước số tiền hơn 38 tỷ đồng.

Gia đình cựu Chủ tịch tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết vừa khắc phục thêm 100 tỷ đồng cho bị cáo, nâng tổng số tiền đã khắc phục hậu quả vụ án lên 1.072 tỷ đồng. Trong khi đó, tổng số tiền mà bị cáo Quyết phải khắc phục là khoảng 2.400 tỷ đồng. Như vậy, còn gần 1.400 tỷ đồng bao gồm tất cả các khoản tiền mà bị cáo Quyết phải bồi thường.

Ngày 14/4, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (TP Hà Nội), chương trình "Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt Nam-Trung Quốc" lần thứ 24, năm 2025 đã khai mạc trọng thể với chủ đề "Thanh niên Việt - Trung: Vững vàng lý tưởng". Chương trình đã đón 100 đại biểu thanh niên ưu tú Trung Quốc, diễn ra dưới hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến tất cả các tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Sau 1 tuần ăn lòng lợn, người đàn ông 49 tuổi ở Thái Bình xuất hiện sốt cao, đau bụng dữ dội, tiêu chảy nặng, tụt huyết áp, toàn thân nổi ban xuất huyết, phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. 

Tại Hội nghị giao ban và cung cấp thông tin báo chí định kỳ tháng 4/2025, Chi Cục Thuế khu vực 13 (trước đây là Cục thuế tỉnh Lâm Đồng) đã có thông tin chính thức về việc bị Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sao Đà Lạt tố cáo đoàn thanh tra của đơn vị có hành vi giả mạo trong công tác, gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文