Cát tặc đang lộng hành tại nhiều nước

10:19 04/05/2019
Cát đang có nguy cơ biến mất dần khỏi hành tinh trước hành vi khai thác có tính tận diệt của con người. Ước tính ngành công nghiệp khai thác và kinh doanh cát trên toàn cầu trị giá hàng trăm tỷ USD mỗi năm.

Mọi vật liệu xây dựng then chốt như bê tông, gạch và kính – tất cả đều phải sử dụng cát. Sau nước, cát phục vụ cho nhu cầu sống và phát triển của con người. Hàng tỷ tỷ tấn cát đang được sử dụng trong xây dựng trên toàn cầu. Cát đang trở thành mặt hàng quý giá được khai thác ở châu Phi để bán sang các quốc gia Arập giàu có.

Thực tế hiển nhiên là cát dùng trong xây dựng chủ yếu có nguồn gốc từ những lòng sông và đại dương. Trong khi đó, cát trong sa mạc lại quá mịn không thích hợp để pha trộn thành những khối bê tông vững chãi. Những dự án xây dựng khổng lồ nhanh chóng làm cạn kiệt lượng cát biển ở Dubai.

Một điểm khai thác cát lậu ở Malaysia.

Bất chấp là thành phố biển được xây dựng… trên cát, Dubai hiện đang phải nhập khẩu cát từ Australia. Nhu cầu sử dụng cát đến mức vô độ của con người đã cướp đi kế sinh nhai của nhiều người, làm mất cân bằng sinh thái và thậm chí giết chết những con sông.

Ở Ấn Độ, thị trường đen mặt hàng cát xây dựng đang bùng nổ dẫn đến sự hình thành những băng nhóm “mafia cát” cực kỳ bạo lực gây ra cái chết cho hàng chục người và làm bị thương hàng trăm người khác trong những năm gần đây. Và ở Israel có cả một băng nhóm mafia quản lý vùng bờ biển để khai thác cát.

Còn tại Trung Quốc, con hồ nước ngọt lớn nhất đất nước – Hồ Bà Dương (Poyang Lake) tọa lạc tại tỉnh Giang Tây – đang dần khô cạn do nạn cát tặc lộng hành liên tục nạo vét lòng hồ. Hàng trăm người dân địa phương sống dựa vào nghề đánh bắt cá ở Hồ Bà Dương cũng như hàng triệu con chim di trú đáp xuống khu vực hồ vào mỗi năm.

Những lòng sông đầy ắp cát bị khai thác triệt để khắp châu Phi phục vụ cho nhu cầu xây dựng đang tăng vọt với mức độ khủng khiếp – điều đó có nghĩa là những con sông đang bị giết chết dần mòn. Ở Kenya, bọn cát tặc hút cát vô tội vạ từ những lòng sông thuộc các vùng nghèo khó như Makueni khiến cho một số cộng đồng dân cư thiếu nước sinh hoạt trầm trọng.

Với tương lai dân số sẽ tăng gấp đôi, những dự án hạ tầng cơ sở quy mô như tuyến đường sắt chở khách và vận chuyển hàng hóa nối liền thủ đô Nairobi và thành phố cảng Mombasa dài 472,3km gọi là Standard Gauge Railway (SGR) là rất cần thiết. Dĩ nhiên, chính quyền Kenya cần đến hàng triệu tấn cát để phục vụ cho dự án SGR.

Những vùng bờ biển và con sông nằm sâu trong nội địa của Kenya bị cát tặc khai thác triệt để trong những năm gần đây và Makueni là nơi gánh chịu hậu quả năng nề nhất. Ví dụ, nhiệt độ trong suốt năm ở Makueni tăng vọt hơn 35 độ C. Theo từng mùa, những con sông đầy cát chảy uốn khúc qua vùng đất khô cằn. Vào mùa mưa, nước thấm vào lớp cát và được trữ lại.

Đến mùa khô hạn, dân số gần 1 triệu người ở Makueni đào những cái hố to trên cát để lấy nước dùng trong sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, cát tặc đã biến những lòng sông cát thành tầng đá nền và sang mùa mưa thì nước không còn giữ lại được. Không có nước, con sông không còn tồn tại nữa. Đó là trường hợp của con sông Kilome Ikome ở Makueni. Một người dân địa phương tên là Anthony nói: “Chúng tôi gọi đó là con sông chết. Không ai lấy được nước từ con sông này nữa”. Trong khi ngày xưa, con sông này vẫn đầy nước và cát. Đối với một số người, cát là sự sống. Đối với số người khác, cát đơn giản là… tiền! Giới chức bang Makueni thừa nhận một số sĩ quan cảnh sát còn tham gia kinh doanh cát với bọn cát tặc. Cuộc chiến tranh giành cát còn diễn ra cực kỳ đẫm máu giữa các băng nhóm cát tặc ở Makueni. Cát tặc đã biến vùng bãi biển cát xinh đẹp Tiwi của Kenya – nơi tiếp đón du khách và cũng là nơi làm tổ của rùa biển - biến mất.

Trong vòng gần 10 năm qua, thêm 24 đảo nhỏ của Indonesia được tin là đã biến mất dưới lòng đại dương. Mặc dù chính quyền Indonesia cương quyết dập tắt mọi hoạt động khai thác và buôn lậu cát, song xem ra quá dễ ăn cắp cát từ vùng bờ biển dài hàng ngàn km mà không hề có sự bảo vệ nào từ chính quyền Indonesia.

Bọn cát tặc lựa chọn những địa điểm hẻo lánh để cho những thiết bị khai thác cát cồng kềnh và nặng nề không dễ bị phát hiện, và chúng nhanh chóng làm việc dưới sự che chở của bóng đêm.

Hiện tại, thị trường kinh doanh cát bất hợp pháp đang làm giàu nhanh chóng cho một số người. Sự bùng nổ kinh tế của Singapore khiến cho quốc gia này ngày càng cạn kiệt đất trống. Do đó mà trong thời gian sau này, nhiều hoạt động khai thác cát bất hợp pháp được truy nguyên đến các công ty Singapore.

Cát đang có nguy cơ biến mất dần khỏi hành tinh trước hành vi khai thác có tính tận diệt của con người. Ước tính ngành công nghiệp khai thác và kinh doanh cát trên toàn cầu trị giá hàng trăm tỷ USD mỗi năm.

Mọi vật liệu xây dựng then chốt như bê tông, gạch và kính – tất cả đều phải sử dụng cát. Sau nước, cát phục vụ cho nhu cầu sống và phát triển của con người. Hàng tỷ tỷ tấn cát đang được sử dụng trong xây dựng trên toàn cầu. Cát đang trở thành mặt hàng quý giá được khai thác ở châu Phi để bán sang các quốc gia Arập giàu có.

Thực tế hiển nhiên là cát dùng trong xây dựng chủ yếu có nguồn gốc từ những lòng sông và đại dương. Trong khi đó, cát trong sa mạc lại quá mịn không thích hợp để pha trộn thành những khối bê tông vững chãi. Những dự án xây dựng khổng lồ nhanh chóng làm cạn kiệt lượng cát biển ở Dubai.

Bất chấp là thành phố biển được xây dựng… trên cát, Dubai hiện đang phải nhập khẩu cát từ Australia. Nhu cầu sử dụng cát đến mức vô độ của con người đã cướp đi kế sinh nhai của nhiều người, làm mất cân bằng sinh thái và thậm chí giết chết những con sông.

Một công nhân đang ngồi trên đống cát tại một công trường xây dựng ở Singapore.

Ở Ấn Độ, thị trường đen mặt hàng cát xây dựng đang bùng nổ dẫn đến sự hình thành những băng nhóm “mafia cát” cực kỳ bạo lực gây ra cái chết cho hàng chục người và làm bị thương hàng trăm người khác trong những năm gần đây. Và ở Israel có cả một băng nhóm mafia quản lý vùng bờ biển để khai thác cát.

Còn tại Trung Quốc, con hồ nước ngọt lớn nhất đất nước – Hồ Bà Dương (Poyang Lake) tọa lạc tại tỉnh Giang Tây – đang dần khô cạn do nạn cát tặc lộng hành liên tục nạo vét lòng hồ. Hàng trăm người dân địa phương sống dựa vào nghề đánh bắt cá ở Hồ Bà Dương cũng như hàng triệu con chim di trú đáp xuống khu vực hồ vào mỗi năm.

Những lòng sông đầy ắp cát bị khai thác triệt để khắp châu Phi phục vụ cho nhu cầu xây dựng đang tăng vọt với mức độ khủng khiếp – điều đó có nghĩa là những con sông đang bị giết chết dần mòn. Ở Kenya, bọn cát tặc hút cát vô tội vạ từ những lòng sông thuộc các vùng nghèo khó như Makueni khiến cho một số cộng đồng dân cư thiếu nước sinh hoạt trầm trọng.

Với tương lai dân số sẽ tăng gấp đôi, những dự án hạ tầng cơ sở quy mô như tuyến đường sắt chở khách và vận chuyển hàng hóa nối liền thủ đô Nairobi và thành phố cảng Mombasa dài 472,3km gọi là Standard Gauge Railway (SGR) là rất cần thiết.

Dĩ nhiên, chính quyền Kenya cần đến hàng triệu tấn cát để phục vụ cho dự án SGR. Những vùng bờ biển và con sông nằm sâu trong nội địa của Kenya bị cát tặc khai thác triệt để trong những năm gần đây và Makueni là nơi gánh chịu hậu quả năng nề nhất. Ví dụ, nhiệt độ trong suốt năm ở Makueni tăng vọt hơn 35 độ C.

Theo từng mùa, những con sông đầy cát chảy uốn khúc qua vùng đất khô cằn. Vào mùa mưa, nước thấm vào lớp cát và được trữ lại. Đến mùa khô hạn, dân số gần 1 triệu người ở Makueni đào những cái hố to trên cát để lấy nước dùng trong sinh hoạt hàng ngày.

Tuy nhiên, cát tặc đã biến những lòng sông cát thành tầng đá nền và sang mùa mưa thì nước không còn giữ lại được. Không có nước, con sông không còn tồn tại nữa. Đó là trường hợp của con sông Kilome Ikome ở Makueni. Một người dân địa phương tên là Anthony nói: “Chúng tôi gọi đó là con sông chết. Không ai lấy được nước từ con sông này nữa”.

Trong khi ngày xưa, con sông này vẫn đầy nước và cát. Đối với một số người, cát là sự sống. Đối với số người khác, cát đơn giản là… tiền! Giới chức bang Makueni thừa nhận một số sĩ quan cảnh sát còn tham gia kinh doanh cát với bọn cát tặc. Cuộc chiến tranh giành cát còn diễn ra cực kỳ đẫm máu giữa các băng nhóm cát tặc ở Makueni. Cát tặc đã biến vùng bãi biển cát xinh đẹp Tiwi của Kenya – nơi tiếp đón du khách và cũng là nơi làm tổ của rùa biển - biến mất.

Trong vòng gần 10 năm qua, thêm 24 đảo nhỏ của Indonesia được tin là đã biến mất dưới lòng đại dương. Mặc dù chính quyền Indonesia cương quyết dập tắt mọi hoạt động khai thác và buôn lậu cát, song xem ra quá dễ ăn cắp cát từ vùng bờ biển dài hàng ngàn km mà không hề có sự bảo vệ nào từ chính quyền Indonesia.

Bọn cát tặc lựa chọn những địa điểm hẻo lánh để cho những thiết bị khai thác cát cồng kềnh và nặng nề không dễ bị phát hiện, và chúng nhanh chóng làm việc dưới sự che chở của bóng đêm.

Hiện tại, thị trường kinh doanh cát bất hợp pháp đang làm giàu nhanh chóng cho một số người. Sự bùng nổ kinh tế của Singapore khiến cho quốc gia này ngày càng cạn kiệt đất trống. Do đó mà trong thời gian sau này, nhiều hoạt động khai thác cát bất hợp pháp được truy nguyên đến các công ty Singapore.



Trang Thuần

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác BKS 75C-044.83 khi đi qua cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ gặp tai nạn rơi xuống sông làm 2 người mất tích như Báo CAND đã thông tin, vào khoảng 7h45 sáng nay (23/11), lực lượng cứu nạn cứu hộ (CNCH) đã tìm thấy được 1 thi thể trên sông.

Hỏi: Cháu tôi bị bạn bè lôi kéo, tụ tập tham gia đua xe máy và bị Công an quận tạm giữ cả xe và người để xử lý theo quy định pháp luật. Xin hỏi hành vi của cháu tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Trần Văn Hải, TP Hồ Chí Minh)

Sau nhiều ngày đưa ra xét xử sơ thẩm, ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với 2 bị cáo Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, đều trú tại TP Huế) trong vụ án "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra ở Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) thuộc Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trong bối cảnh Mỹ ngày càng thờ ơ với khu vực Mỹ Latinh, Trung Quốc đã nhanh chóng tận dụng khoảng trống này để mở rộng ảnh hưởng. Với chiến lược đầu tư mạnh mẽ và cam kết lâu dài, Bắc Kinh đang tạo ra một sự thay đổi đáng kể tại Mỹ Latinh, khiến Washington phải đối mặt với thách thức lớn về địa chính trị ngay tại “sân sau” của mình.

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文