“Ca sỹ” Lệ Rơi và hiệu ứng đám đông thế giới phẳng

08:00 17/07/2014

Những đám đông huyên náo ồn ào. Những đám đông hồn nhiên, đang hùa vào nhau, vô tình làm nhộn nhạo và biến dạng một số thang giá trị. Những đám đông @. Rồi bỗng chốc, họ quay sang bảo đời nhạt quá. Họ tự nhận mình là lũ người cô đơn, vớ vẩn, cả thèm chóng chán… 

Từ "Hội phát cuồng vì ca sỹ Lệ Rơi"

Gần một tháng trở lại đây, hiện tượng Lệ Rơi xuất hiện làm chao đảo cộng đồng mạng. Báo chí vào cuộc. Các phóng viên lũ lượt kéo nhau về tận vườn ổi và Lệ cốc của Rơi để phỏng vấn, chụp ảnh, quay phim, đủ cả. Thậm chí, vừa qua, một tờ báo điện tử còn mời Rơi ra Thủ đô giao lưu cùng những người hâm mộ. "Lệ Rơi - anh nông dân từ sau lũy tre làng bước ra thế giới phẳng". Thật phẳng quá cơ. Và cũng thật là thời cơ quá cơ!

Không chỉ được truyền thông săn đón, sự nổi tiếng của Rơi làm không ít người giới “sâu bít” thèm khát và chạnh lòng. Như ai đó nói cũng không ngoa, Lệ Rơi khiến Sơn Tùng bị lu mờ, Mr Đàm bị hững hờ, Mỹ Tâm bị thờ ơ. Toàn những cái tên nổi bần bật, mà giờ đều xẹp lép dưới tên Rơi. Có người còn bảo đến mấy "thánh cởi" như Bà Tưng, Ngọc Trinh ít nhất cũng phải mấy lần chiêu trò ra tấm ra món rồi mới được nổi tiếng.

Còn Rơi, chẳng mất công sức chi nhiều, hoàn toàn thoải mái, "hát cho vui", với giọng hát chẳng ăn nhập gì với ca khúc, thậm chí được xem là thảm họa, nghiễm nhiên "lù lù" tiến vào “sâu bít”. Nói Rơi vào “sâu bít” e hơi quá nhưng rõ ràng, rất nhiều fan hâm mộ đang kỳ vọng Rơi vào. Vì “sâu bít” với họ, cũng chỉ là một hình thức giải trí mà thôi. Vui là chính.

Và rồi đi cùng với những lời bày tỏ hâm mộ là gạch đá theo sau. Nhiều cuộc điện thoại gọi đến Lệ Rơi để hăm dọa, cấm hát tiếp. Áp lực quá, Rơi tuyên bố giải nghệ và hẹn sẽ quay lại lúc thích hợp và lợi hại hơn xưa. Rơi kể có một số bạn trẻ quá khích còn trèo tường vào nhà để xin chữ ký và chụp ảnh Idol, không kể đêm ngày. Đến nỗi Rơi phải thú nhận: "Mình nhìn thấy một số bạn hơi “hung dữ” nên cũng ở trong nhà".

Cụm từ “đắng lòng” được sử dụng vô tội vạ.

Tôi tin Rơi là người chân thật, chân thật từ giọng hát chân thật đi. Cũng vì cái nét thô mộc, chân chất đó mà nhiều người yêu quý giọng hát của Lệ Rơi. Lý do mà họ đưa ra là họ đã chán ngán với những chiêu trò, ánh hào quang giả dối và những khuôn mặt được đắp mặt nạ đèm đẹp của giới “sâu bít”. Vậy nên, khi "nam ca sỹ Lệ Rơi" đến từ Lệ cốc, thấp thoáng sau vườn ổi xuất hiện với lời ca tiếng hát gọi là "của nhà giồng được", "cây nhà lá vườn" thì anh chàng Lệ Rơi, tên thật là Nguyễn Đức Hậu, sinh năm 1987 này ngay lập tức nổi như cồn.

Tôi cũng tin Rơi không phải là người muốn tiến vào giới “sâu bít” vì Rơi từng tự nhận giọng hát của mình không được hay và mình cũng chỉ hát để mang lại niềm vui cho mọi người, chứ không dấn thân vào “sâu bít” đầy thị phi. Và khi một người như Rơi nói thế, thì tức là như thế.

Có điều, giá như Rơi cứ ở cái Lệ cốc với góc vườn của mình thôi. Rơi đừng đi xa hơn nữa. Giá như những fan hâm mộ của Rơi, cứ ở nguyên đó, yêu quý Rơi trong âm thầm, tìm đến Rơi để được vui thôi, đừng tung Rơi lên trời hay vào bất cứ quỹ đạo nào. Thì cuộc vui (dù chưa biết được vui dài hay vui lâu) này, cũng là vui thay! Và chắc chắn đó là một cuộc vui văn minh, lịch sự.

Thế nhưng, mọi thứ đang trở nên quá đà. Đám đông (fan và cả untifan) quá đà và Rơi cũng đang rơi quá đà. Và suy đến cốt lõi vấn đề, hiện tượng Lệ Rơi, cũng chỉ là sản phẩm của một đám đông huyên náo, ồn ào. Đám đông ấy, hùa vào nhau tung hô thái quá. Hết tung Rơi như một Idol sáng chói của âm nhạc Việt Nam rồi quay sang mắng nhiếc, sỉ vả những người thuộc phe untifan. Một người như Rơi, lẽ ra không nên là tâm điểm của giới truyền thông. Cuộc vui không còn vui nữa rồi!

Rơi, chắc chắn không phải là một ca sỹ. Rơi chỉ đơn thuần là một người yêu ca hát và muốn qua tiếng hát mang lại niềm vui cho mọi người, đồng thời thư giãn sau thời gian làm vườn mệt mỏi, coi như là giải trí và xả stress. Hết. Ai yêu mến Rơi thì cứ yêu mến. Và yêu mến thôi, nhưng đừng dựng hội tụ họp phát cuồng. Nghe đến cái tên "Hội những người phát cuồng vì ca sỹ Lệ Rơi" mà hãi! Tội Rơi lắm!

Hiệu ứng đám đông, và câu chuyện thế giới phẳng dần

Đây không phải là lần đầu tiên trên mạng xã hội có cụm từ "Hội những người phát cuồng…". Phát cuồng vì đủ thứ âm ty củ tỷ trên đời, và nó trở thành một cụm từ hầu như "nhẵn mặt" giới xì-tin. Này thì "Hội những người phát cuồng vì thầy Quốc Hùng", "Hội những người phát cuồng vì chim sẻ đi nắng", "Hội những người phát cuồng vì trai xinh gái đẹp trường PTNK", "Hội những người phát cuồng vì cung Ma Kết", "Hội những người phát cuồng vì thịt chó"… Cái gì cũng phát cuồng cả. Thậm chí, cả những điều chẳng có gì phát cuồng cũng phát cuồng. Hình như phát cuồng theo thói quen?

Vào mạng bây giờ, đủ thứ hội hè miên man. Không chỉ có "hội phát cuồng" mà còn vô số các hội, các nhóm được lập ra và lôi kéo hàng nghìn, hàng triệu người tham gia. Mỗi hội lại có một kiểu hoạt động, cập nhật khác nhau. Riêng về hội dành cho những người chán đời cũng có tới hàng chục trang. "Hội những người chán đời, nản lòng", "Hội những người chán đời và muốn gặp thần Chết", "Hội những người chán đời chán đủ thứ", …

Thậm chí ngay cái tên quá ư là mâu thuẫn như "Hội những người chán đời yêu cuộc sống" cũng được lập ra. Khó hiểu quá!

Viết đến đây, tự dưng lại nhớ đến quãng thời gian ngắn trước hiện tượng Lệ Rơi, có dạo mạng xã hội bị "ngộ độc" bởi trào lưu "đắng lòng" rồi trước đó nữa là "Có một sự… không hề nhẹ", "Em đẹp em có quyền", "Cạp đất mà ăn"…

Gần như những cụm từ này được cư dân mạng dùng nhan nhản, vô tội vạ, kiểu gì cũng dùng được, từ than thở, bế tắc cho đến hào hứng, vui vẻ đủ cả. Mục đích là để câu view (câu lượng người đọc) ở trên mạng và "độn" thêm tính hài hước ở ngoài đời. Thậm chí, trào lưu này "hot" đến nỗi, danh hài Chí Trung còn sáng tác một bài thơ mang tên "Thơ đắng lòng với trào lưu đắng lòng" tung lên trên facebook cá nhân của mình. Anh viết: "Xem ra cả một "cộng đồng / Mười người thì tám người... lòng đắng ngơ".

Danh hài Chí Trung gọi trào lưu này là "cơn": "Biết làm sao được bây giờ?/ Thuốc chữa" chưa có, đành chờ "dịu cơn"/ Qua đi năm, bảy, mười hôm/ Xuất hiện từ khác, thay luôn, ngại gì!/ Giờ thì cứ "đắng lòng" đi.../ Đắng lòng vì chẳng có chi....đắng lòng!".

Danh hài Chí Trung làm thơ về trào lưu "đắng lòng" của giới trẻ.

Thật, đắng lòng vì chẳng có chi đắng lòng!". Rõ ràng, đó là cơn ngắn ngủi và cả thèm chóng chán của giới trẻ hiện nay. Một thời gian rộ lên vì cái này, một thời gian sau rộ lên vì cái khác. Câu thơ của Chí Trung bao quát và chỉ ra đúng bản chất của những trào lưu ra đời ăn theo hiệu ứng đám đông này. Và đó là một "cơn" có thật. "Cơn" ngẫu hứng, "cơn" của thời đại @.

Thế nhưng, "cơn" này cũng là một "cơn" đầy tự sự nên nó là "cơn cớ". Nhiều cô đơn, lắm chán chường và như nhà văn Lê Văn Nghĩa viết trong một tác phẩm của mình là "Tôi thấy đứa con nít cầm smartphone ngồi chơi lầm lì trong một góc, còn ông nội thì ngồi đó một mình. Đó là cô đơn ngay trong cuộc sống hiện đại. Ngày xưa, chẳng có những thứ ấy nhưng con nít vẫn lớn lên đầy ước mơ, hoài bão và trở thành những người có ích".

"Cơn" này, là sản phẩm của nỗi cô đơn đương đại. Nỗi cô đơn "không biết đâu mà lần". Thế nên mới có chuyện, không ai bảo ai mà cùng hùa vào một đám đông huyên náo, ồn ào như thế. Và có phải với một thế hệ suốt ngày chỉ biết cắm đầu cắm mặt vào smartphone, điện thoại, máy tính, những chiêu trò, những Lệ Rơi, những "đắng lòng", những "có một sự… không hề nhẹ"… mới làm thỏa mãn nỗi chán chường không đâu. Nỗi cô đơn số!

Tuy nhiên, đám đông đầy cơn cớ ấy cũng không thể lọt thỏm vào nỗi cô đơn đó mãi được. Cùng với sự ra đời của những hội nhóm, những cụm từ được dùng theo trào lưu số đông đang dần dần thống lĩnh và chi phối ngôn ngữ, văn hóa đương đại. Đi cùng với đó là sự chuyển dịch dần sang cách tiếp cận và tư duy khác trước nhiều vấn đề của đời sống, không chỉ đơn thuần là thế giới của các bạn trẻ, của hội những người phát cuồng và hội những người chán sống… Đó là câu chuyện của cả thế hệ.

Một thế hệ, nếu không cẩn thận, bằng sự hồn nhiên và "thành thật" ngẫu hứng của mình, biết đâu làm xô lệch và làm gãy vụn cả những giá trị chuẩn mực. Không chỉ về chuẩn mực ngôn ngữ, chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực về quan điểm sống - chết . Còn đó là chuẩn mực của một nền văn hóa đang trong cơn "thoi thóp" với nhiều giá trị nhòe dần và phẳng dần

Đậu Dung

Đối tượng mạo danh là “Trưởng phòng Công an TP Đà Nẵng”, sau đó thông báo số điện thoại của nạn nhân liên quan đến việc làm ăn phi pháp; đồng thời đe dọa, yêu cầu nạn nhân cầm sổ đỏ và chuyển tiền để chứng minh mình không vi phạm. Hậu quả, nạn nhân sập bẫy Công an giả sau 2 lần chuyển tổng cộng mất hơn 2 tỷ đồng...

Tại cơ quan điều tra, Luận khai nhận, 1 quả thận được Luận mua với giá từ 380 triệu đến 450 triệu đồng, sau đó môi giới bán cho người mua có nhu cầu ghép thận với giá dao động từ 1 tỷ đến 1,45 tỷ đồng. Trong khi Luận đang tổ chức ca môi giới ghép thận vào ngày 20/12/2024 thì bị lực lượng Công an phát hiện, bắt giữ.

Liên quan vụ truy bắt đối tượng trộm cắp xe ô tô ở Ninh Thuận, chiều 24/12 Phòng CSGT Công an tỉnh Ninh Thuận cho biết, vừa nhận được thư cảm ơn của ông Võ Tấn Long (SN 1976, trú ở 126 Hải Thượng Lãn Ông, phường Tấn Tài, TP Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận).

Đây là ý kiến chỉ đạo của Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ tại Hội nghị triển khai Sổ Sức khỏe điện tử, cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; triển khai bệnh án điện tử, thúc đẩy kết nối, liên thông dữ liệu giữa Bệnh viện Bạch Mai với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh và đẩy mạnh triển khai các nội dung của Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, chiều 23/12.

Theo truyền thông địa phương, các lính cứu hỏa được cho là gặp khó khăn trong quá trình tiếp cận khu vực hỏa hoạn tại tháp Eiffel. Cơ quan dịch vụ khẩn cấp Paris đã phải sơ tán hơn 1200 khách du lịch đang thăm quan công trình kiến trúc mang tính biểu tượng của Thủ đô nước Pháp. 

Chiều 24/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam đối với Trịnh Thành Đức (SN 1996, biệt danh là Lil Ken) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Thị Lan (vợ cũ Đức, SN 1998, ngụ quận Bình Tân) cùng về hành vi trên.

Đăng tải thông tin sai sự thật về vụ việc phóng hỏa quán cafe ở số 258 đường Phạm Văn Đồng (phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) lên các hội nhóm trên mạng xã hội, chị  H.T.L đã bị Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) triệu tập làm việc và ra quyết định xử phạt hành chính 7,5 triệu đồng về hành vi “cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật”.

Trước những dấu hiệu bất thường liên quan đến việc lập, phê duyệt quy hoạch, thực hiện dự án Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Lâm Bình (huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh), Thanh tra Bộ Xây dựng vừa có văn bản yêu cầu địa phương này làm rõ, đồng thời có văn bản báo cáo Thanh tra Bộ trước ngày 25/12/2024.

Nam thanh niên khai tên là Nguyễn Trần Huy, SN 2007, trú tại thôn Lê, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đang trên đường chở pháo về thì bị CSGT phát hiện, bắt giữ.

Ngày 24/12, tại Công an tỉnh Tuyên Quang, Bộ Công an tổ chức Hội thảo khoa học “Nhận diện xu hướng dịch chuyển của tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự lên không gian mạng”. Trung tướng Lê Quốc Hùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Bộ Công an chủ trì Hội thảo.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文