Chống buôn lậu trên tuyến biên giới Long An

07:40 19/11/2018
Tình trạng buôn lậu trên tuyến biên giới các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam bộ tiếp giáp với nước bạn Campuchia, đặc biệc tại khu vực hai xã Mỹ Quý Đông và Mỹ Quý Tân, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An luôn diễn ra hết sức phức tạp.


Mặc dù các lực lượng chức năng trong tỉnh đã có những phương án phòng chống, nhưng cứ vào những tháng cận Tết Nguyên đán, giới đầu nậu thường tập kết lượng hàng hóa nhiều gấp hàng chục lần ngày thường rồi thuê đội quân vận chuyển (nài) lên đến hàng ngàn người thường trực 24/24h trà trộn vào số những người dân buôn bán ở chợ biên giới để đưa hàng lậu vào nội địa tiêu thụ.

Để ngăn chặn có hiệu quả, ngay từ cuối tháng 9-2018, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Long An đã tiến hành công tác dự báo tình hình, lên kế hoạch giao cho Đội chống buôn lậu triển khai trên toàn tuyến biên giới và bước đầu đã kéo giảm được tình trạng này.

Trinh sát Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Long An tuần tra chống buôn lậu trên tuyến biên giới.

Thiếu tá Huỳnh Minh Tuấn, Phó Đội trưởng Đội chống buôn lậu - Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Long An cho biết: Tính đến cuối tháng 10-2018, lực lượng chống buôn lậu trong tỉnh bao gồm Cảnh sát kinh tế, Quản lý thị trường, Hải quan, Bộ đội biên phòng và Công an các huyện đã phát hiện, bắt giữ 809 vụ tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm, hàng lậu, thu giữ 1.784.564 bao thuốc lá ngoại, 11,462 tấn vải, quần áo, 10m3 gỗ, 242 chai rượu ngoại, 2.250 chai sữa, 26,38 tấn đường cát, 18 tấn hạt nhựa, 18 tấn linh kiện điện tử và một số loại hàng hóa tiêu dùng khác trị giá 1,3 tỷ đồng.

Ngoài ra, các lực lượng còn tạm giữ 86 xe ôtô, 432 xe môtô, 20 xuồng máy là phương tiện vận chuyển hàng lậu; xử lý hình sự 48 đối tượng, phạt vi phạm hành chính 69 đối tượng với số tiền lên đến 6,185 tỷ đồng.

Xác định nếu để tình trạng buôn lậu gia tăng tràn lan sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến nền sản xuất trong nước và làm mất an ninh trật tự trên tuyến biên giới nên ngay từ những tháng đầu năm 2018, Phòng Cảnh sát kinh tế đã tung trinh sát vào cuộc để nắm bắt thông tin về những đối tượng cầm đầu các đường dây buôn lậu, qua đó dự báo về lượng hàng hóa mà các đối tượng này dự định tuồn vào nội địa tiêu thụ.

Qua gần một tháng lặn lội trên các cánh đồng lúa, các khu rừng tràm dọc tuyến biên giới, trinh sát đã thu thập được rất nhiều thông tin quan trọng, trong đó xác định được, dân buôn lậu sẽ tập trung chủ yếu vào các mặt hàng thuốc lá ngoại và xe môtô phân khối lớn không rõ nguồn gốc. Giai đoạn từ cuối tháng 10 cho đến Tết Nguyên đán, buôn lậu còn tuồn thêm các mặt hàng như vải vóc, nước ngọt, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng và nhiều loại hàng tiêu dùng khác.

Trước đây, cánh đầu nậu không thực hiện các vụ "đánh hàng" theo kiểu mạnh ai nấy làm với các công đoạn bố trí đối tượng giả làm người chạy xe ôm, người bán cà phê nằm dọc tuyến biên giới (gọi là chim lợn) để báo cho đám vận chuyển (nài) thời điểm nào có thể chẻ hàng vào nội địa thì nay họ liên kết lại với nhau rồi cho xây dựng vài ba căn nhà tranh ngay tại khu vực đường biên để chứa hàng hóa (chủ yếu là thuốc lá điếu loại Hero, Jet).

Thuốc lá ngoại nhập lậu bị bắt giữ.

Khi lượng hàng hóa tập kết đủ lớn, đầu nậu liên kết các "nài" của nhiều đường dây lại rồi chia thành nhiều tốp, mỗi tốp dao động từ 50-70 người sẵn sàng chờ thời cơ chẻ hàng qua biên giới, trong đó có tốp mở đường, tốp cõng hàng, tốp bọc hậu và đặc biệt là tốp cảnh giới.

Quy trình của dân buôn lậu là cử tốp cảnh giới (chim lợn) chia thành ca, kíp mắc võng nằm 24/24h rải rác xung quanh khu vực biên giới và những nơi lực lượng chống buôn lậu đóng quân. Mọi nhất cử nhất động của lực lượng chống buôn lậu đều được "chim lợn" thông báo từng giờ, từng phút cho đầu nậu, thậm chí nếu buổi sáng chúng điểm danh mà thiếu bất cứ một cán bộ chiến sỹ nào trong tổ đặc nhiệm đóng quân tại biên giới thì ngày hôm đó mọi hoạt động buôn lậu đều dừng lại.

Khi thấy có cơ hội, "chim lợn" sẽ thông báo cho đầu nậu và ngay lập tức, mỗi "nài" trong tốp mở đường (chốt thí) nhận lệnh dắt theo 40-50 bao thuốc lá (lượng hàng lậu chỉ có thể tịch thu tang vật và xử phạt vi phạm hành chính) đồng loạt vượt biên giới đi cắt ngang trạm, chốt của lực lượng chống buôn lậu.

Nếu tốp này không bị ngăn chặn thì thông báo cho các tốp sau sẽ dừng lại nghe ngóng tình hình, còn nếu bị kiểm tra thì tìm mọi cách gây nhiễu khiến lực lượng chức năng phải tập trung xử lý rồi thừa cơ hội gọi điện thoại cho tốp cõng hàng chở số lượng lớn thuốc lá ngoại, vải vóc các loại tuồn vào nội địa.

Tốp bọc hậu thường không chở theo hàng lậu mà chạy xe môtô phía trước và sau để bảo vệ cho nhóm cõng hàng. Trong trường hợp phát hiện bị theo dõi thì lập tức dùng số đông vây quanh lực lượng chức năng để cho "nài" có nhiều thời gian tẩu tán tang vật hoặc chạy ngược sang bên kia biên giới.

 Nắm bắt được phương thức thủ đoạn mới của dân buôn lậu, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Long An đã nhanh chóng lên phương án đấu tranh ngăn chặn. Tính đến cuối tháng 10-2018 phát hiện, bắt giữ 71 vụ, thu giữ 447.860 bao thuốc lá ngoại, 11,462 tấn vải, 18 tấn hạt nhựa nguyên liệu, 10m3 gỗ, 4 tấn đường cát, 02 xe môtô phân khối lớn, tạm giữ 23 xe ôtô, 117 xe môtô là phương tiện trực tiếp vận chuyển hàng lậu, khởi tố 9 đối tượng trong 9 vụ để điều tra theo thẩm quyền, xử lý hành chính 5 vụ (5 đối tượng) với số tiền phạt là 2,4 tỷ đồng.

Thượng úy Nguyễn Trần Thắng, Tổ trưởng Tổ chống buôn lậu đóng quân thường trực tại vành đai biên giới thuộc xã Mỹ Quý Tây khẳng định: Tình trạng buôn lậu thường xuyên diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng theo từng năm, xuất phát từ nguyên nhân lớn là phía bạn không cấm nhập xuất các loại hàng hóa này.

Trong khi đó, đa số người dân nằm ở khu vực vành đai biên giới đều làm nghề nông với một năm hai vụ lúa nước, một số người không có ruộng đất trồng tỉa thì đi cày thuê, cuốc mướn nên so với mặt bằng chung thì đời sống của họ còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, những lúc nông nhàn, họ thường tìm đến những đầu nậu xin vận chuyển hàng lậu thuê mà chủ yếu là thuốc lá ngoại.

Người lớn tuổi thì dùng xe đạp dắt theo vài ba cây thuốc đem vào nội địa mỗi chuyến và trong một ngày một người có thể đi hàng chục chuyến đạp xe. Thanh niên trai tráng trong xã, những người trung niên còn khỏe mạnh thì được đầu nậu cho mượn tiền rồi giới thiệu cho mua xe Wave cũ đem về độ thêm chút ít rồi gia nhập đội quân "nài" thuốc.

Đám này mỗi lần vận chuyển chỉ chất trên dưới 400 gói thuốc ngoại (số lượng này chỉ bị tịch thu và xử phạt vi phạm hành chính) rồi phóng bạt mạng theo những bờ ruộng lúa để xâm nhập nội địa. Khi bị Công an chặn bắt, chúng có thể tăng ga tông thẳng vào những người thi hành công vụ hoặc thấy bất lợi thì lao xe xuống ruộng rồi chạy bộ sang bên kia biên giới.

Để phòng chống buôn lậu có hiệu quả, ngay từ đầu năm, Ban chỉ huy Phòng Cảnh sát kinh tế Công an Long An đã quán triệt tất cả CBCS cắm chốt tại biên giới ngoài việc tiến hành các biện pháp trinh sát, nắm tình hình, còn phải phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành địa phương trực tiếp đến từng ấp, từng xóm của hai xã Mỹ Quý Đông, Mỹ Quý Tây tuyên truyền để bà con nhân dân hiểu, tự nguyện tham gia trận tuyến phòng chống buôn lậu ngay tại vành đai biên giới, sẵn sàng tố giác các đối tượng buôn lậu ẩn náu trong thôn xóm.

Một trong hàng trăm đường mòn mà dân buôn lậu thường tuồn hàng qua.

Song song với công tác tuyên truyền, CBCS thuộc hai tổ công tác còn phải thực hiện thường xuyên việc gặp gỡ, vận động những đối tượng buôn lậu, những nam nữ thanh niên làm nghề vận chuyển hàng lậu và những người được giới buôn lậu thuê làm cảnh giới từ bỏ việc buôn bán, vận chuyển hàng lậu, đồng thời hướng dẫn, giúp đỡ họ tìm công việc mới để lo cuộc sống gia đình.

Với cách làm triệt để này, trong năm qua, tổ công tác đã nhận được thông tin trình báo từ quần chúng nhân dân về hàng chục đường dây buôn lậu, qua đó giúp tổ công tác triệt phá được hàng chục vụ buôn lậu với số lượng lớn, lập hồ sơ xử lý 5 đối tượng cầm đầu đường dây trước pháp luật.

Ngoài công tác phòng chống buôn lậu, thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, CBCS thuộc hai tổ công tác cũng được lệnh trực chiến 100% để phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ khác sẵn sàng phát hiện, ngăn chặn những phần tử xấu xâm nhập qua biên giới.

Đức Cương

Đối tượng mạo danh là “Trưởng phòng Công an TP Đà Nẵng”, sau đó thông báo số điện thoại của nạn nhân liên quan đến việc làm ăn phi pháp; đồng thời đe dọa, yêu cầu nạn nhân cầm sổ đỏ và chuyển tiền để chứng minh mình không vi phạm. Hậu quả, nạn nhân sập bẫy Công an giả sau 2 lần chuyển tổng cộng mất hơn 2 tỷ đồng...

Tại cơ quan điều tra, Luận khai nhận, 1 quả thận được Luận mua với giá từ 380 triệu đến 450 triệu đồng, sau đó môi giới bán cho người mua có nhu cầu ghép thận với giá dao động từ 1 tỷ đến 1,45 tỷ đồng. Trong khi Luận đang tổ chức ca môi giới ghép thận vào ngày 20/12/2024 thì bị lực lượng Công an phát hiện, bắt giữ.

Đây là ý kiến chỉ đạo của Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ tại Hội nghị triển khai Sổ Sức khỏe điện tử, cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; triển khai bệnh án điện tử, thúc đẩy kết nối, liên thông dữ liệu giữa Bệnh viện Bạch Mai với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh và đẩy mạnh triển khai các nội dung của Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, chiều 23/12.

Chiều 24/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam đối với Trịnh Thành Đức (SN 1996, biệt danh là Lil Ken) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Thị Lan (vợ cũ Đức, SN 1998, ngụ quận Bình Tân) cùng về hành vi trên.

Đăng tải thông tin sai sự thật về vụ việc phóng hỏa quán cafe ở số 258 đường Phạm Văn Đồng (phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) lên các hội nhóm trên mạng xã hội, chị  H.T.L đã bị Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) triệu tập làm việc và ra quyết định xử phạt hành chính 7,5 triệu đồng về hành vi “cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật”.

Trước những dấu hiệu bất thường liên quan đến việc lập, phê duyệt quy hoạch, thực hiện dự án Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Lâm Bình (huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh), Thanh tra Bộ Xây dựng vừa có văn bản yêu cầu địa phương này làm rõ, đồng thời có văn bản báo cáo Thanh tra Bộ trước ngày 25/12/2024.

Nam thanh niên khai tên là Nguyễn Trần Huy, SN 2007, trú tại thôn Lê, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đang trên đường chở pháo về thì bị CSGT phát hiện, bắt giữ.

Ngày 24/12, tại Công an tỉnh Tuyên Quang, Bộ Công an tổ chức Hội thảo khoa học “Nhận diện xu hướng dịch chuyển của tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự lên không gian mạng”. Trung tướng Lê Quốc Hùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Bộ Công an chủ trì Hội thảo.

Năm 2024 ghi dấu mốc quan trọng với việc 19 tập đoàn, tổng công ty đã hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh (SXKD), bảo đảm vai trò của doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) trong việc phục hồi phát triển kinh tế, xã hội (KTXH), bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, cung ứng điện, than, xăng dầu... cho phát triển KTXH, bảo toàn vốn và các nguồn lực Nhà nước giao.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文