Cát tặc đang bức tử đôi bờ sông Thu Bồn

08:59 05/04/2017
Con sông Thu Bồn (đoạn qua thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) hiện đang bị bức tử, người dân sống hai bên bờ luôn sống trong thấp thỏm lo âu vì sạt lở.


Có những bến cát hình thành ven sông bằng cách tự phát, khai thác lén vào đêm khuya nhưng vẫn tấp nập các loại xe thay phiên nhau vào ra chở cát đi các nơi…Còn nhiều bến cát được cấp phép lại lâm vào cảnh: Khai thác quá dữ dội, đôi bờ sông bị "nuốt trôi", thậm chí lấn vào cả nhà dân và đất hoa màu ngày càng hẹp lại. 

Con sông Thu Bồn (đoạn qua thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) hiện đang bị bức tử, người dân sống hai bên bờ luôn sống trong thấp thỏm lo âu vì sạt lở. Riêng sự giám sát của cơ quan chức năng của địa phương hiện đang bị quá tải bởi: "Nhân lực ít, cát tặc vì lợi nhuận thì ngày càng liều lĩnh và manh động"!…

Nhức nhối vì những bến cát không phép 

Gò Nổi- một địa danh nổi tiếng của thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam từ bao đời nay gồm 3 xã Điện Quang, Điện Trung và Điện Phong, nơi bao bọc 3 con sông là Thu Bồn, Chiêm Sơn, Bến Giá; là nơi bắt đầu của sông Vĩnh Điện và Bến Giá. Người dân nơi đây có cuộc sống gắn liền với dòng sông và thu nhập từ nghề nông nhờ vào những bãi bồi rộng lớn đầy ắp phù sa. Vậy nhưng,  thời gian gần đây, tại khu vực các xã này tình trạng sạt lở xảy ra khủng khiếp, nhất là khu vực xã Điện Trung.

Theo người dân, sở dĩ xảy ra tình trạng trên, chỉ một phần nhỏ do thiên tai lũ lụt, còn hầu hết là do tình trạng khai thác cát trên lòng sông Thu Bồn quá dày đặc, khiến lòng sông bức tử, tình trạng sạt lở vốn đã nghiêm trọng lại càng… kinh hoàng hơn.

Theo tìm hiểu, cả thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) chỉ có 5 mỏ cát được cấp phép hoạt động với đa số là các mỏ nhỏ lẻ. Mỏ lớn nhất cũng ước chừng đạt sản lượng khoảng 50 ngàn khối/năm. Nhưng trên thực tế, chỉ riêng tại xã Điện Minh, thị xã Điện Bàn có đến gần 10 điểm tập kết cát không phép sau nhà dân trên 1 tuyến đường dài chưa đến 500m.

Chỉ cần chạy dọc trên tuyến quốc lộ 1A (cũ), chạy qua địa phận xã Điện Minh (thị xã Điện Bàn), đã có thể thấy những bến tập kết cát nằm ngay sát nhà dân hoạt động hết công xuất. Những điểm tập kết cát này, thậm chí còn "sôi động" như  những công trường, đủ loại xe cộ lớn nhỏ thay phiên nhau vào ra chở cát đi nơi khác tiêu thụ…. Gây ồn ào, mất ATGT trên tuyến đường đi lại của dân và khu vực dân cư sinh sống,  nhưng lạ là không thấy có sự giám sát của cơ quan chức năng nào.

Bờ sông Thu Bồn bị sạt lở tại khu vực xã Điện Trung, thị xã Điện Bàn.

Đi dọc bờ sông ở khu vực Gò Nổi, chúng tôi cũng không khỏi xót xa khi nhìn thấy cảnh sạt lở kinh hoàng. Nhất là tại khu vực xã Điện Trung, Điện Phong… Một người dân dẫn chúng tôi ra phía sông ở thôn Hòa Giang, xã Điện Trung chua chát rằng, giờ sông dường như không có bờ mà là "hầm sông". Bờ đất giờ chênh vênh, cao như một cái vực, còn mép nước thì lọt thỏm dưới sâu.

Chỉ ra phía bụi tre nằm cách mép nước gần 50m, người này thở sài thườn thượt: "Cách đây hai năm đó là bờ, mà nay đã nằm gần giữa lòng sông, thậm chí có đoạn bờ sông trước đây cách bờ hiện tại gần 100 m. Thấy đất bị sông "nuốt", mất đất, người dân ai cũng xót. Nguyên nhân do một phần từ thiên tai, những trận lũ quét, nhưng phần không nhỏ do khai thác cát quá dữ dội"…

Quả thật, tầm trưa, khoảng 10 tàu cỡ lớn chở cát chạy dọc sông từ phía xã Điện Thọ dọc xuống theo hạ lưu sông Thu Bồn chạy qua Điện Trung và Điện Phong. Hai bên bờ, mỏ cát vây quanh.  Mấy năm trở lại đây, ban ngày thì tàu hút, khai thác có phép, còn ban đêm thì tàu khai thác không phép hoạt động về khuya, người dân cung cấp. Bởi thế, tình trạng sạt lở ở khu vực Gò Nổi ngày càng nghiêm trọng, đất mất dần, đất hoa màu người dân ngày càng hẹp lại, ngày càng lấn vào nhà dân khiến ai cũng lo lắng.

Đáng lo ngại hơn, những điểm tập kết cát này hình thành ven sông từ nhiều năm nay, hàng ngày tiếp nhận hàng trăm m³ cát từ các tàu hút cát không rõ nguồn gốc về "tập kết, bán lại". Người dân thôn Hòa Giang (xã Điện Trung) cũng bức xúc: "Trước đây chúng tôi thuê đất của xã, mỗi hộ cũng được khoảng gần 4 ha đất để trồng hoa màu, nhưng do sạt lở năm nay chỉ còn thuê được 1 ha, đất sạt lở chúng tôi cũng điêu đứng theo. Cũng theo họ phản ánh, những tàu hút cát thường rời bến vào ban đêm để hút cát, sau khi "no" cát thì chở về những điểm tập kết này bán, xe cộ cứ ra vào lấy cát ầm ầm khiến cho tình trạng ô nhiễm xảy ra, người dân đã nhiều lần kiến nghị lên chính quyền địa phương nhưng không thấy giải quyết.

Những bãi tập kết nằm khuất sau khu dân cư vẫn hàng ngày "đón" hàng chục chuyến xe chở cát.

Xử lý nhiều, "cát tặc" vẫn lộng hành?

Được biết, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Đinh Văn Thu  đã có chỉ đạo về việc khai thác tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Theo quy định về khai thác tài nguyên khoáng sản thì các điểm tập kết khoáng sản muốn hoạt động bến bãi (bến thủy nội địa) phải được Sở GTVT cấp phép, phải đảm bảo đầy đủ về các tiêu chí bảo vệ môi trường theo quy định. Nếu như vậy, việc hoạt động của hàng chục điểm tập kết cát gây ảnh hưởng đến khu dân cư nhưng tại sao chính quyền sở tại lẫn cơ quan chuyên môn đề làm ngơ?!...

 Tuy nhiên, khi trả lời câu hỏi của PV về các bến tập kết cát này chưa đủ thủ tục pháp lý của cơ quan chức để hoạt động…, ông Phạm Ngọc Anh, Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) thị xã Điện Bàn lại cho rằng: "Những bãi tập kết đó hình thành từ rất lâu đời rồi. Nói chung là trong quá trình là vừa rồi phòng TN&MT đã thống kê kiểm tra hết lại và hướng dẫn người ta làm các trình tự thủ tục tiếp theo để chỉnh đốn lại cho nghiêm túc?!".

Nói về tình trạng sạt lở, ông Trần Tình, Chủ tịch xã Điện Trung cho biết, năm 2016 trên địa bàn xã bị sạt lở bờ sông kéo dài 300m, sạt lở mất 2 ha đất, còn những năm qua, xã mất 20ha đất bị trôi xuống dòng sông do sạt lở. Nguyên nhân sạt lở cực kỳ nghiêm trọng là do trước đây Nhà nước có quyết định xây kè mang tên Điện Trung nhưng sau lại làm cho xã Điện Quang trước, còn Điện Trung chỉ  mới làm được khoảng 300m, còn 400m chưa làm. Hơn nữa, do làm đập tràn theo kiểu "dóc võng", hình chữ U nên nước xoáy vào đây gây sạt lở bờ sông. Ngoài ra, có một phần do tình trạng khai thác cát trên khu vực sông nhiều gây sạt lở".

Và "Ông Bùi Văn Ba, trưởng phòng Khoáng Sản, sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Quảng Nam thì khẳng định: "Việc sở Tham mưu cho tỉnh cấp phép các mỏ, trong đó có mỏ hút cát ở khu vực thị xã Điện Bàn thì cũng theo trình tự và theo quy hoạch. Sau khi doanh nghiệp muốn lập mỏ thì xã phường đề xuất lên huyện, huyện kiểm tra các thủ tục cần thiết rồi đề xuất lên tỉnh, tỉnh chỉ đạo sở tham mưu, lập đoàn kiểm tra cùng các cơ quan chức năng, nếu đủ điều kiện mới được cấp phép. Tuy theo quy hoạch, nhưng thực tế diễn biến trên sông khó lường thiên tai hoặc tác động khách quan, chủ quan  gây sạt lở thì chính quyền địa phương cấp xã phường phải báo cáo, huyện kiểm tra, khi nào vượt quá thẩm quyền thì sở tham mưu cho tỉnh xử lý. Còn khi sở đi kiểm tra mà cấp nào chưa thực hiện đúng theo quy định thì cấp đó chịu trách nhiệm…".

Trao đổi về vấn đề nhức nhối này, Trưởng Công an xã Điện Trung, ông Huỳnh Thanh Thanh cung cấp: Vào sáng 19-3-2017, nhận tin báo của người dân, Công an xã Điện Trung đã phối hợp với thôn Hòa Giang  phát hiện 2 chiếc tàu của  Công ty Gia Lộc (có mỏ cát ở xã Điện Phước phía đối diện" hút cát lấn qua phía sông của xã Điện Trung. Cơ quan chức năng phải đẩy đuổi tàu khai thác lấn qua vùng vi phạm.

Cũng theo Công an xã Điện Trung, năm 2016 và đầu năm 2017 lực lượng Công an xã phối hợp với xã Điện Phong phát hiện xử lý hơn mười trường hợp vi phạm khai thác trái phép. "Cái khó của chúng tôi là biết họ khai thác trái phép đó, nhưng do đêm tối, mình không có ghe, phải đi mượn ghe để đi kiểm tra, khi ra tới nơi thì tàu họ chạy đi mất tiêu. Còn nếu kiểm tra thì họ lách luật, hợp thức hóa bằng một giấy mua bán cát hợp pháp nào đó, thì chúng tôi cũng chịu, không thể xử phạt được"… Trung tá Nguyễn Phước Pháp, Đội trưởng Đội Kinh tế- Ma túy- Môi trường Công an thị xã Điện Bàn cho rằng, ở khu vực sông Thu Bồn qua thị xã Điện Bàn chỉ 10km mà có đến 11 mỏ được cấp phép thì quá dày. Chưa kể những tàu khai thác trái phép nữa thì "không sạt lở mới chuyện lạ".

Nhưng cũng theo Trung tá Pháp, toàn Đội có 15 người, lại phải thực hiện 3 lĩnh vực, ngoài chỉ huy, tổng hợp, thì cán bộ phụ trách lĩnh vực môi trường qúa ít, phương tiện thì thiếu, mỏ cấp nhiều quản lí không xuể. Muốn giám sát chặt chẽ thì ngay tại chính quyền địa phương sở tại thì quản lý hiệu quả hơn.

Về việc ngành Công an quản lý khoáng sản, Trung tá Hồ Song Ân, Trưởng phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về Môi trường Công an tỉnh Quảng Nam thừa nhận vẫn gặp một số bất cập. Ví như Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường và Cảnh sát Kinh tế hiện nay, vẫn chưa có quy định rõ phòng nào quản lý cụ thể lĩnh vực, địa bàn nào.

Hiện lực lượng nào nhận được thông tin, báo cáo cấp trên cho ý kiến chỉ đạo thì tổ chức lực lượng truy quét. "Nhiều địa phương cũng đã có kiến nghị, nhiều cuộc họp bàn nhưng vẫn chưa phân định được chức năng nhiệm vụ của hai phòng này trong việc kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực môi trường"…

Hoài Thu

Mưa dông diện rộng được dự báo diễn ra khắp miền Bắc và tại cá tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An với lượng mưa có nơi trên 80mm. Thủ đô Hà Nội trời mát mẻ, nhiệt độ trong ngày từ 23-29 độ C.

Từ kiến thức và kinh nghiệm tích lũy được sau nhiều năm học tập, làm việc ở Pháp, Malaysia và từ những chuyến chu du tiếp cận các nền nông nghiệp tiên tiến trên thế giới, anh Đặng Dương Minh Hoàng đã mang kiến thức đó trở về mảnh đất mình sinh ra ở tỉnh Bình Phước bắt tay vào làm nông nghiệp thông minh (hay còn gọi là nông nghiệp số) và đã gặt hái nhiều thành quả.

Trong những ngày qua, bên cạnh việc hỗ trợ, giúp đỡ người dân trong những tình huống khẩn trương, nguy cấp, hành động tặng khăn lạnh và nước mát cho người tham gia giao thông trên các tuyến đường càng nhân lên những hình ảnh đẹp của người chiến sĩ CSGT.

Từ 15h ngày 2/5, giá xăng dầu được điều chỉnh tăng giảm không đáng kể, theo đó, giá xăng E5RON92 giảm 8 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 40 đồng/lít; giá dầu giảm 110 đồng- 142 đồng/lít.

Liên quan đến vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực đất đai xảy ra trên địa bàn TP Phú Quốc, Cơ quan CSĐT Công an TP Phú Quốc (Kiên Giang) cho biết, ngày 2/5, Đoàn Thanh Tuấn (SN 1985, thường trú khu phố 4, phường An Thới, TP Phú Quốc), Công chức địa chính xã Cửa Dương (TP Phú Quốc) đã đến đầu thú, khai nhận hành vi vi phạm của mình.

Đảng ủy, lãnh đạo Cục B03 - Bộ Công an và gia đình thương tiếc báo tin: Đồng chí Đại tá Trần Quang Minh, SN 1938, nguyên Phó Cục trưởng thuộc Cục B53, Tổng cục V - Bộ Công an (nay là Cục B03, Bộ Công an); đã từ trần vào hồi 00h52 ngày 1/5/2024 (tức ngày 23 tháng 3 năm Giáp Thìn), hưởng thọ 87 tuổi.

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng phục vụ xây dựng tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng tàu, đoạn thuộc địa bàn Đồng Nai, ngày 2/5, Thành ủy TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã làm việc cấp ủy, chính quyền phường Phước Tân. Đây là địa phương có nhiều vướng mắc và được đánh giá phức tạp nhất trong số các xã, phường, thị trấn có dự án trọng điểm quốc gia là tuyến cao tốc đi qua...

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công an, ngày 2/5, Công an tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung điều tra, thu thập chứng cứ về vụ tai nạn lao động khiến 6 người tử vong và 5 người bị thương nặng xảy Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại gỗ Bình Minh tại xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu…

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文