Buôn lậu tuyến biên giới Tây Nam vẫn "nóng"

13:06 18/12/2016
Thời điểm cận Tết, tình trạng vận chuyển hàng cấm, hàng lậu trên tuyến biên giới Tây Nam, từ Tây Ninh, Long An đến Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang... diễn ra hết sức nhộn nhịp. Mực nước tại các huyện đầu nguồn sông Cửu Long đã rút dần, hàng lậu theo các đường tiểu ngạch, băng qua cánh đồng hoặc bằng đường thuỷ trên tuyến sông, kênh rạch tấp nập tuồn vào Việt Nam...


Tại Đồng Tháp, trên các tuyến đường liên xã Thường Thới Hậu A, Thường Thới Hậu B (huyện Hồng Ngự) và tuyến sông Sở Thượng, hàng lậu được vận chuyển từ các kho hàng thuộc xã Cách Cô (huyện Piên Chô, tỉnh Pray Veng, Campuchia) sang Việt Nam diễn ra nhộp nhịp. Hàng lậu được vận chuyển bằng xe máy về tập kết tại các kho hàng ở thị xã Hồng Ngự hoặc đi Cao Lãnh, các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long.

Vừa qua cầu Sở Thượng, chúng tôi rẽ trái vào tuyến đường bê tông xã Thường Thới Hậu B, đã chứng kiến từng tốp thanh niên chạy xe máy với tốc độ cao, mỗi xe chở từ 2 đến 4 cục thuốc lá ngoại. Một Công an viên xã Thường Thới Hậu B cho biết: những nài thuốc chạy xe với tốc độ cao trên đường chủ yếu là những người chở thuê, ăn tiền theo chuyến.

Hàng lậu được vận chuyển bằng đường thuỷ.

Mỗi chuyến chở từ 2 đến 4 cục (mỗi cục 25 cây thuốc lá lậu), nếu đưa về Hồng Ngự trót lọt được chủ hàng trả từ 20.000 - 40.000 đồng. Phương tiện vận chuyển, chi phí xăng xe, ăn uống đều được các chủ hàng bao trọn gói.

Từ đầu năm 2016 đến nay, Công an xã Thường Thới Hậu B đã phối hợp cùng Công an huyện Hồng Ngự, Đồn Biên phòng Cầu Muống, Hải quan bắt 43 vụ, 12.257 gói thuốc lá lậu, 10.725kg đường cát Thái Lan.

Các chủ hàng, nài luôn thay đổi phương thức hoạt động, không theo bất kỳ quy luật nào nhằm mục đích đối phó với lực lượng chức năng đưa hàng từ bên kia biên giới vào sâu trong nội địa. Nếu gặp lực lượng cắm chốt làm nhiệm vụ, những đối tượng vận chuyển đai vác hàng lậu chạy băng qua đồng ruộng để né chốt...

Vào đợt cao điểm như các dịp cận Tết, hút hàng, mỗi đêm luôn có khoảng 15 đến 20 người đai vác hàng lậu từ đêm đến sáng. Vào những đợt cao điểm, bên Việt Nam hút hàng thì hàng lậu được vận chuyển hà rầm.

Huyện Thanh Bình và Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp), nơi có tuyến quốc lộ 30 đi ngang, cũng là tuyến đường huyết mạch, trung chuyển hàng lậu từ Hồng Ngự về Cao Lãnh và đi các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long… Từ đầu năm 2016 đến nay, lực lượng Công an huyện Thanh Bình và Tam Nông đã bắt giữ hàng trăm vụ vận chuyển hàng chục ngàn gói thuốc lá.

Những ngày đi thực tế tại Đồng Tháp, An Giang, chúng tôi tận mắt chứng kiến hàng lậu (chủ yếu là thuốc lá) được các nài vận chuyển trên quốc lộ 30 (từ Hồng Ngự đi Cao Lãnh); quốc lộ 91 (từ Châu Đốc đi Long Xuyên)…

Tại khu vực cửa khẩu Thường Phước (huyện Hồng Ngự), hàng ngày có hàng chục nài, lén lút sang biên giới bằng đường tiểu ngạch mua thuốc lá từ các kho hàng, cách trường gà Thường Phước (Campuchia), chỉ khoảng 200m và vận chuyển thuốc lá vào nội địa tiêu thụ. Khu vực chợ Gò Tà Mâu (Campuchia) giáp với phường Vĩnh Ngươn (TP Châu Đốc, tỉnh An Giang), hàng lậu được chất lên các ghe lớn, nối đuôi nhau theo tuyến kênh chờ tuồn vào nội địa và nhanh chóng được các nài thuốc lá đưa lên xe máy tẩu tán, cất giữ tại các kho hàng ở Châu Đốc.

Trung tá Nguyễn Đăng Khoa, Phó trưởng Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh An Giang cho biết, tại Châu Đốc, hàng hoá tập trung nhỏ lẻ, rải rác dọc đường rồi vận chuyển bằng môtô chạy với tốc độ cao hoặc gửi xe khách vận chuyển từ Châu Đốc, Châu Phú về Long Xuyên hoặc đi các tỉnh tiêu thụ.

Lực lượng Cảnh sát kinh tế phối hợp chặt chẽ với Cảnh sát giao thông, Cảnh sát đường thuỷ và các lực lượng chống buôn lậu đã phát hiện, bắt giữ hàng loạt phương tiện, đối tượng vi phạm. Sau khi đường dây buôn lậu của “Tỷ đường” và các đường dây lớn khác bị triệt phá, tình hình buôn lậu qua biên giới An Giang giảm.

Các đối tượng chuyển sang hoạt động theo hướng Long An, Tây Ninh… và chuyển đổi phương thức hoạt động, không có điểm tập kết hàng cố định với số lượng lớn mà nằm rải rác dọc biên giới.

Trung tá Nguyễn Văn Tồn- Phó trưởng Công an huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) cho biết: Nghị định 124/2015/NĐ-CP quy định, hành vi buôn bán hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 500 bao trở lên, người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan chức năng để truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trong khi đó, theo quy định Bộ luật Hình sự 2015, thuốc nhập lậu phải được định giá (nếu phát hiện trong nội địa thì hàng phạm pháp phải có giá trị từ 100 triệu trở lên; nếu buôn bán hàng qua biên giới thì hàng phạm pháp phải có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên mới cấu thành tội phạm).

Tuy nhiên, thuốc lá nhập lậu là mặt hàng cấm, do vậy ở thị trường không có mua bán (theo luật). Hội đồng định giá tài sản cùng cấp không có cơ sở khảo sát giá trị của mặt hàng này trên thị trường, xác định được giá trị của gói thuốc lá là bao nhiêu?.

Mặc dù, ngoài thị trường có bán các loại thuốc lá lậu như Jet, Hero... nhưng là lén lút. Hội đồng khảo sát giá thị trường không có người cung cấp về giá trị bao thuốc nên không có cơ sở xác định giá trị của gói thuốc chính xác là bao nhiêu để quy đổi giá trị tương ứng đủ 50 triệu để làm cơ sở khởi tố.

Văn Vĩnh

Căn cứ hợp đồng của dự án đã ký giữa UBND thành phố và doanh nghiệp dự án là Công ty Trung Nam, thì lịch thu hồi nợ vay của BIDV với Công ty Trung Nam và lịch thu hồi nợ tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đối với BIDV được xác định tương ứng theo lịch thanh toán của UBND thành phố theo quy định tại hợp đồng BT của dự án. Thực chất đây là khoản cho vay ứng trước cho nhà đầu tư khi ngân sách thành phố chưa bố trí được nguồn vốn thanh toán cho nhà đầu tư.

Những năm trở lại đây, song song với sự phát triển, thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam cũng trở thành mảnh đất “màu mỡ” để các đối tượng sử dụng công nghệ cao lợi dụng, trục lợi từ các hành vi buôn lậu, trốn thuế, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, lừa đảo, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp về thương mại điện tử… với phương thức, thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi. Từ thực tiễn tình hình cho thấy, ngoài việc tạo môi trường thuận lợi để thương mại điện tử phát triển cũng cần tăng cường công tác quản lý Nhà nước, nhằm tạo môi trường kinh doanh lành mạnh trên không gian mạng.

Văn phòng Đăng ký liên bang Mỹ ngày 9/5 (giờ địa phương) cho biết chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã bổ sung 37 thực thể Trung Quốc vào danh sách hạn chế thương mại do có những hành động được cho là “gây phương hại an ninh quốc gia hoặc lợi ích chính sách đối ngoại của Mỹ”.

Thông qua việc thường xuyên đi lễ chùa, Bùi Thị Ninh đã tạo mối quan hệ thân thiết với nhiều người ở trong và ngoài tỉnh rồi kêu gọi họ góp vốn để đầu tư kinh doanh. Sau khi nhận tiền, Ninh không sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận mà dùng cho mục đích cá nhân, chiếm đoạt gần 300 tỉ đồng rồi bỏ trốn khỏi địa phương.

Tỉnh Thừa Thiên Huế có đầm phá nước lợ Tam Giang - Cầu Hai lớn nhất Đông Nam Á với chiều dài hơn 70km, rộng trên 22.000ha. Nhiều năm qua, người dân tỉnh Thừa Thiên Huế sống ven vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai đã tận dụng diện tích mặt nước rộng lớn này để nuôi trồng thủy sản, phát triển kinh tế. Để đảm bảo ANTT vùng đầm phá, Công an các xã ven đầm phá đã tăng cường tuần tra, thực hiện nhiều biện pháp giúp ngư dân chống nạn khai thác, đánh bắt tận diệt và trộm cắp thủy sản.

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT công lập không chuyên năm học 2023- 2024. Năm nay, Trường THPT Yên Hòa có tỷ lệ "chọi" cao nhất với 1/3,11, tức trung bình trên 3 thí sinh dự thi mới có 1 em đỗ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文