Chợ Lớn ở đâu?

10:51 19/05/2017
Người đến Sài Gòn hay hỏi cắc cớ vậy. À, loanh quanh đâu đó trong… Chợ Lớn, khu người Hoa, quận 5, 6, 11… Nói thì nói vậy, còn đường nào, đâu là trung tâm thì cũng… chỉ đại, chợ Bình Tây hay Bưu điện quận 5…

Sài Gòn và Chợ Lớn xưa là hai thành phố, nối với nhau bằng một đại lộ có đường xe lửa (nay là đường Trần Hưng Đạo). Sau năm 1956, tên gọi Sài Gòn mới được dùng chung để chỉ cả hai vùng đất này.

Có nhiều giải thích về cái tên Sài Gòn, nhưng một giải thích dễ thuyết phục: thành phố xưa còn là rừng, cây nhiều nhất là cây gòn, to lớn, thân xanh có gai, mỗi mùa ra bông bay trắng xóa… Gòn là cây bông gòn. Còn Sài, theo tiếng Hoa cổ, là củi, cây củi. Sài Gòn có nhiều Xóm Củi, Bến Củi… cũng là “sài”, củi…

“Tiêu chuẩn” lên thành phố xưa, dường như có ba công trình kiến trúc: tòa thị chính, bưu điện và chợ. Người Pháp đến, có thêm một công trình nữa, thường ở trung tâm: nhà thờ.

Sài Gòn lên thành phố to, chợ chuyển đến nơi mới, trung tâm, tiện mọi đường. Đó là chợ Bến Thành, hay còn gọi là Chợ Mới. Cái chợ Sài Gòn ở lại chỗ cũ, trở thành Chợ Cũ.

Chợ Lớn (Chợ Cũ) do người Hoa thành lập năm 1778, được xây dựng lại sau chiến tranh chúa Nguyễn - Tây Sơn.

Khi Pháp chiếm Nam Kỳ, Chợ Lớn thành thành phố. Nay, Chợ Lớn được dùng để chỉ vùng đất bao gồm quận 5, quận 6 và một phần của quận 11.

Thành phố Chợ Lớn, giống như một China Town ở nhiều nước khác, là trung tâm thương mại, ăn uống, giải trí, sản xuất thủ công, khu phố Đông Y có nhiều kiến trúc Trung Hoa cổ.

Chợ Bình Tây, trung tâm Chợ Lớn

Ở đâu có người Hoa, ở đó có buôn bán. Người Hoa giỏi buôn bán và cần chợ để buôn bán lớn. Chợ Bình Tây được gọi là Chợ Lớn Mới, xây dựng vào những năm 20 của thế kỷ XX, là nơi giao thương buôn bán lớn, có tiếng khắp xứ Đông Dương.

Chợ Bình Tây khởi công xây dựng vào thế kỷ 18. So với chợ của người Việt thời đó thì khu chợ này lớn hơn nên được gọi là Chợ Lớn. Năm 1928, thương nhân gốc Hoa, tên Quách Đàm, bỏ tiền xây dựng Chợ Lớn mới trên khu đất có diện tích hơn 25.000m2 ở thôn Bình Tây (vùng Đông Phố) theo kỹ thuật xây dựng hiện đại của Pháp nhưng kiến trúc Trung Hoa.

Sau năm 1975, Chợ Lớn được đổi tên thành chợ Bình Tây. Năm 1992, chợ được tu sửa và xây thêm tầng.

Chợ Bình Tây. 

Quách Đàm đi lên ông chủ từ người lượm ve chai, đêm ngủ vỉa hè. Nhờ mánh lới làm ăn, ông mua khu ruộng hoang hóa để xây chợ Bình Tây lớn nhất Sài Gòn.

Quách Đàm tên thật là Diệm, người Triều Châu, Trung Quốc. Khởi thủy, chú Quách cũng quàng trên vai đôi quang gánh đi khắp hang cùng ngõ hẻm mua bán ve chai. Không nhà cửa, người thân thích, ông cứ đi mua bán cả ngày, tối về lại kiếm mái hiên ở Chợ Lớn ngủ.

Bỏ nghề ve chai, ông chuyển sang buôn da trâu, vi cá. Quách Đàm đi khắp Sài Gòn và các tỉnh lân cận mua hàng rồi xuất khẩu. Phất lên, ông thuê nhà trên đường Hải Thượng Lãn Ông mở cửa hiệu lớn.

Vài năm sau, ông mướn thêm một căn phố ở chợ Kim Biên, chuyển sang thu mua lúa gạo ở các tỉnh miền Tây, trở thành nhà thầu cung cấp gạo lớn nhất Sài Gòn - Chợ Lớn.

Chợ Bình Tây được ông Quách Đàm xây dựng và tặng hoàn toàn cho chính quyền lúc bấy giờ. Ông chỉ xin dựng mấy dăy phố lầu xung quanh chợ. Dấu tích các dăy phố Tàu giờ đây không còn nhiều.

Chợ Bình Tây xây năm 1928 theo kỹ thuật của Pháp. Kiến trúc hình bát quái được cho là nét độc đáo nhất, gồm 12 cổng, bên trong có hoa viên rộng rãi để khách ngồi nghỉ. Hệ thống móng nền làm bằng đá sỏi, bêtông chắc chắn nên không có hiện tượng sụt, lún.

Sau hai năm xây dựng, chợ hoàn thành rất khang trang, sạch sẽ, nhanh chóng trở thành khu kinh doanh sầm uất, đầu mối bán buôn khắp Nam Kỳ lục tỉnh, sang tận các nước láng giềng...

Chợ Bình Tây nay được tu bổ, phục chế, như một đầu mối giao thương và di tích phát triển của thành phố.

Dương Kha

Giữa rừng xanh trập trùng, thêm hai mái nhà mới khang trang, vững chãi vừa được khánh thành ở bản Huổi Hán và Mấn 2, xã Nậm Xe, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Đây là hai trong số hàng nghìn ngôi nhà đã và đang được Bộ Công an xây dựng tại Lai Châu. Dù không phải là những công trình đồ sộ, cũng không phải là phép màu từ cổ tích, những ngôi nhà này là hiện thân của nghĩa tình, trách nhiệm và tình yêu thương mà Bộ Công an mang đến dành tặng đồng bào vùng cao gặp nhiều khó khăn.

Những giây phút đếm ngược đến đại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), cũng là những phút đếm ngược thời khắc lên đường tham gia gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (GGHB LHQ) của ba sĩ quan Công an thuộc Tổ công tác số 5. Thật tự hào khi các sĩ quan lên đường thực hiện nhiệm vụ quốc tế vào dịp đặc biệt của đất nước.

Giám đốc Công an TP Hà Nội giao nhiệm vụ cho CLB CAHN lọt vào Top 3 V.league 2024/2025 đồng thời giành chức vô địch Cúp Quốc gia 2024/2025; giành ngôi vô địch Giải vô địch các CLB Đông Nam Á góp phần đưa bóng đá Công an Hà Nội vươn tầm khu vực.

Hội thảo “Biến đam mê công nghệ thành bước đệm sự nghiệp” đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích giúp học sinh, sinh viên định hướng lộ trình phát triển bản thân phù hợp, những thách thức của sinh viên từ giảng đường bước vào thị trường lao động; những cơ hội ngành nghề cho giới trẻ trước làn sóng bùng nổ công nghệ cũng như cách thức nâng cao kỹ năng để sẵn sàng bước vào thị trường lao động trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0.

Chiều 24/4, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) tổ chức chương trình Gặp mặt, tọa đàm với chủ đề “Viết tiếp bản hùng ca”, nhằm tri ân đội ngũ cán bộ, phóng viên, kỹ thuật viên và nhân viên của TTXVN đã từng tham gia các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế ở Lào và Campuchia.

Ngày 24/4, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng. Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh điều hành nội dung phiên họp.

Không khí tưng bừng trên từng góc phố, con đường. Màu cờ nhuộm đỏ các tuyến phố chính, những con hẻm nhỏ, tung bay trong tự do như hân hoan chào đón Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ai cũng hân hoan chiêm ngưỡng sự bình yên, vẻ đẹp của  thống nhất….

Chiều 24/4, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Tây Ninh đã phối hợp cùng phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh bắt giữ Trương Thanh Nhã (SN 2000, ngụ Cà Mau) để điều tra, làm rõ về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.

Nhiều tháng không có mưa khiến cuộc sống và sinh hoạt của người dân tại các xã Lục Khu, huyện Hà Quảng, Cao Bằng rơi vào tình trạng hết sức khó khăn do thiếu nước trầm trọng. Trước tình hình đó, lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an tỉnh Cao Bằng không quản ngại khó khăn, kịp thời triển khai nhiều đợt tiếp nước miễn phí đến tận các bản làng xa xôi.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.