COVID-19 và cơn bĩ cực của nhà sản xuất hàng xa xỉ

07:39 26/11/2020
Dịch COVID-19 khiến ngành du lịch bị đình trệ, nhiều quốc gia đã phải áp đặt lệnh phong tỏa, hạn chế đi lại buộc người dân phải ở nhà.


Thu nhập giảm, thậm chí thất nghiệp nên nhiều người đã phải thay đổi thói quen tiêu dùng kiểu “thắt lưng buộc bụng”. Điều này đã khiến nhiều hãng thời trang, các hãng sản xuất đổ xa xỉ bắt đầu ngấm “đòn COVID-19”…

Cơn bĩ cực của các nhà sản xuất hàng hiệu

Liên đoàn Công nghiệp Đồng hồ Thụy Sỹ, cho biết dịch COVID-19 đã khiến xuất khẩu đồng hồ của nước này trong 10 tháng qua đã giảm tới 25,8% so với cùng kỳ năm 2019. Đây là mức giảm mạnh nhất từng được ghi nhận trong 80 năm qua.

Đồng hồ Thụy Sỹ có giá dưới 500 CHF (giá xuất khẩu) giảm mạnh hơn khi cả giá trị và khối lượng đều giảm hơn 20% đối với đồng hồ có giá dưới 200 CHF. Những chiếc đồng hồ có giá xuất khẩu trên 500 CHF đã giảm 5,8% so với tháng 10-2019.

Trung Quốc và châu Âu là hai thị trường chính của đồng hồ Thụy Sĩ, tuy nhiên, từ đầu năm tới nay, dịch bệnh đã khiến sự chênh lệch giữa các thị trường chủ lực ngày càng rõ rệt. Trong tháng 10-2020, dù chậm hơn bốn tháng trước nhưng thị trường Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng trưởng ổn định với tốc độ +15,1%. Trong khi đó thị trường châu Âu giảm mạnh, đặc biệt là ở Đức (17,3%), Pháp (-38,6%), Italy (-25,5%) và Tây Ban Nha (-27,6%)…

Nhu cầu tiêu dùng giảm khiến các hãng thời trang xa xỉ gặp khó.

Julien Tornare, người đứng đầu thương hiệu LVMHs Zenith, cho biết các nhà sản xuất đồng hồ Thụy Sỹ  đang quan tâm đến tỉnh Hải Nam, miền Nam Trung Quốc khi hoạt động kinh doanh ở đó đang bùng nổ giữa các khu nghỉ dưỡng và sòng bạc. Vào tháng 7, Trung Quốc đã tăng giới hạn mua sắm miễn thuế ở Hải Nam từ 30.000 NDT (4.335 USD) lên 100.000 NDT (14.930 USD)/người/năm.

Trong khi đó, do ảnh hưởng COVID-19, hãng chế tạo ôtô siêu sang và động cơ máy bay Rolls-Royce của Anh đã lỗ ròng 5,4 tỷ bảng Anh (7,1 tỷ USD) trong nửa đầu năm 2020. Theo Giám đốc điều hành của Rolls Royce, Warren East, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động kinh doanh của hãng này trong năm 2020, với tác động chưa từng có đối với ngành hàng không dân dụng. Rolls-Royce dự báo nhu cầu động cơ máy bay và dịch vụ liên quan của công ty phải mất vài năm mới có thể trở lại như thời trước đại dịch COVID-19.

Một lĩnh vực khác cũng đang chịu thiệt hại nặng nề là ngành thời trang. Các nhà phân tích thị trường nhận định, đại dịch COVID-19 đã gây ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế nói chung và giới kinh doanh thời trang, đặc biệt là thời trang cao cấp. Hàng hiệu đắt tiền vốn dĩ không được coi là sản phẩm thiết yếu và là sản phẩm đầu tư. Khi mọi người trở nên lo lắng cho túi tiền của mình thì sẽ có xu hướng tạm dừng việc mua bán các loại mặt hàng này, khách hàng không còn hứng thú với những sản phẩm thời trang đắt tiền, và thay vào đó, bắt đầu sống một lối sống tối giản, mua quần áo ít hơn. Vì thế, nhiều thương hiệu thời trang xa xỉ đã phải đóng bớt cửa hàng hoặc tuyên bố phá sản trong thời điểm khó khăn này.

Rolls-Royce lỗ 7,1 tỷ USD trong nửa đầu năm 2020 do dịch COVID-19.

Công ty nghiên cứu thị trường McKinsey dự báo ngành công nghiệp thời trang toàn cầu (may mặc và giày dép) trị giá 2.500 tỷ USD sẽ bị mất khoảng 27-30% doanh thu trong năm 2020, trong khi lĩnh vực hàng hiệu cao cấp - bao gồm thời trang, phụ kiện, đồng hồ, trang sức và mỹ phẩm cao cấp - sẽ bị ảnh hưởng hơn nữa, với doanh số giảm xấp xỉ 35-39%. Theo McKinsey, các nhà bán lẻ đa thương hiệu (bao gồm các trung tâm dịch vụ, thương mại tổng hợp) và những thương hiệu nhỏ độc lập ít có chuỗi cửa hàng riêng sẽ là đối tượng chịu nhiều rủi ro nhất. Thomas Chauvet, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu cổ phiếu hàng xa xỉ tại Tập đoàn Citigroup, cho biết, thời trang và lĩnh vực hàng hiệu cao cấp chưa bao giờ trải nghiệm bất cứ điều gì tương tự như hiện nay. Mọi thứ đã diễn ra khá nhanh, gây thiệt hại đáng kể và bao phủ trên phạm vi toàn cầu.

Do hầu hết các trung tâm thương mại, những chuỗi cửa hàng dịch vụ và thời trang đã phải đóng cửa liên tục trong suốt quãng thời gian đại dịch bùng phát đã khiến các thương hiệu nhỏ độc lập, vốn thường bày bán sản phẩm trong các tổ hợp kinh doanh của trung tâm thương mại và không có cửa hàng riêng, phải chịu ảnh hưởng nặng nề.

Theo nghiên cứu của Công ty tư vấn toàn cầu Bain, dịch COVID-19 khiến doanh số bán hàng may mặc, trang sức và làm đẹp giảm 25% trong năm nay. Khi ngày càng nhiều quốc gia phải áp đặt lệnh phong tỏa, nhất là tại châu Âu, khiến số người phải ở nhà tăng lên đồng nghĩa với việc mua sắm sẽ giảm đi, doanh số bán hàng may mặc đã giảm 30% xuống còn 45 tỷ euro; giày dép giảm 12% xuống 19 tỷ euro, đồ trang sức đã giảm 15% xuống 18 tỷ euro.

Theo Bain, năm 2020, lĩnh vực hàng xa xỉ dự kiến chỉ tạo ra 256 tỷ USD doanh thu, thấp hơn 2 tỷ euro so với năm 2014 và giảm 64 tỷ euro so với năm 2019. Đây là mức giảm đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2009, khi ngành này bị sụt giảm 9% nhưng cũng nhanh chóng phục hồi vào năm sau.

Bà Claudia DArpizio, chuyên gia thị trường của Bain, cho rằng thời gian phục hồi sau đại dịch COVID-19 sẽ vẫn chưa chắc chắn vì các nước châu Âu và Mỹ vẫn chưa thể kiểm soát tình hình. Các lệnh phong tỏa toàn quốc đã khiến hệ thống bán lẻ và du lịch một lần nữa đóng cửa. Tỷ lệ tăng trưởng năm 2021 được dự báo sẽ giảm từ 10% -19%. Lợi nhuận của các thương hiệu hàng xa xỉ dự kiến sẽ giảm 60% trong năm nay và chỉ phục hồi một nửa trong năm tới. Bain dự đoán đà phục hồi toàn cầu sẽ chỉ bắt đầu từ năm 2022 đến năm 2023, với các khách hàng Trung Quốc tiếp tục đóng góp gần một nửa tổng doanh số vào năm 2025.

Các thương hiệu nhỏ độc lập không có cửa hàng riêng chịu ảnh hưởng nặng nề vì việc đóng cửa các trung tâm thương mại.

Bà DArpizio cảnh báo rằng cuộc khủng hoảng càng kéo dài, một số thương hiệu sẽ cạn kiệt tiền mặt, buộc một số phải ngừng kinh doanh và một số khác phải tái cơ cấu. “Tình hình càng kéo dài, chúng ta càng có nguy cơ khủng hoảng kéo dài vĩnh viễn", vị chuyên gia khẳng định.

Mặc dù nhiều thương hiệu xa xỉ như Chanel, LVMH hay Tiffany đều ghi nhận doanh số tăng vọt tại thị trường Trung Quốc sau khi lệnh đóng cửa được dỡ bỏ. Tuy nhiên, điều này không bù đắp được sự sụt giảm dòng tiền mà các thương hiệu này thu từ khách Trung Quốc trên toàn cầu. Tương lai của ngành thời trang phụ thuộc vào hai lĩnh vực lớn, trong đó lĩnh vực thứ nhất là du lịch. Các lệnh đóng cửa biên giới và tình trạng lây lan "dễ dàng" của virus đã khiến ngành du lịch thế giới "ngủ đông" và khiến doanh số bán các loại hàng hóa "xa xỉ", thường được mua bởi khách du lịch nước ngoài sụt giảm, mặc dù một phần nhỏ đã tạm hồi phục, nhờ vào tiêu dùng trong nước.

Bên cạnh đó, phải kể tới nguồn thu khổng lồ của ngành thời trang cao cấp, trong đó phần lớn đến từ nhu cầu của khách Trung Quốc, chiếm tới 35% chi tiêu "xa xỉ" toàn cầu năm 2019. Các chuyên gia từ Công ty Bain nói, trong điều kiện bình thường, khách hàng Trung Quốc sẽ chiếm lĩnh tới 50% doanh thu "hàng hiệu" vào năm 2025.

Theo đánh giá của công ty chuyên nghiên cứu thị trường Bain & Company, thời gian phục hồi đáng kể cho ngành công nghiệp xa xỉ là phải đến năm 2022, thậm chí năm 2023, khi đó doanh số tăng trưởng mới đạt được con số như của năm 2019.

Bên trong một trung tâm mua sắm lớn ở bang California (Mỹ).

Bao giờ kinh tế thế giới phục hồi?

Đây là câu hỏi mà tất cả các doanh nghiệp đều quan tâm. Dịch COVID-19 bị đánh giá là cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội nghiêm trọng nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ 2. Thậm chí, việc các doanh nghiệp phải đóng cửa và các nước áp đặt lệnh phong tỏa có thể đẩy thế giới rơi vào suy thoái tồi tệ nhất kể từ cuộc đại suy thoái những năm 1930. Theo tính toán của Quỹ Tiền tế quốc tế (IMF), tổng giao dịch thương mại thế giới sẽ tăng khoảng 8,3% trong năm 2021 sau khi giảm 10,4% trong năm nay. Điều này cho thấy, dù có tín hiệu khả quan thì các nước vẫn sẽ mất thời gian ít nhất một vài năm để có thể phục hồi hoàn toàn.

Triển vọng kinh tế thế giới vẫn chưa chắc chắn và phụ thuộc chủ yếu vào diễn biến dịch COVID-19. Ở tình huống bất lợi, khi việc kiểm soát dịch bệnh trở nên khó khăn hơn dự kiến, các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2 sẽ khiến con số dự báo về tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu năm 2020 giảm 0,75 điểm phần trăm và năm 2021 sẽ giảm gần 3 điểm phần trăm, so với mức dự báo tăng trưởng 5,2% hiện nay.

Trong báo cáo trước thềm Hội nghị Bộ trưởng tài chính G20, IMF giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2020 ở mức -4,4% và +5,2% trong năm 2021. Tuy nhiên IMF cảnh báo đà phục hồi có dấu hiệu chậm lại tại các quốc gia có tỷ lệ lây nhiễm COVID-19 tăng cao, dẫn đến phục hồi không đồng đều và hạ triển vọng đối với nhiều thị trường mới nổi.

Minh Trang (Tổng hợp)

Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Lào Cai ngày 21/11 cho biết vừa hoàn thành bản kết luận điều tra vụ án lừa đảo môi giới hôn nhân với người nước ngoài… Đây chỉ là một trong những vụ án được Công an tỉnh Lào Cai điều tra, phát hiện trong thời gian qua. Theo Công an tỉnh Lào Cai, từ khi Chính phủ áp dụng chính sách cấp visa điện tử (Evisa) cho người nước ngoài, số người Trung Quốc dùng thị thực Evisa nhập cảnh Việt Nam tăng lên. Một số đã khai mục đích du lịch hoặc làm việc để sang Việt Nam tìm vợ… Từ các vụ án được phát hiện đã gióng lên hồi chuông cảnh báo.

Mang trong mình dòng máu của đồng bào dân tộc Cor, nhưng lại có hơn 3 năm công tác ở xã vùng cao Sơn Trung, huyện Sơn Hà (Quảng Ngãi) và nặng nghĩa tình với đồng bào dân tộc Hre nơi đây, Đại úy Hoàng Thị Lan Phương luôn coi vùng đất này như quê hương thứ 2 của mình.

Công an TP Hà Nội phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an đồng loạt tiến hành triệu tập 26 đối tượng và khám xét khẩn cấp 8 địa điểm, thu giữ nhiều tài liệu, tang vật gồm 129,3 tấn nguyên liệu khí N2O ("khí cười"); 14 hệ thống máy móc, thiết bị san chiết khí; 2 máy bơm khí; 610 kg viên nén khí N2O; 71.668 chai khí thành phẩm; 6.586 vỏ bình khí; 50 kg vỏ bóng; nhiều điện thoại di động, máy tính cá nhân…; tạm giữ 23,17 tỷ đồng cùng 9.300 USD liên quan hoạt động phạm tội. 

Ít nhất 120 người đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công của Israel vào Gaza trong hai ngày qua, theo các quan chức y tế Palestine, trong bối cảnh Israel tăng cường các cuộc ném bom trên khắp vùng lãnh thổ bị bao vây này.

Theo bà Nguyễn Thị Minh Tâm, Trưởng phòng Kỹ thuật an toàn môi trường, Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cho biết, xyanua và các hợp chất nằm trong nhóm hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh.

Từng được mệnh danh là “Thụy Sĩ của Trung Đông” nhờ sự phát triển thịnh vượng và đa dạng văn hóa nhưng hiện nay, Lebanon đang chìm sâu trong một giai đoạn đen tối. Những năm gần đây, đất nước này đã phải đối mặt với hàng loạt khủng hoảng chồng chất từ sự suy thoái kinh tế, chia rẽ chính trị, đến xung đột quân sự dữ dội với Israel. Tình hình hiện tại đã đưa Lebanon tới ngưỡng cửa sụp đổ hoàn toàn, đòi hỏi những nỗ lực không chỉ từ nội tại mà còn từ cộng đồng quốc tế để cứu vãn và tái thiết.

Trong bối cảnh cả Nga và Triều Tiên đều chịu áp lực nặng nề từ các lệnh trừng phạt quốc tế, hai quốc gia đã tìm thấy điểm tựa chiến lược để tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Từ kinh tế, quân sự đến ngoại giao, mối quan hệ này không chỉ giúp họ đối phó với sự cô lập, mà còn góp phần tái định hình cục diện địa chính trị tại Đông Bắc Á.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文