Những nghề hái ra tiền ngày Tết

21:00 25/01/2016
Với nhiều người, dịp cuối năm là cơ hội không thể bỏ qua để kiếm tiền. Có những nghề tưởng chừng vô cùng đơn giản nhưng cũng kiếm hàng triệu đồng/ngày. Và nó trở thành khoản thu nhập được chờ đợi mỗi dịp Tết đến.

Hốt bạc nghề "tút lại" đồ thờ

Những ngày Tết bất cứ gia đình nào cũng muốn ban thờ của gia đình, dòng họ mình được trang hoàng. Chính vì thế dịch vụ "tút tát" lại đồ thờ đang là dịch vụ ăn khách bậc nhất những ngày cận Tết. Chúng tôi có một cuộc khảo sát tại một số cửa hàng kinh doanh đồ thờ tại khu vực nội thành Hà Nội và được biết năm nay dịch vụ này đắt hơn so với những năm trước khoảng 20%. Giá cả cho mỗi bộ đồ thờ tùy thuộc vào kích cỡ, địa điểm của khách. Khu vực nội thành, bộ đồ thờ cỡ trung giá khoảng 500 nghìn đồng, bộ đại có giá khoảng 800 nghìn đồng đến 1 triệu. 

Anh Nguyễn Văn Bình, khu vực chợ Hà Đông chia sẻ: "Khách thường đặt đánh bóng đồ thờ trước Tết khoảng 1 tháng. Chúng tôi ở đây nhiều việc quá phải từ chối rất nhiều. Do nhu cầu quá lớn mà thợ đánh bóng cứng tay thì lại hiếm, những đồ thờ quý giá không thể để thợ non tay làm được".

Nếu chịu khó và có tay nghề cứng người tút lại đồ thờ có thể kiếm vài triệu mỗi ngày.

Theo tiết lộ của những ông chủ này thì một tay thợ cứng làm được khoảng 10 bộ/ngày, thu nhập cũng lên tới ngót chục triệu. Còn những tay thợ vừa vừa thì thu nhập vào khoảng 3 đến 5 triệu đồng/ngày.

Nghề tảo mộ thuê

Theo phong tục của người Việt cứ vào những ngày cận Tết người thân đi tảo mộ cho gia đình. Thế nhưng, vì công việc rất nhiều người không thể làm việc này đúng dịp. Và, nghề tảo mộ thuê đã ra đời. Chúng tôi có mặt tại khu vực nghĩa trang Bất Bạt (Ba Vì, Hà Nội) để tìm hiểu về nghề mới mẻ này. Theo những người dân sống quanh nghĩa trang thì khoảng 5 năm nay, nghề tảo mộ thuê mới bắt đầu nở rộ.

Giá cho mỗi ngôi mộ cao thấp tùy theo yêu cầu của khách. Nếu chỉ làm cỏ, thắp hương và khấn giá khoảng 300 đến 500 nghìn đồng/ngôi. Nhiều gia đình có điều kiện muốn làm cỏ, khấn, cạo vôi, quét sơn lại, thậm chí trồng thêm hoa thì giá có thể lên tới 3 đến 5 triệu đồng tùy theo kích thước từng ngôi mộ. Theo những chủ thợ tiết lộ: Trong tháng Chạp, nếu nhiều việc, mỗi người cũng kiếm 2 đến 3 triệu đồng/ngày. Chị Thu nói thêm: "Gia đình tôi chỉ có mấy sào ruộng, cả năm trông chờ vào tháng cuối năm đi tảo mộ thuê. Chịu khó, cả gia đình cùng làm thì cũng kiếm được vài chục triệu".

Trông nhà thuê dịp Tết

Ngày Tết là cơ hội xum vầy nhưng nhiều người lại chịu hy sinh niềm hạnh phúc đó để kiếm tiền bằng cách nhận trông nhà thuê. Bởi với họ, đây là cơ hội kiếm tiền hiếm có. Anh Nguyễn Xuân Bách, 33 tuổi quê Thanh Oai (Hà Nội) 3 năm nay chưa năm nào anh được đón giao thừa cùng với gia đình. 

"Cứ từ 28 Tết đến khoảng mồng 3 là tôi ra ngoài Hà Nội trông nhà thuê cho người ta. Năm đầu tôi trông nhà cho người bác họ đi du lịch ở TP Hồ Chí Minh, 5 ngày tôi được bác ấy trả cho 3 triệu đồng. Chắc thấy tôi làm việc tử tế nên năm sau bác ấy lại giới thiệu cho gia đình một người bạn. Năm đó tôi được gia đình họ trả cho 5 triệu đồng/5 ngày. Thôi thì chịu hy sinh một tí nhưng lại có thu nhập cao. Bình thường tôi đi phụ vữa nặng nhọc thế cả tháng thu nhập chắc cũng chỉ cỡ từng đó. Đằng này chỉ việc ăn với ngủ mà lại rủng rỉnh tiền thì ai chả ham".

Nghề chăm thú cưng

Trong số những nghề hốt bạc ngày Tết phải kể đến nghề trông thú cưng thuê. Nghề này tuy cho thu nhập cao nhưng không phải ai cũng làm được bởi để chăm được thú cưng, họ phải am hiểu bệnh tật, đặc thù sinh hoạt của con vật. Hơn nữa, ai muốn làm nghề lâu dài thì phải đầu tư mua một số vật dụng như chuồng, bồn tắm, mũ tắm… Bạn Lê Ngọc Bích, Đại học Thương mại cho biết: "Lúc đầu khi quyết định làm nghề này, em bị bố mẹ phản đối rất nhiều vì cho là vớ vẩn, làm gì có ai thuê mà đầu tư tiền. Sau thấy em kiên quyết bố mẹ cũng thôi. 

Quả là ban đầu em cũng gặp một số khó khăn như chưa có kinh nghiệm chăm sóc nên người thuê không tin tưởng lắm nhưng sau do em chịu khó học hỏi nên bây giờ thì nhiều người thuê lắm. Năm nay người thuê đặt lịch đã quá tải rồi. Làm nghề này em không thể tham được, phải giữ uy tín. Vì đó là thú cưng của người ta, có những con thú, người ta phải bỏ cả vài chục triệu mới mua được, nếu mình trông không tốt mà để xảy ra chuyện gì thì không có tiền mà đền nổi".

Kiếm tiền nhẹ nhàng nhưng không phải ai cũng làm được.

Thù lao cho dịch vụ trông giữ thú cưng này phụ thuộc vào đặc điểm con vật và cân nặng, điều này cũng đồng nghĩa với lượng thức ăn tương ứng. Bích chia sẻ: "Nếu là mèo thì giá sẽ rẻ thôi, khoảng 100 nghìn đồng/ngày vì mèo dễ trông và không tốn thức ăn. Nhưng nếu là chó thì số tiền này có thể sẽ tăng lên gấp đôi". Trong thời gian gửi, khách hàng có thể gọi điện bất cứ lúc nào để hỏi về tình trạng của thú cưng.

Phong Anh

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文