Chung tay giúp dân gượng dậy sau cơn lũ kinh hoàng

18:22 26/10/2017
Thiên tai, bão lũ liên tiếp xảy ra để lại hậu quả nặng nề về người và tài sản của các huyện phía Tây Yên Bái. Trong cơn lũ, các lực lượng chức năng địa phương như Công an, Quân đội, dân quân tự vệ… đã cố gắng hết sức làm các công tác cứu hộ. Và sau khi cơn lũ kinh hoàng đi qua, chính họ lại một lần nữa chung tay với nhân dân khắc phục những hậu quả nặng nề.


Leo tường, vượt lũ cứu dân

Đại úy Nguyễn Ngọc Minh, Đội trưởng Đội CSGT - trật tự - cơ động thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) vẫn còn nhớ rõ thời điểm khi nhận tin lũ về gây ngập phường Pú Trạng, đó là khoảng 5h sáng 11-10. 

Đơn vị ngay lập tức đã huy động 100% lực lượng tiến hành nhiệm vụ phân luồng ở những điểm ngập lớn, bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản cho người dân. Một mũi khác được huy động tới các vị trí đã ngập sâu để khẩn trương sơ tán các hộ dân đang trong tình trạng nguy hiểm.

Nhớ lại một khoảnh khắc khi làm nhiệm vụ, Đại úy Minh chia sẻ: "Khi đang làm nhiệm vụ sơ tán các hộ dân thì tôi nghe thấy tiếng người kêu cứu ở hai ngôi nhà nước đã ngập đến 2/3 tường rào. Tôi huy động thêm 5 đồng chí khác mang dây thừng và phao tròn lội nước, di chuyển áp sát ngôi nhà. Khi đến nơi, thấy có 5 người dân cả già lẫn trẻ đang đứng trên ghế sát mép nước với khuôn mặt hoảng sợ bởi nước dâng ngày càng cao".

Dân quân và bộ đội hỗ trợ người dân khắc phục thiệt hại sau lũ.

Ngay sau khi động viên người dân bình tĩnh, Đại úy Minh chỉ đạo các chiến sĩ mở hết cửa phía sau ra và cùng lực lượng khác phá tường rào. Sau khi phá được tường bao một nhà thì dùng các cây cao làm cầu bắc qua nhà bên cạnh. Thấy lực lượng cứu hộ có mặt, ai cũng vui mừng. Các chiến sĩ buộc phao vào dây thừng rồi đưa từng người vào phao tròn, di chuyển ra khỏi vùng ngập.

"Lúc này, dòng lũ đổ về ngày một xiết, mưa rất to, anh em trong đội cứu hộ ai nấy đều ướt sũng. Khoảng 10 phút sau, chúng tôi đưa được cả 5 người lên khu vực nhà dân trên cao an toàn để tắm và thay đồ ấm mặc", Đại úy Minh cho biết thêm.

Ngay sau đó, các cán bộ chiến sĩ lại tất tả đi đến các khu vực khác, mặc cho cơn mưa nặng hạt không ngừng trút xuống. Điều đáng nói, vì chỉ có hai bộ cảnh phục, trong khi công tác cứu hộ phải liên tục ngâm mình trong nước, bùn bẩn nên các anh vẫn cứ mặc những bộ đồ bẩn đó trong nhiều ngày làm nhiệm vụ liên tiếp.

Là một người dân bị nạn, được lực lượng cứu hộ cứu sau khi bị lũ cuốn trôi 7km, anh Vũ Minh Tân (27 tuổi, trú tại tổ 7 phường Pú Trạng, thị xã Nghĩa Lộ) vẫn chưa hết bàng hoàng dù đã nằm điều trị nhiều ngày tại Bệnh viện Đa khoa thị xã Nghĩa Lộ. Anh vẫn nhớ như in thời điểm dòng nước lớn tràn mạnh vào nhà cuốn trôi mọi thứ vào sáng sớm ngày hôm ấy.

"Lũ tràn về vào 4 giờ sáng, khi cả nhà tôi gồm mẹ và em trai đang ngủ. Biết lũ về nên tôi vội tìm cách mở cửa nhưng không được, nước ngày một dâng nhanh khiến ai cũng lo sợ. Không còn cách nào khác, tôi kéo chiếc ghế đẩu trèo lên phá tấm nhựa làm trần rồi tìm cách thoát hiểm. Sau đó, tôi đẩy mẹ với em trai chui qua trần nhà, trèo lên nóc nhà tắm để tránh lũ", anh Tân kể.

Khi mẹ và em trai vừa lên tới nóc nhà tắm thì bất ngờ một tấm vách đổ sập xuống người anh Tân, dòng lũ dữ ùa vào cuốn phăng cả căn nhà lá và anh theo dòng nước. Sự việc xảy đến quá nhanh khiến anh không kịp thích ứng và bị sặc nước ngay sau đó. 

Sau khi trấn tĩnh lại, anh ngoi lên và bám vào tất cả các vật nổi xung quanh và để tự trôi dần về phía hạ lưu. Khi đó cũng nhiều người nhìn thấy anh, nhưng họ cũng đang trong nguy hiểm thì lấy gì ra để cứu người. Anh Tân cứ trôi mãi cho đến khi gặp được một dân quân đi cứu hộ đã kéo anh lên, đưa vào bệnh viện cấp cứu. Mẹ và em trai của anh Tân ngay sau đó cũng được lực lượng cứu hộ dùng dây thừng đưa vào bờ an toàn.

Người dân kiếm củi về dùng và dựng lại nhà.

Cùng nhau vượt cơn bĩ cực

Cơn lũ kinh hoàng đã cắt đứt nhiều tuyến giao thông huyết mạch của tỉnh Yên Bái. Nhiều con đường bị hư hỏng nặng, nhiều khu vực bị chia cắt, cô lập hoàn toàn. Nghiêm trọng nhất đó là tuyến tỉnh lộ 174 nối thị xã Nghĩa Lộ và huyện Trạm Tấu với 62 điểm sạt lở trong đó có hàng chục điểm sạt lở lớn, bị đứt đường dài khoảng 50m khiến huyện Trạm Tấu bị cô lập hoàn toàn.

Để nhanh chóng khắc phục hậu quả, các ban, ngành chức năng của tỉnh Yên Bái đã nhanh chóng vào cuộc, ngày đêm phục hồi những tuyến đường hư hỏng, nhanh chóng tiếp cận hỗ trợ những xã, huyện bị cô lập. Trong quá trình khắc phục này, phải kể đến công sức của những công nhân làm đường ngày đêm làm việc. 

Gặp anh Nguyễn Minh Hiếu, công nhân lái máy xúc của Công ty CP Xây dựng đường bộ I Yên Bái với khuôn mặt đầy mệt mỏi, anh cho biết anh vào thay ca cho một công nhân khác từ chiều hôm trước và làm việc xuyên đêm cho đến tận bây giờ.

"Làm việc trong điều kiện trời tối, đường sạt lở khó đi, có những điểm khi đang khắc phục thì bất ngờ phía sau máy bị thụt xuống. Lúc ấy, tôi phải chống gầu tạo đà di chuyển, sau đó lót đường, từ từ đưa máy trườn qua vị trí nguy hiểm, nếu không cả người và máy rơi xuống vực", anh Hiếu kể.

Làm việc xuyên đêm đến 13h trưa khắc phục xong điểm đứt đường, anh Hiếu mới xuống máy, lau mồ hôi trên trán, uống nước giải lao. Nhưng vừa cầm hộp cơm lên ăn được 2 miếng, nhận tin km20 xuất hiện điểm sạt lở mới, anh lại vội vàng đứng dậy đưa máy xúc đến hỗ trợ đồng nghiệp xử lý. 

Nhờ nỗ lực của ngành GTVT Yên Bái, chiều 13-10, tuyến tỉnh lộ 174 - tuyến đường độc đạo đi huyện Trạm Tấu được thông suốt, lãnh đạo tỉnh đã kịp thời có mặt ở Trạm Tấu để thăm hỏi, động viên các gia đình bị thiệt hại và chỉ đạo công tác khắc phục thiệt hại.

Ngành Giao thông vận tải Yên Bái nỗ lực khắc phục sạt lở tuyến tỉnh lộ 174.

Sáng 21-10, chúng tôi có mặt tại căn nhà nhỏ của ông Lò Văn Chiêm (Tổ trưởng tổ dân phố 1, phường Cầu Thia, thị xã Nghĩa Lộ), với ánh mắt lo lắng nhìn những người hàng xóm mình đang cưu mang sau lũ, ông cho biết: 

"Chứng kiến những người hàng xóm phải chịu cảnh "màn trời chiếu đất", tôi không đành lòng nên ngỏ lời đưa họ về nhà chăm sóc. Căn nhà tuy không lớn nhưng cũng đủ chỗ ngủ cho 2 hộ gia đình với 10 nhân khẩu. Mọi người đã ổn định tinh thần nhưng ai cũng hoang mang về chỗ ở rồi sinh hoạt sau này. Chỉ mong chính quyền nhanh chóng giúp họ tìm nơi ở để ổn định cuộc sống".

Cùng chiều hôm đó, tại bản Lốm, xã Hạnh Sơn, huyện Văn Chấn, gia đình chị Đồng Thị May cùng nhiều hộ khác đang bắt tay vào công tác xây dựng nhà. Là hộ nghèo, có hoàn cảnh éo le, lại thêm mưa lũ cuốn trôi toàn bộ nhà cửa và tài sản, đã khiến cho cuộc sống của gia đình chị vốn khó khăn lại càng thêm khó khăn. 

Vừa quét dọn khu đất xây nhà, chị May vừa xúc động cho biết: "Lũ về may mắn gia đình tôi không có người bị thương nhưng nhà và tài sản đã bị lũ cuốn trôi hết. Cũng may được sự hỗ trợ của Nhà nước, sự giúp đỡ của bà con hàng xóm và chính quyền xã gia đình tôi đã có đất ở nơi an toàn để dựng nhà".

Chúng tôi tiếp tục liên lạc qua điện thoại với ông Giàng A Thào, Bí thư Huyện ủy Trạm Tấu, ông cho biết, do đặc điểm tiểu vùng khí hậu ở Trạm Tấu thời điểm hiện tại lúa mùa mới cho thu hoạch, do vậy huyện đã tập trung huy động lực lượng tối đa để giúp nhân dân sớm hoàn thành thu hoạch lúa mùa. 

Ngay sau khi lũ qua, huyện Trạm Tấu đã huy động 320 người tham gia giúp dân thu hoạch lúa tại xã Hát Lừu, trong đó, nhân dân thị trấn và Bản Công 100 người; còn lại là lực lượng công chức, viên chức, giáo viên, thanh niên và học sinh cấp 3. 

Tính đến nay, 120ha lúa vùng ven suối của huyện đã được thu hoạch. Đồng thời, huyện cũng đang tích cực tìm địa điểm giúp các hộ dân bị lũ cuốn trôi nhà chuyển đến làm nhà và ổn định cuộc sống.

Theo ông Nguyễn Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cho biết, một trong những nhiệm vụ cấp bách của tỉnh sau lũ đó là bố trí đất cho các hộ gia đình có nhà bị đổ sập, lũ cuốn trôi và các hộ gia đình trong khu vực nguy hiểm phải di dời để đảm bảo an toàn về tính mạng cho các hộ dân. 

Các huyện vùng cao sẽ bố trí theo hướng tái định cư xen ghép là chính. Các quỹ đất tập trung tỉnh sẽ xây dựng các dự án để đề nghị Nhà nước đầu tư một cách căn cơ. 

* Theo thống kê, mưa lũ tại Yên Bái đã khiến cho 14 người chết, 14 người mất tích và 8 người bị thương. Tỉnh Yên Bái đã huy động trên 4.037 người gồm Quân Đội, công an, dân quân tự vệ và hàng ngàn người dân tập trung tìm kiếm người mất tích khu vực lũ ống, lũ quét theo dọc sông suối và giúp nhân dân khắc phục hậu quả. Đồng thời, tổ chức cứu chữa kịp thời 8 người bị thương.

Số nhà thuộc diện bị ảnh hưởng phải di dời tại 3 huyện phía Tây sau đợt mưa lũ vừa qua, bao gồm nhà sập, trôi hoàn toàn, nhà phải di dời khẩn cấp do sạt lở, lũ quét lên tới 240 nhà. Đến nay, các địa phương đã bố trí quỹ đất cho khoảng 200 hộ. Bên cạnh đó, qua rà soát có khoảng 290 hộ đang nằm trong vùng nguy cơ sạt lở đất phải tiếp tục theo dõi để di dời trong trường hợp thời tiết diễn biến phức tạp, trong đó huyện Văn Chấn có 232 hộ và thị xã Nghĩa Lộ có 58 hộ. 

Nhóm PV

Tối 23/12 (giờ địa phương), tân Thủ tướng Pháp François Bayrou đã chính thức công bố thành phần nội các mới sau hơn 2 tuần kể từ khi được Tổng thống Emmanuel Macron bổ nhiệm. Ông François Bayrou bày tỏ tự hào và tin tưởng vào một chính phủ được xây dựng hướng tới sự cân bằng với kinh nghiệm trong việc hòa giải và khôi phục niềm tin với tất cả người dân Pháp.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 4h ngày 24/12, vị trí tâm bão số 10 ở vào khoảng 11,5 độ Vĩ Bắc; 112,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Nam khu vực Giữa Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10; di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 5-10km/h.

Tối 23/12, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh cho biết, lúc 15h30 cùng ngày, đã tiếp nhận điều trị 5 ca bị bỏng và bị thương nặng được chuyển đến từ Trung tâm Y tế huyện Tân Biên. Có 4/5 nạn nhân đã được Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh) tiếp tục điều trị.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Trần Hồng Minh vừa công điện gửi Cục Đường cao tốc Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam, các ban quản lý dự án, nhà đầu tư về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện 8 dự án đầu tư kinh doanh công trình trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông.

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; Số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; Tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hoá dữ liệu là những hình thức tấn công phổ biến nhất; Tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” còn rất khiêm tốn, chỉ 24,77%; Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân đáng báo động nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng.

Ngày 23/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết, liên quan vụ án "Đưa hối lộ" và "Nhận hối lộ" xảy ra tại tại Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất và các KCN tỉnh Quảng Ngãi đã khởi tố thêm tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” đối với một số đối tượng.

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

Ngày 23/12, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết đã nắm thông tin phản ánh của người thân một nữ bệnh nhân trẻ trên mạng xã hội Facebook về hành vi thiếu chuẩn mực của bác sĩ nam khi siêu âm tuyến giáp, tim và bụng. Sự việc xảy ra tại Phòng khám Đa khoa thuộc Công ty cổ phần Đầu tư Tư vấn dịch vụ y tế Y Đạo (địa chỉ 46-48 Ngô Quyền, phường 5, quận 10).

Công an huyện Lục Nam, Bắc Giang đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 5 triệu đồng đối với M.V.S về hành vi “Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文