Cách làm hay trong giáo dục, cải tạo người lầm lỗi

15:30 01/11/2016
Mấy hôm nay, chị em phạm nhân ở phân trại K3, Trại giam Ninh Khánh háo hức đón chờ ngày cuối tuần. Ít ai nghĩ rằng, trong môi trường trại giam - nơi họ phải trả giá cho lỗi lầm của mình, họ vẫn được quan tâm, động viên như hàng triệu người phụ nữ bình thường khác...


Họ háo hức cũng phải bởi ngoài việc được nghỉ lao động, còn được Ban Giám thị tặng quà cho tất cả mọi người, trong đó những chị em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, không có người thăm còn được tặng quà từ tiền quyên góp của CBCS Trại giam Ninh Khánh - những người thầy, người cô của họ.

Dù 7h mới bắt đầu làm lễ mít tinh kỷ niệm, nhưng các nữ phạm nhân dậy khá sớm. Ai cũng chọn bộ quần áo sạch sẽ nhất, tỉ mỉ trang điểm, tết tóc cho nhau khiến không khí càng rộn ràng như ngày hội. Buổi mít tinh diễn ra khá trang trọng, các phạm nhân được ôn lại truyền thống quý báu của phụ nữ Việt Nam, sự hi sinh của các thế hệ phụ nữ trong suốt chiều dài lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và trong công cuộc xây dựng Tổ quốc hiện nay.

Đại tá Phạm Hữu Học, Giám thị Trại giam Ninh Khánh thay mặt Hội đồng Giám thị chúc mừng chị em phạm nhân, căn dặn họ cố gắng phấn đấu cải tạo thật tốt để sớm trở về với gia đình, cộng đồng.

Sau lễ mít tinh, Ban Giám thị Trại giam Ninh Khánh đã tổ chức đối thoại, lắng nghe ý kiến của các phạm nhân. Đây là công tác thường xuyên ở đơn vị. Theo đó, hằng quý, Giám thị sẽ trực tiếp gặp gỡ, đối thoại, trả lời các câu hỏi, thắc mắc của phạm nhân.

Ban Giám thị Trại giam Ninh Khánh tặng quà cho các phạm nhân.

Tại cuộc đối thoại này, bất cứ ai có khúc mắc, trăn trở gì đều được tự do nêu ý kiến của mình. Sau phút ngại ngùng ban đầu, chị Nguyễn Thị Hiền giơ tay xin phát biểu. Chị cho biết, gia đình có người thân cùng thi hành án ở Trại giam Ninh Khánh, trước kia không được gặp nhau, nhưng sau khi đề đạt ý kiến, hiện đã được Trại cho thăm gặp nên rất phấn khởi, yên tâm cải tạo hơn.

Tuy nhiên, do chưa có quy định việc tặng quà giữa các phạm nhân nên chị rất muốn gửi một ít đồ ăn như mỳ tôm, ruốc cho em trai mình nhưng chưa được phép. Chính vì vậy, chị Hiền đề nghị Giám thị cho phép các phạm nhân được gửi quà cho nhau.

Đại tá Phạm Hữu Học thân mật trả lời, việc cho các phạm nhân là người thân trong gia đình (bố, mẹ - con; anh chị em ruột) thăm gặp nhau đã tạo được hiệu quả tích cực. Những người này đã động viên nhau cải tạo, học tập tốt hơn.

Về việc tặng quà giữa các phạm nhân, Ban Giám thị đồng ý cho các phạm nhân là nhân thân tặng quà cho nhau, nhưng việc tặng quà phải theo đúng quy định, phải báo cáo trước với cán bộ phụ trách trực tiếp để cán bộ kiểm tra, đồng ý mới được tặng, nếu không sẽ bị xử lí theo quy định.

Tiếp đó, phạm nhân Hoàng Thị Mai băn khoăn "Tôi và một số chị em có mức án dài, gia đình khó khăn nên không có điều kiện tiếp tế, thăm gặp thường xuyên nên khi những người hết án họ về, chị em tôi muốn xin lại ít đồ để dùng, nhưng diện tích nơi ở bé, để sẽ không được gọn gàng, đề nghị Ban Giám thị cho đóng thêm giá để chị em phạm nhân có thêm một chút diện tích để đồ đạc.

Đại tá Phạm Hữu Học giải thích, mặc dù Đảng, Nhà nước, lực lượng Công an rất quan tâm đến điều kiện ăn, ở của phạm nhân nhưng nhiều nơi vẫn còn chật chội, đây là khó khăn chung . Chị em phụ nữ sinh hoạt khác nam giới nên Ban Giám thị đồng ý bố trí thêm giá đỡ để chị em để đồ nhưng phải hết sức gọn gàng. Chỉ được để những đồ vật, tài sản mà quy định của Trại giam cho phép, đó là các đồ vật bằng nhựa, nghiêm cấm các đồ vật bằng kim loại. Trong đó, quần áo chỉ để đủ mặc, không được để lộn xộn, ảnh hưởng đến mỹ quan chung.      

Ngay sau đó, Đại tá Học đã giao đồng chí Phó Giám thị phụ trách hậu cần chỉ đạo việc đóng thêm giá đựng đồ cho phạm nhân, yêu cầu phải hoàn thành trong ngày. Nghe thế, cả hội trường vỗ tay rầm rầm hưởng ứng.

Các phạm nhân vỗ tay tán thưởng khi thắc mắc của mình được Ban Giám  thị giải đáp.

Ngồi ở phía cuối hội trường, phạm nhân Lò Thị Toàn rụt rè giơ tay xin phát biểu. Lúc micro được đưa đến, chị ấp úng mãi mới nói được lời cảm ơn đến các cán bộ Trại giam Ninh Khánh, nhất là cán bộ quản giáo trực tiếp quản lí đội phạm nhân.

Chị Toàn cho biết, chị là người dân tộc Thái, ở tận Sơn La. Do không biết chữ nên khi có người thuê xách ma tuý, bị án phạt 15 năm. Vào đây, được các cán bộ cho học chữ, bây giờ đã biết đọc, biết viết thư gửi về quê. Vừa rồi, chị bị ốm nặng, được các cán bộ đưa ra bệnh viện tỉnh, được chăm sóc chu đáo như người nhà nên chị rất xúc động.

Khi được hỏi về các chế độ, chính sách, ăn uống trong trại, phạm nhân có ý kiến gì không? Cả hội trường vỗ tay hào hứng, một chị xung phong phát biểu rất hăng hái "Chúng tôi được lao động 8 tiếng/ngày, 40 tiếng 1 tuần, công việc phù hợp với khả năng. Được ăn đủ theo quy định, được học văn hoá, xoá mù chữ, được tham gia văn nghệ, giải trí. Buổi tối được xem ti vi, đọc báo nên không có thắc mắc gì". Cả hội trường lại vỗ tay cảm ơn.

Đại tá Phạm Hữu Học cho biết, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có Quyết định về đặc xá năm 2016, đây là việc rất đáng mừng cho các phạm nhân. Chính vì vậy, các phạm nhân phải phấn đấu hơn nữa, không được vi phạm kỷ luật, phải sống có văn hoá, lao động phải đảm bảo ngày công, giờ công, việc học tập phải đầy đủ, mọi lúc mọi nơi, phải học tập lẫn nhau, cố gắng xây dựng Trại giam văn minh. Cố gắng đạt kết quả thi đua cao nhất để được sớm trở về với gia đình.

Trại đã bố trí ti vi, báo chí, các chị nên cố gắng xem các chương trình, đồng thời khi cán bộ phổ biến pháp luật thì nên lắng nghe, việc gì chưa hiểu rõ thì hỏi lại, nếu không nắm được sẽ mất quyền lợi. Nếu cán bộ có sai sót gì trong quá trình thực thi công vụ, các phạm nhân có quyền đóng góp ý kiến, đề nghị Ban Giám thị giải quyết.

Được biết, công tác đối thoại với phạm nhân được Trại giam Ninh Khánh thực hiện thường xuyên 1 quý/lần. Theo đó, trực tiếp Giám thị, các Phó Giám thị và các đơn vị chức năng sẽ gặp gỡ, trả lời tất cả các câu hỏi, thắc mắc của phạm nhân, trong đó những việc gì trong thẩm quyền, khả năng có thể giải quyết được thì sẽ giải quyết ngay; những việc ngoài thẩm quyền thì báo cáo hoặc chuyển các cơ quan chức năng giải quyết.

Một phạm nhân phát biểu ý kiến.

Đơn cử như trước đây, có một số phạm nhân chưa đồng tình với mức án của mình, muốn xin Giám đốc thẩm. Trại giam Ninh Khánh giải thích rõ  việc phạm nhân thi hành án­ tại Trại là có quyết định của Toà án; đồng thời hướng dẫn họ làm đơn, chuyển đến TAND Tối cao, Viện KSND Tối cao và các cơ quan chức năng xem xét giải quyết.

Khi có trả lời của các cơ quan có thẩm quyền, thì Trại sẽ thông báo lại, nếu chưa thoả đáng, phạm nhân có thể gửi đơn khác hoặc cấp cao hơn. Nhờ đó, các phạm nhân đều đồng tình, yên tâm cải tạo.

Hay như việc đem điện thoại vào trại giam, hiện nay đang là vấn đề khá nhức nhối. Tuy nhiên, tại Trại Ninh Khánh thì việc này không xảy ra. Sở dĩ như vậy, vì trong những lần đối thoại trước, các phạm nhân cho rằng có ít máy điện thoại cố định trong khi có nhiều người cần gọi. Trại giam Ninh Khánh đã lắp thêm 3 máy điện thoại (trước đây 2 máy) nâng tổng số là 5 máy điện thoại cố định cho mỗi phân trại, miễn phí tiền cước cho các phạm nhân.

Được gọi điện miễn phí lại dễ dàng, thuận tiện bởi chỉ cần đăng ký nội dung cuộc gọi với cán bộ, khi gọi có cán bộ giám sát theo quy định, các phạm nhân rất phấn khởi. Việc làm này cũng triệt tiêu luôn các vi phạm liên quan đến mang điện thoại vào trại giam.

Các trường hợp phạm nhân không có người thăm nuôi, không có tiền đóng án phí, Trại giam Ninh Khánh đã tặng quà, trích quỹ nộp tiền án phí cho họ để những người này có điều kiện được giảm án, đặc xá. Chính vì vậy, các phạm nhân này rất cảm động, cải tạo tốt.

Kết thúc buổi đối thoại, phạm nhân Vũ Thị Thu Hương, phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã thay mặt các phạm nhân nữ xúc động cho biết "buổi gặp mặt là động lực khơi dậy niềm tin hướng thiện trong mỗi phạm nhân, từ đó chúng tôi có phương hướng quyết tâm cải tạo, quyết tâm đứng dậy sau vấp ngã, xác định con đường phục thiện là con đường duy nhất để làm lại cuộc đời"...

Phương Thủy

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Chiều 5/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hoà Thành (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự đối với Biện Văn Cường (SN 1982, ngụ thị xã Hoà Thành) và Khấu Văn Thum (SN 1986, ngụ Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

“Cảnh sát cơ động: Tư tưởng vững vàng/ Nắng mưa chẳng quản/ Hăng say luyện rèn”là khẩu hiệu được 1.000 CBCS hô vang hào hùng tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ 2. Để chuẩn bị cho buổi lễ trọng đại này, trong 3 tháng qua, hơn 5.000 CBCS CSCĐ đã miệt mài khổ luyện trên thao trường để báo cáo với Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an những thành tích, chiến công đặc biệt xuất sắc.

Liên quan đến tình trạng tôm hùm ở vùng thả nuôi tôm ven biển xã Vạn Thạnh và xã Vạn Hưng nằm trong vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) chết hàng loạt như Báo CAND đã thông tin, ngày 5/5, PGS.TS Võ Văn Nha, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, cơ quan này vừa có báo cáo gửi đến Cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Khánh Hòa về kết quả khảo sát.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文