Chống dịch ở trại giam

17:32 28/04/2020
"Nội bất xuất - ngoại bất nhập" là cụm từ mà cán bộ chiến sĩ (CBCS) Trại giam Hoàng Tiến, Bộ Công an thực hiện trong những ngày này - khi mà dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, nguy cơ lây ra cộng đồng rất cao.


Đơn vị đóng trên địa bàn thành phố Chí Linh, Hải Dương - nơi trung tâm buôn bán sầm uất, lại là cửa ngõ đi sang tỉnh Quảng Ninh nên công tác đảm bảo an toàn trại giam trước dịch COVID-19 là nhiệm vụ thiết yếu mà CBCS quán triệt thực hiện. 

1.Đại tá Nguyễn Hữu Ấm, Giám thị Trại giam Hoàng Tiến cho biết: "Việc đảm bảo an toàn cho CBCS và các phạm nhân trước dịch COVID-19 là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của chúng tôi vì chỉ một người nhiễm bệnh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khoẻ hàng nghìn người khác. Chính vì vậy, đơn vị yêu cầu 100% CBCS không tiếp xúc với người bên ngoài, đồng thời nâng cao khả năng miễn dịch cho CBCS và phạm nhân".

Cán bộ trại giam Hoàng Tiến phun khử khuẩn khu vực giam giữ.

Để đảm bảo an toàn, tránh tiếp xúc với bên ngoài, ngay ở cổng trại, ngoài cán bộ bảo vệ, thường trực thì cán bộ y tế cũng tham gia trực 24/24h để đo thân nhiệt, khử khuẩn các phương tiện vào làm việc theo nhiệm vụ. Không còn cảnh các gia đình từ xa đến thăm con, em mình là phạm nhân trong trại. Kể cả những người ship hàng, chuyển phát nhanh cũng không được phép đưa đồ đến đây bởi theo lệnh của Giám thị thì bất cứ CBCS nào nhận đồ ship từ bên ngoài vào trại sẽ bị xử lý nghiêm. 

Chính vì vậy, từ khi có dịch COVID-19 đến nay, trại giam Hoàng Tiến gần như là thế giới riêng biệt với bên ngoài. Kể cả CBCS cũng không được cắt phép, không được về quê. Bởi, hơn ai hết, họ hiểu rằng, nếu chỉ một mầm dịch nhỏ vào trại, sẽ gây ra hậu quả khôn lường.

Nói thì đơn giản, nhưng để giữ được việc cách ly hoàn toàn với bên ngoài, thực sự là thử thách đối với CBCS nơi đây bởi hàng trăm CBCS, ai cũng có việc gia đình, ai cũng có cha già mẹ yếu ở nhà, rồi vợ, con... 

Đại tá Nguyễn Hữu Ấm, Giám thị Trại giam Hoàng Tiến cho biết, khi có dịch COVID-19, đơn vị đã tổ chức nhiều cuộc họp triển khai và thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Công an, Cục Cảnh sát Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc và trường giáo dưỡng về công tác phòng, chống dịch COVID-19; đã mua 15 máy đo thân nhiệt, 6 máy phun hoá chất phòng dịch, mua hoá chất Cloramin B, nước rửa tay, xà phòng, khẩu trang phục vụ cho công tác phòng chống dịch. 

Theo đó, đơn vị thực hiện phun hoá chất phòng dịch 2 lần/tuần toàn đơn vị, lau chùi khu làm việc, khu buồng giam và nhà thăm gặp phạm nhân... hằng ngày. Theo dõi và cập nhật diễn biến tình hình dịch bệnh trên các phương tiện thông tin đại chúng để làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục cho CBCS và phạm nhân về sự nguy hiểm của dịch bệnh, nguyên nhân, đường lây truyền và các biện pháp phòng, chống dịch COVID - 19 trên loa. 

Từ ngày 1/2, Trại giam Hoàng Tiến cũng đã tạm dừng không tổ chức cho phạm nhân gặp thân nhân ở phòng riêng; từ ngày 5/3, tạm dừng việc tổ chức thăm gặp (chỉ cho phạm nhân nhận lưu ký, quà gia đình gửi và thuốc chữa bệnh nhưng  kiểm soát chặt chẽ). Đặt nước rửa tay khô, xà phòng ở tất cả các vị trí bếp ăn, cổng trại, nhà thăm gặp, nhà vệ sinh... 100% phạm nhân mới đến chấp hành án đều kiểm tra thân nhiệt và cách ly theo dõi trong vòng 14 ngày. Cũng như cán bộ, các phạm nhân ở Trại giam Hoàng Tiến được cấp 2 khẩu trang vải và đeo khẩu trang trong khi làm việc, lao động.

Cũng vì "cấm trại" nên nhiều cán bộ, có bố mẹ, con ốm nhưng không về được vì nếu về, sẽ phải đến bệnh viện hoặc tiếp xúc với nhiều người, khi vào đơn vị sẽ không an toàn. Cũng vì thế, ai cũng dằn lòng, đợi hết dịch sẽ bù đắp những khó khăn, thiếu thốn mà gia đình phải trải qua.

Ngoài việc không cho CBCS ra ngoài, không cắt phép thì đơn vị cũng tạm dừng hoàn toàn việc thăm nuôi. Nếu người nhà cần tiếp tế cho phạm nhân, sẽ được hướng dẫn mua đồ tại căng tin của trại để tránh việc mang đồ từ ngoài vào. Đối với căng tin của Trại giam Hoàng Tiến thì nhiều năm nay, trại thực hiện việc bán hàng theo giá niêm yết công khai, rẻ hơn hoặc ngang bằng với giá đại lý bên ngoài. Sở dĩ như vậy vì các sản phẩm cung cấp cho trại sẽ được tính theo giá mua sỉ nên "mềm" hơn so với mua lẻ. 

Bên cạnh đó, để khuyến khích việc người nhà phạm nhân mua đồ ăn ở căng tin, vừa đảm bảo vệ sinh, vừa bớt được khâu kiểm tra phòng ngừa đưa vật cấm từ ngoài vào nên Đại tá Nguyễn Hữu Ấm đã chỉ đạo lực lượng chức năng đấu giá hàng hoá cung cấp cho trại, bán theo đúng giá thị trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, niêm yết giá rõ ràng để phạm nhân và người nhà so sánh, đối chiếu.

2.Được biết, vất vả nhất trong thời điểm dịch COVID -19 là các cán bộ Đội Y tế - môi trường của trại vì ngoài nhiệm vụ khám chữa bệnh thường xuyên cho CBCS và các phạm nhân thì việc đảm bảo môi trường sạch sẽ là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. 

Theo đó, anh chị em trong đội thay phiên nhau trực để kiểm tra thân nhiệt và khai báo y tế, hằng ngày phun khử khuẩn tại các phòng giam, cơ sở sản xuất và khu làm việc của cán bộ. Bên cạnh đó, các anh, chị còn thường xuyên cập nhật tình hình, hướng dẫn của Bộ Công an, ngành Y tế và các đơn vị chức năng về phòng dịch để tuyên truyền cho CBCS và phạm nhân về phòng ngừa dịch.

Cán bộ Trại giam Hoàng Tiến hướng dẫn phòng ngừa dịch COVID-19 cho phạm nhân.

Bác sĩ Hoàng Đình Ngọc, Bệnh xá trưởng Trại giam Hoàng Tiến cho biết, đơn vị hiện đang điều trị cho 26 phạm nhân mắc các bệnh mãn tính tại bệnh xá. Các phạm nhân này đều mắc bệnh nặng như tim, phổi, mạch, huyết áp, tiểu đường, viêm gan, hen phế quản, lao phổi... Đặc biệt, Trại đang quản lý và điều trị cho hơn 100 phạm nhân có HIV/AIDS. Đây là những đối tượng sức khoẻ yếu, dễ nhiễm bệnh nên cần sự quan tâm đặc biệt bởi họ đã bị suy giảm miễn dịch nên nếu chỉ một mầm bệnh nhỏ cũng khiến họ nguy hiểm. Chính vì vậy, các y bác sỹ của đơn vị đều phải nỗ lực hơn rất nhiều để nâng cao sức khoẻ cho CBCS và phạm nhân, phòng ngừa dịch bệnh.

Không chỉ điều trị bệnh cho phạm nhân đang nằm tại bệnh xá, CBCS Trại giam Hoàng Tiến còn phải quản lý các phạm nhân đang nằm tại các bệnh viện bởi, ở trong trại, các cán bộ không chỉ là thầy mà còn là người thân để họ nhờ cậy khi ốm đau. 

Như phạm nhân Ngô Thị Lan, 50 tuổi, ở Quảng Yên, Quảng Ninh, đến trại chấp hành án được 10 ngày thì phát bệnh nặng. Các bác sĩ phải đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương khám, điều trị. Tại đây, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung di căn thận. Các cán bộ Trại giam Hoàng Tiến lại theo phạm nhân này lên Bạch Mai điều trị 54 ngày. Khi bệnh nhân ổn định, lại được chuyển tuyến về Bệnh viện Đa khoa Hải Dương... 

Suốt nhiều tháng trời ròng rã như thế, bệnh của phạm nhân Lan đã tạm ổn định. Khi tỉnh dậy, biết các cán bộ Công an tận tình với mình, chị Lan đã khóc, cảm ơn các cán bộ Công an đã không ngại vất vả, thương yêu, chăm sóc chị như người nhà.

Trường hợp phạm nhân Nguyễn Thị Thuỷ, 65 tuổi, ở Lê Chân, Hải Phòng cũng tương tự như vậy. Bà Thuỷ bị tai biến, liệt nửa người, không thể tự phục vụ bản thân, đủ điều kiện được tạm hoãn thi hành án nhưng gia đình không làm các thủ tục cần thiết để đưa phạm nhân về nhà nên mọi sinh hoạt của phạm nhân này đều nhờ các cán bộ của trại. 

Dù vất vả nhưng đối với các phạm nhân, nhất là những người bệnh tật, gia đình ít quan tâm, bởi đối với họ, trại chính là nhà, cán bộ là người thân để họ vượt qua bệnh tật, sống để trả nợ cuộc đời...

Trung tướng Hồ Thanh Đình, Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng (QLTG, CSGDBB, TGD), Bộ Công an cho biết, hiện nay tình hình dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (COVID - 19) diễn ra rất phức tạp. 

Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn cho CBCS và các phạm nhân, Cục Cảnh sát QLTG, CSGDBB, TGD yêu cầu các cơ sở giam giữ tạm dừng cho phép các gia đình phạm nhân đến thăm gặp, gửi đồ tiếp tế từ tháng 3/2020 cho đến khi có chỉ đạo mới. 

Trước đó, trong tháng 2/2019, các cơ sở giam giữ đã hạn chế thăm gặp, áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh theo quy định đối với CBCS, phạm nhân và gia đình phạm nhân. 

Phương Thuỷ

Các nguồn thạo tin ngày 24/12 cho hay, thời gian gần đây, Nga đã tiến hành nhiều đợt phản công lớn tại Kursk. Cường độ các cuộc tấn công cho thấy quyết tâm của Tổng thống Vladimỉr Putin nhằm loại bỏ con bài mặc cả của Ukraine trong bối cảnh sức ép đàm phán gia tăng trước lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vào tháng 1/2025.

Những ngày này, phường Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội nơi có Nhà thờ Lớn đón rất đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan, vui chơi và đón lễ Giáng sinh. Nhằm đảm bảo cho nhân dân được đón lễ Giáng sinh, tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí an ninh, an toàn, Công an phường Hàng Trống đã lập kế hoạch, tham mưu cho Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội chính quyền địa phương tổ chức các phương án phân luồng giao thông và giữ gìn an ninh trật tự (ANTT).

Năm 2025 là năm đầu tiên Kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ được tổ chức theo chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) mới ban hành năm 2018. Học sinh sẽ thi 2 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn và 2 môn tự chọn trong số 9 môn tính điểm còn lại của chương trình lớp 12.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán xung đột giữa Nga và Ukraine sẽ kết thúc vào cuối năm 2025 hoặc giữa năm 2026, với một kịch bản tiêu cực cho Ukraine, trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump bất ngờ đề cập đến việc sẽ sớm trao đổi với Tổng thống Nga Vladimir Putin về cuộc xung đột này.

Tối 23/12, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 3 (Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục CSGT) cho biết, Tổ công tác của đơn vị làm nhiệm vụ tại Km188 (Khu vực Trạm thu phí cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ) vừa kịp thời dùng ô tô đặc chủng đưa 1 cháu bé đi cấp cứu.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文