Cát tặc đang bức tử đôi bờ sông Thu Bồn

08:59 05/04/2017
Con sông Thu Bồn (đoạn qua thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) hiện đang bị bức tử, người dân sống hai bên bờ luôn sống trong thấp thỏm lo âu vì sạt lở.


Có những bến cát hình thành ven sông bằng cách tự phát, khai thác lén vào đêm khuya nhưng vẫn tấp nập các loại xe thay phiên nhau vào ra chở cát đi các nơi…Còn nhiều bến cát được cấp phép lại lâm vào cảnh: Khai thác quá dữ dội, đôi bờ sông bị "nuốt trôi", thậm chí lấn vào cả nhà dân và đất hoa màu ngày càng hẹp lại. 

Con sông Thu Bồn (đoạn qua thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) hiện đang bị bức tử, người dân sống hai bên bờ luôn sống trong thấp thỏm lo âu vì sạt lở. Riêng sự giám sát của cơ quan chức năng của địa phương hiện đang bị quá tải bởi: "Nhân lực ít, cát tặc vì lợi nhuận thì ngày càng liều lĩnh và manh động"!…

Nhức nhối vì những bến cát không phép 

Gò Nổi- một địa danh nổi tiếng của thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam từ bao đời nay gồm 3 xã Điện Quang, Điện Trung và Điện Phong, nơi bao bọc 3 con sông là Thu Bồn, Chiêm Sơn, Bến Giá; là nơi bắt đầu của sông Vĩnh Điện và Bến Giá. Người dân nơi đây có cuộc sống gắn liền với dòng sông và thu nhập từ nghề nông nhờ vào những bãi bồi rộng lớn đầy ắp phù sa. Vậy nhưng,  thời gian gần đây, tại khu vực các xã này tình trạng sạt lở xảy ra khủng khiếp, nhất là khu vực xã Điện Trung.

Theo người dân, sở dĩ xảy ra tình trạng trên, chỉ một phần nhỏ do thiên tai lũ lụt, còn hầu hết là do tình trạng khai thác cát trên lòng sông Thu Bồn quá dày đặc, khiến lòng sông bức tử, tình trạng sạt lở vốn đã nghiêm trọng lại càng… kinh hoàng hơn.

Theo tìm hiểu, cả thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) chỉ có 5 mỏ cát được cấp phép hoạt động với đa số là các mỏ nhỏ lẻ. Mỏ lớn nhất cũng ước chừng đạt sản lượng khoảng 50 ngàn khối/năm. Nhưng trên thực tế, chỉ riêng tại xã Điện Minh, thị xã Điện Bàn có đến gần 10 điểm tập kết cát không phép sau nhà dân trên 1 tuyến đường dài chưa đến 500m.

Chỉ cần chạy dọc trên tuyến quốc lộ 1A (cũ), chạy qua địa phận xã Điện Minh (thị xã Điện Bàn), đã có thể thấy những bến tập kết cát nằm ngay sát nhà dân hoạt động hết công xuất. Những điểm tập kết cát này, thậm chí còn "sôi động" như  những công trường, đủ loại xe cộ lớn nhỏ thay phiên nhau vào ra chở cát đi nơi khác tiêu thụ…. Gây ồn ào, mất ATGT trên tuyến đường đi lại của dân và khu vực dân cư sinh sống,  nhưng lạ là không thấy có sự giám sát của cơ quan chức năng nào.

Bờ sông Thu Bồn bị sạt lở tại khu vực xã Điện Trung, thị xã Điện Bàn.

Đi dọc bờ sông ở khu vực Gò Nổi, chúng tôi cũng không khỏi xót xa khi nhìn thấy cảnh sạt lở kinh hoàng. Nhất là tại khu vực xã Điện Trung, Điện Phong… Một người dân dẫn chúng tôi ra phía sông ở thôn Hòa Giang, xã Điện Trung chua chát rằng, giờ sông dường như không có bờ mà là "hầm sông". Bờ đất giờ chênh vênh, cao như một cái vực, còn mép nước thì lọt thỏm dưới sâu.

Chỉ ra phía bụi tre nằm cách mép nước gần 50m, người này thở sài thườn thượt: "Cách đây hai năm đó là bờ, mà nay đã nằm gần giữa lòng sông, thậm chí có đoạn bờ sông trước đây cách bờ hiện tại gần 100 m. Thấy đất bị sông "nuốt", mất đất, người dân ai cũng xót. Nguyên nhân do một phần từ thiên tai, những trận lũ quét, nhưng phần không nhỏ do khai thác cát quá dữ dội"…

Quả thật, tầm trưa, khoảng 10 tàu cỡ lớn chở cát chạy dọc sông từ phía xã Điện Thọ dọc xuống theo hạ lưu sông Thu Bồn chạy qua Điện Trung và Điện Phong. Hai bên bờ, mỏ cát vây quanh.  Mấy năm trở lại đây, ban ngày thì tàu hút, khai thác có phép, còn ban đêm thì tàu khai thác không phép hoạt động về khuya, người dân cung cấp. Bởi thế, tình trạng sạt lở ở khu vực Gò Nổi ngày càng nghiêm trọng, đất mất dần, đất hoa màu người dân ngày càng hẹp lại, ngày càng lấn vào nhà dân khiến ai cũng lo lắng.

Đáng lo ngại hơn, những điểm tập kết cát này hình thành ven sông từ nhiều năm nay, hàng ngày tiếp nhận hàng trăm m³ cát từ các tàu hút cát không rõ nguồn gốc về "tập kết, bán lại". Người dân thôn Hòa Giang (xã Điện Trung) cũng bức xúc: "Trước đây chúng tôi thuê đất của xã, mỗi hộ cũng được khoảng gần 4 ha đất để trồng hoa màu, nhưng do sạt lở năm nay chỉ còn thuê được 1 ha, đất sạt lở chúng tôi cũng điêu đứng theo. Cũng theo họ phản ánh, những tàu hút cát thường rời bến vào ban đêm để hút cát, sau khi "no" cát thì chở về những điểm tập kết này bán, xe cộ cứ ra vào lấy cát ầm ầm khiến cho tình trạng ô nhiễm xảy ra, người dân đã nhiều lần kiến nghị lên chính quyền địa phương nhưng không thấy giải quyết.

Những bãi tập kết nằm khuất sau khu dân cư vẫn hàng ngày "đón" hàng chục chuyến xe chở cát.

Xử lý nhiều, "cát tặc" vẫn lộng hành?

Được biết, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Đinh Văn Thu  đã có chỉ đạo về việc khai thác tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Theo quy định về khai thác tài nguyên khoáng sản thì các điểm tập kết khoáng sản muốn hoạt động bến bãi (bến thủy nội địa) phải được Sở GTVT cấp phép, phải đảm bảo đầy đủ về các tiêu chí bảo vệ môi trường theo quy định. Nếu như vậy, việc hoạt động của hàng chục điểm tập kết cát gây ảnh hưởng đến khu dân cư nhưng tại sao chính quyền sở tại lẫn cơ quan chuyên môn đề làm ngơ?!...

 Tuy nhiên, khi trả lời câu hỏi của PV về các bến tập kết cát này chưa đủ thủ tục pháp lý của cơ quan chức để hoạt động…, ông Phạm Ngọc Anh, Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) thị xã Điện Bàn lại cho rằng: "Những bãi tập kết đó hình thành từ rất lâu đời rồi. Nói chung là trong quá trình là vừa rồi phòng TN&MT đã thống kê kiểm tra hết lại và hướng dẫn người ta làm các trình tự thủ tục tiếp theo để chỉnh đốn lại cho nghiêm túc?!".

Nói về tình trạng sạt lở, ông Trần Tình, Chủ tịch xã Điện Trung cho biết, năm 2016 trên địa bàn xã bị sạt lở bờ sông kéo dài 300m, sạt lở mất 2 ha đất, còn những năm qua, xã mất 20ha đất bị trôi xuống dòng sông do sạt lở. Nguyên nhân sạt lở cực kỳ nghiêm trọng là do trước đây Nhà nước có quyết định xây kè mang tên Điện Trung nhưng sau lại làm cho xã Điện Quang trước, còn Điện Trung chỉ  mới làm được khoảng 300m, còn 400m chưa làm. Hơn nữa, do làm đập tràn theo kiểu "dóc võng", hình chữ U nên nước xoáy vào đây gây sạt lở bờ sông. Ngoài ra, có một phần do tình trạng khai thác cát trên khu vực sông nhiều gây sạt lở".

Và "Ông Bùi Văn Ba, trưởng phòng Khoáng Sản, sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Quảng Nam thì khẳng định: "Việc sở Tham mưu cho tỉnh cấp phép các mỏ, trong đó có mỏ hút cát ở khu vực thị xã Điện Bàn thì cũng theo trình tự và theo quy hoạch. Sau khi doanh nghiệp muốn lập mỏ thì xã phường đề xuất lên huyện, huyện kiểm tra các thủ tục cần thiết rồi đề xuất lên tỉnh, tỉnh chỉ đạo sở tham mưu, lập đoàn kiểm tra cùng các cơ quan chức năng, nếu đủ điều kiện mới được cấp phép. Tuy theo quy hoạch, nhưng thực tế diễn biến trên sông khó lường thiên tai hoặc tác động khách quan, chủ quan  gây sạt lở thì chính quyền địa phương cấp xã phường phải báo cáo, huyện kiểm tra, khi nào vượt quá thẩm quyền thì sở tham mưu cho tỉnh xử lý. Còn khi sở đi kiểm tra mà cấp nào chưa thực hiện đúng theo quy định thì cấp đó chịu trách nhiệm…".

Trao đổi về vấn đề nhức nhối này, Trưởng Công an xã Điện Trung, ông Huỳnh Thanh Thanh cung cấp: Vào sáng 19-3-2017, nhận tin báo của người dân, Công an xã Điện Trung đã phối hợp với thôn Hòa Giang  phát hiện 2 chiếc tàu của  Công ty Gia Lộc (có mỏ cát ở xã Điện Phước phía đối diện" hút cát lấn qua phía sông của xã Điện Trung. Cơ quan chức năng phải đẩy đuổi tàu khai thác lấn qua vùng vi phạm.

Cũng theo Công an xã Điện Trung, năm 2016 và đầu năm 2017 lực lượng Công an xã phối hợp với xã Điện Phong phát hiện xử lý hơn mười trường hợp vi phạm khai thác trái phép. "Cái khó của chúng tôi là biết họ khai thác trái phép đó, nhưng do đêm tối, mình không có ghe, phải đi mượn ghe để đi kiểm tra, khi ra tới nơi thì tàu họ chạy đi mất tiêu. Còn nếu kiểm tra thì họ lách luật, hợp thức hóa bằng một giấy mua bán cát hợp pháp nào đó, thì chúng tôi cũng chịu, không thể xử phạt được"… Trung tá Nguyễn Phước Pháp, Đội trưởng Đội Kinh tế- Ma túy- Môi trường Công an thị xã Điện Bàn cho rằng, ở khu vực sông Thu Bồn qua thị xã Điện Bàn chỉ 10km mà có đến 11 mỏ được cấp phép thì quá dày. Chưa kể những tàu khai thác trái phép nữa thì "không sạt lở mới chuyện lạ".

Nhưng cũng theo Trung tá Pháp, toàn Đội có 15 người, lại phải thực hiện 3 lĩnh vực, ngoài chỉ huy, tổng hợp, thì cán bộ phụ trách lĩnh vực môi trường qúa ít, phương tiện thì thiếu, mỏ cấp nhiều quản lí không xuể. Muốn giám sát chặt chẽ thì ngay tại chính quyền địa phương sở tại thì quản lý hiệu quả hơn.

Về việc ngành Công an quản lý khoáng sản, Trung tá Hồ Song Ân, Trưởng phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về Môi trường Công an tỉnh Quảng Nam thừa nhận vẫn gặp một số bất cập. Ví như Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường và Cảnh sát Kinh tế hiện nay, vẫn chưa có quy định rõ phòng nào quản lý cụ thể lĩnh vực, địa bàn nào.

Hiện lực lượng nào nhận được thông tin, báo cáo cấp trên cho ý kiến chỉ đạo thì tổ chức lực lượng truy quét. "Nhiều địa phương cũng đã có kiến nghị, nhiều cuộc họp bàn nhưng vẫn chưa phân định được chức năng nhiệm vụ của hai phòng này trong việc kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực môi trường"…

Hoài Thu

Tối 23/12, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh cho biết, lúc 15h30 cùng ngày, đã tiếp nhận điều trị 5 ca bị bỏng và bị thương nặng được chuyển đến từ Trung tâm Y tế huyện Tân Biên. Có 4/5 nạn nhân đã được Bệnh viện đa khoa tỉnh Tây Ninh chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh) tiếp tục điều trị.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Trần Hồng Minh vừa công điện gửi Cục Đường cao tốc Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam, các ban quản lý dự án, nhà đầu tư về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện 8 dự án đầu tư kinh doanh công trình trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông.

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; Số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; Tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hoá dữ liệu là những hình thức tấn công phổ biến nhất; Tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” còn rất khiêm tốn, chỉ 24,77%; Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân đáng báo động nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng.

Ngày 23/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết, liên quan vụ án "Đưa hối lộ" và "Nhận hối lộ" xảy ra tại tại Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất và các KCN tỉnh Quảng Ngãi đã khởi tố thêm tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” đối với một số đối tượng.

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

Ngày 23/12, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết đã nắm thông tin phản ánh của người thân một nữ bệnh nhân trẻ trên mạng xã hội Facebook về hành vi thiếu chuẩn mực của bác sĩ nam khi siêu âm tuyến giáp, tim và bụng. Sự việc xảy ra tại Phòng khám Đa khoa thuộc Công ty cổ phần Đầu tư Tư vấn dịch vụ y tế Y Đạo (địa chỉ 46-48 Ngô Quyền, phường 5, quận 10).

Công an huyện Lục Nam, Bắc Giang đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 5 triệu đồng đối với M.V.S về hành vi “Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân”.

Quyết tâm duy trì mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" hiệu quả, thay đổi bộ mặt giao thông Thủ đô, lực lượng CSGT xử lý nghiêm tất cả những tài xế xe máy và ô tô có thói quen đứng đè vạch dừng hoặc đè vạch sang đường của người đi bộ, khi bị xử lý lại đổ lỗi do đường đông và đi vội.

Dự án xây dựng, mở rộng Quốc lộ 50 (QL50) đoạn qua địa bàn huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh với chiều dài hơn 6,9km, tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương và TP Hồ Chí Minh với mục tiêu giảm ùn tắc giao thông nghiêm trọng trên tuyến nối từ TP Hồ Chí Minh đi Long An, Tiền Giang dù đã được HĐND thành phố thông qua chủ trương đầu tư từ tháng 6/2021, nhưng đến nay nhiều gói thầu xây lắp chính mới đạt tỷ lệ rất thấp…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文