"Chất" Thăng Long ở vùng cửa sông lịch sử

12:03 28/03/2018
Vùng đất mà ở đó từng con hẻm, con phố đã khơi gợi sự tò mò khám phá bởi nhiều nét kiến trúc nhà ở mang dáng dấp của một làng Việt cổ trù phú, đi sâu vào làng thì thực sự được tận hưởng một không gian “phố cổ” ở Hà Nội và đến khi nghe chuyện của các “trưởng lão” trong vùng thì không còn nghi ngờ gì nữa, cái “chất Thăng Long” còn rất đậm dấu nơi này!


Những ngày đầu năm 2018, PV Chuyên đề CSTC đến một vùng đất mà ở đó từng con hẻm, con phố đã khơi gợi sự tò mò khám phá bởi nhiều nét kiến trúc nhà ở mang dáng dấp của một làng Việt cổ trù phú, đi sâu vào làng thì thực sự được tận hưởng một không gian “phố cổ” ở Hà Nội và đến khi nghe chuyện của các “trưởng lão” trong vùng thì không còn nghi ngờ gì nữa, cái “chất Thăng Long” còn rất đậm dấu nơi này!               

Tự hào dòng dõi Tiên Công

Khu phố người dân phường Cẩm La - Quảng Yên - Quảng Ninh nằm trọn trong khu di tích lịch sử ghi dấu hai trận chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta mang tầm ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn: Trận Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền và 1288 của Trần Hưng Đạo. 

Vùng cửa sông Bạch Đằng và nhánh sông Chanh với bãi cọc huyền thoại nơi đây tạo nên một bãi phù sa cổ, có địa hình thấp hơn mực nước biển. Bốn bề là nước và nằm ở phía nam sông Chanh nên được gọi là đảo Hà Nam thuộc thị xã Quảng Yên (tỉnh Quảng Ninh). 

"Vùng trũng" ở nơi cửa biển này được hình thành từ sức lao động khẩn hoang của một nhóm cư dân đến từ kinh thành Thăng Long xưa, theo chính sách mở rộng kinh thành Thăng Long của triều đình nhà Lê sơ ( khu vực phường Kim Liên, phủ Hoài Đức). 

Hai cụ Nguyễn Thực, Nguyễn Nghệ ở phường Kim Liên đã cùng 15 cụ khác sắm thuyền, xuôi theo sông Hồng đến cửa sông Bạch Đằng - đảo Hà Nam ngày nay. Họ nhận thấy khu vực này có những điều kiện tốt có thể sinh sống lâu dài, bèn cùng nhau quai đê lấn biển, từ số ít ban đầu dân số đã tăng dần từ hàng trăm lên hàng nghìn người. Người dân Hà Nam vì thế mà luôn tự hào mình là người gốc Thăng Long - Hà Nội.

Lễ hội Tiên công in đậm nét Kinh kỳ tại nơi cửa sông lịch sử .

Chúng tôi đến với phường Cẩm La đúng dịp nhà nhà, người người ở đây đang rạo rực chuẩn bị cho lễ hội Tiên Công - lễ hội quan trọng nhất của năm. Các đường phố nhỏ mang dáng vẻ phố cổ được khoác lên mình những màu sắc rực rỡ của cờ hoa, đèn màu, sự hân hoan hiện rõ trên khuôn mặt mỗi người. 

Trong các gia đình có các cụ Thượng (80 tuổi) tấp nập người ra vào chuẩn bị cho nghi lễ trang nghiêm. Lễ hội in đậm nét Kinh kỳ tại nơi cửa sông xa xôi được tổ chức đúng dịp Xuân về, tái hiện lại hoạt động của các vị Tiên Công xưa đã có công khai phá và tạo lập nên vùng đảo Hà Nam. 

Con cháu nhiều đời của các vị Tiên Công cùng hỗ trợ của chính quyền địa phương tổ chức hội hè, đình đám với những nghi thức diễn ra như ở chốn Kinh thành xưa. 

Các dòng họ mời các bô lão có tuổi cao nhất trong làng xã “trộm” đóng y phục giống như Đức Vua ngồi lên võng đào, kiệu rồng để con cháu nghinh rước lên miếu Tiên Công, bày soạn vật phẩm tế lễ. 

Nét sinh hoạt của triều đình được tái hiện với lọng che, phường nhạc bát âm, hát xướng... dần dần đã hình thành một lễ hội “Rước người” độc đáo của vùng đảo Hà Nam.

Phóng viên được tham gia vào buổi lễ tại gia trước ngày rước chính (Mồng 6 tết) ở nhà cụ Vũ Hữu Thỉnh là con cháu 14 đời của dòng họ Tiên Công, năm nay bước sang tuổi 80.

Tại nhà cụ Vũ Hữu Thỉnh từ sáng sớm trong gia tộc đã sẵn sàng Thọ đường, bàn ghế và kiệu rước. Dưới nhà bếp nhộn nhịp nhóm chuẩn bị tiệc. 7 giờ 30, từng nhóm khách đã đến ngồi uống nước trò chuyện. Đúng 8 giờ, cụ Thượng và cụ bà được rước ngồi trên hai ghế ở vị trí trang trọng nhất. 

Buổi lễ bắt đầu với nghi lễ khai mạc trang trọng. Tiếp đến là nghi lễ con cháu đến khấu đầu mừng thọ. Đại diện các cơ quan đoàn thể và chính quyền địa phương cũng tới dự, chứng kiến.

Gìn giữ nét xưa của Hà thành

Nguyên Trưởng phòng Văn hóa và Thể thao thị xã Quảng Yên - nhà nghiên cứu lịch sử Lê Đồng Sơn cũng tham dự tại đây, chia sẻ: "Quê chúng tôi cụ nào lên 80 tuổi đều được phong là cụ Thượng. Ngày xưa kể cả quan xã gặp cụ Thượng giữa đường đều phải nghiêng mình chào. 

Nét đẹp của Lễ hội Tiên Công gắn liền với nét đẹp ngàn đời của dân tộc ta đó là truyền thống trọng người già! Ngoài ra, cách bày biện nơi Thọ đường cho đến các bước trong nghi lễ Tiên Công đều phải phản ánh và lưu giữ đúng cái “chất Thăng Long, trang trọng đến từng chi tiết nhỏ".

Trong buổi tiệc diễn ra ngay sau đó, những khách lạ như chúng tôi được dòng họ mời thưởng thức món ăn được gọi là của "những người đi mở đất” đó là con “Ngán”( giống như con nghêu nhưng to hơn), được luộc tái, uống cùng rượu huyết “Ngán”. Về tính dinh dưỡng của món ăn này thì người dân cho biết, Ngán dùng để bồi bổ sức khoẻ cho người mới ốm dậy, đặc biệt ở vùng này, Ngán là loại quà quý luôn có mặt trong bữa cơm ngày Tết và đặc biệt được mua tặng cho người mới sinh đẻ, phục hồi sức khoẻ nhanh.

Mồng 7 mới là hội chính. Từ sáng sớm khắp các nẻo đường đã đông nghẹt người, xe qua lại. Các bước được thực hiện rình rang. Từ lễ mừng thọ tại gia đình, lễ dẫn thọ, lễ rước thọ, tế lễ Tiên Công và đặc biệt là tái hiện cảnh nghi lễ đắp đê, đánh vật tượng trưng. Các trò chơi đu, cờ người, kéo co, chọi gà, tổ tôm, hát đúm càng làm không khí lễ hội thêm sôm tụ.

Nét đẹp trong các bước của nghi lễ "Rước người" thể hiện sự tôn vinh truyền thống đẹp của dân tộc: "Trọng người già".

Cô Đặng Thị Ngần, nguyên Hiệu phó Trường THPT Minh Hà, Cẩm La - Quảng Yên nói với chúng tôi: 

"Vùng đảo Hà Nam có tới 34km đê biển bao quanh, từ quá trình lịch sử lập làng đến nay, nhân dân vùng đảo luôn đoàn kết cùng nhau để chống chọi với mưa bão, sóng biển, triều dâng và làm thuỷ lợi bảo vệ xóm làng. Do vậy, tục thờ Tiên Công và truyền thống quai đê, lấn biển lập làng và làm thuỷ lợi là một nét đặc thù riêng. 

Con cháu của các Tiên Công đều tự hào mình có thuỷ tổ từng về khai canh, lập ấp từ khi bãi triều còn hoang sơ và luôn nguyện gìn giữ được nét văn hoá gốc của người Hà Thành. Những ngày giỗ tổ, lễ tiết đều trở thành ngày hội của cả dòng họ".

Đại tá Hoàng Quốc Văn - Trưởng Công an Thị xã Quảng Yên cho biết: Trong suốt tháng Giêng, cùng với lực lượng Công an địa phương, các ban ngành, thực hiện chỉ đạo của Công an tỉnh, trong đợt cao điểm giữ gìn ANTT, ATXH, phòng chống, trấn áp tội phạm, anh em CBCS đều phải căng mình làm việc! 

Năm nay cũng là năm cao điểm vì nằm trong 100 hoạt động của tỉnh Quảng Ninh hưởng ứng Năm Du lịch Quốc gia mà Nhà nước chọn tỉnh nhà là đơn vị đăng cai của năm 2018. Lễ hội Tiên Công là 1 trong 100 hoạt động đầu tiên của tỉnh hưởng ứng lễ hội du lịch. 

Riêng trong ngày 20-2 vừa qua, khi tỉnh nhà đón nhận bằng ghi danh lễ hội Tiên Công là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia, Công an xã đã có riêng một kế hoạch với 7 tổ công tác tăng cường, phối hợp với Công an tỉnh, với lực lượng An ninh cơ sở, bảo vệ dân phố, dân quân tự vệ, nhất là khu vực Hải Nam. Công an xã cũng được tăng cường cho công tác bảo vệ nhiều khu vực "trọng điểm" như chùa Yên Tử nơi có lưu lượng người, du khách hành hương tới tham quan đầu năm tăng vọt. 

Ngày 9-3 vừa qua, UBND tỉnh Quảng Ninh đã vừa họp công bố chủ trương chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 1.080 năm và 730 năm Chiến thắng Bạch Đằng gắn với Năm du lịch. Công tác bảo vệ tập trung vào vấn đề ATGT, chống việc gây ùn tắc, việc vi phạm các vấn đề lễ hội như nạn trộm cắp, móc túi hay cờ bạc... 

CBCS trong đơn vị cũng đã chuẩn bị tinh thần cho một đợt triển khai công tác mới với nhiều việc phải làm trong việc bảo đảm ANTT, an toàn cho khách du lịch và người dân trong dịp lễ hội. Cho đến giờ này công tác bảo đảm ANTT-ATXH của địa bàn vẫn được đảm bảo một cách tốt nhất".

Huyền Nga

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Bộ Công an đã công bố và trao quyết định cho các sĩ quan Tổ công tác số 6 đi thực hiện nhiệm vụ tại Phái bộ MINUSCA ở Cộng hoà Trung Phi. Đây là phái bộ vũ trang của Liên hợp quốc (LHQ), đồng thời là phái bộ mới, lần đầu tiên Bộ Công an triển khai lực lượng gìn giữ hoà bình (GGHB) thực hiện nhiệm vụ… Dấu mốc quan trọng này khẳng định vị thế, vai trò của lực lượng Công an trên trường quốc tế nói chung và lĩnh vực GGHB nói riêng.

Các nghệ sĩ Liên đoàn Xiếc Việt Nam đoạt Huy chương Vàng tại Liên hoan Xiếc quốc tế lần thứ III tại TP Almaty, Kazakhstan, đồng thời được trao giải Đặc biệt tại Liên hoan nghệ thuật Xiếc thế giới IDOL 2025.

Việc xe khách sử dụng phù hiệu hết hạn hay bị thu hồi phù hiệu mà vẫn cố tình hoạt động là một vấn đề nghiêm trọng, tiềm ẩn nhiều rủi ro và vi phạm pháp luật. Mới đây nhất, vụ tai nạn xe khách thương tâm xảy ra tại Hà Tĩnh khiến 10 người tử vong lại một lần nữa đòi hỏi cơ quan chức năng nhìn lại vấn đề này, cần sớm đưa ra những giải pháp chặt chẽ để ngăn các nguy cơ tiềm ẩn.

Trung Quốc vừa công bố ý tưởng thành lập một "tổ chức hợp tác trí tuệ nhân tạo (AI) thế giới", với trụ sở tại Thượng Hải nhằm thúc đẩy phối hợp toàn cầu về quản trị AI. Kế hoạch trên được Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đưa ra tại Hội nghị AI thế giới (WAIC) 2025 diễn ra hôm 26/7 ở Thượng Hải.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hôm qua (27/7), khu vực Bắc Bộ đã có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất có nơi trên 36 độ như trạm Bắc Mê (Tuyên Quang) 39 độ; trạm Chợ Rã (Thái Nguyên) 36,8 độ; Bảo Lạc (Cao Bằng) 36,4 độ; Sơn Động (Bắc Ninh) 37,3 độ…

Chiều 27/7, tại tỉnh Songkhla (Thái Lan), nữ vận động viên Nguyễn Ngọc Huyền cùng các đồng đội đã thi đấu xuất sắc trong trận chung kết nội dung 4 người Giải vô địch Cầu mây thế giới (Giải vô địch Cầu mây thế giới 2025 (King's Cup 2025)

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.