Chuyên cơ của yếu nhân

15:58 20/07/2017
Có thể không có gì là ngạc nhiên khi một số nhà lãnh đạo quyền lực nhất thế giới, các ông trùm kinh doanh và các quốc vương đi du lịch bằng máy bay tư nhân và các chuyên cơ đắt đỏ. Tuy nhiên, một số người có đội tàu bay theo ý của mình, trong đó có một số đội tàu bay có chi phí lên đến 1 tỷ USD.


Air Charter Service (ACS), đơn vị chuyên cung cấp máy bay phản lực tư nhân cho người đứng đầu nhà nước và các quan chức cao cấp, đã phân tích máy bay mà 13 lãnh đạo đất nước và đế chế kinh doanh có ảnh hưởng nhất trên thế giới sở hữu hoặc sử dụng.

Sử dụng nghiên cứu từ 20 văn phòng toàn cầu của mình, nghiên cứu của ACS tiết lộ về ðội tàu bay ði lại của những yếu nhân này, giá trị ýớc tính, cũng nhý các sự thật về nội thất và ðặc tính an toàn của chúng.

Trong khi một số ngýời có quyền lực nhất thế giới chắc chắn lựa chọn những đội bay sang trọng, nghiên cứu cho thấy rằng không phải tất cả các đội tàu đều hoành tráng.

Từ đội bay trị giá 1,5 tỷ USD của gia đình Hoàng gia Qatar đến sự lựa chọn khiêm tốn hơn của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình, hãy tìm hiểu thói quen đi du lịch qua cảng hàng không của các nhà lãnh đạo, các quốc vương và các nhà tỷ phú trên thế giới. Danh sách này được xếp hạng tăng dần theo chi phí ước tính của đội tàu của họ hoặc loại máy bay đắt nhất.

Nữ hoàng Elizabeth II: 100 triệu USD

Nữ hoàng Anh, các thành viên của gia đình Hoàng gia và Chính phủ Anh dựa vào đội bay thứ 32 của Vương quốc Anh để đi đây đi đó. Bao gồm 2 chiếc trực thăng AW109 để di chuyển ở khoảng cách dưới 1.000km, 6 máy bay BAE-125 với tầm bay lên đến 3.000km, cũng như 4 máy bay phản kích BAE-146 kích thước trung bình. Nữ hoàng Elizabeth II cũng có trực thăng cá nhân, Sikorsky S-76 Spirit, như một phần của gia đình Hoàng gia. Tổng chi phí của đội bay thứ 32 của Vương quốc Anh ước tính khoảng 100 triệu USD.

Gần đây, gia đình Hoàng gia đã thuê Boeing 747 thông thường hoặc Boeing 777 từ Hãng Hàng không British Airways hoặc Virgin Atlantic để đi những quãng đường dài. Gia đình Hoàng gia có thể được vận chuyển bằng máy bay của Không lực Hoàng gia và trực thăng cho các sự kiện quan trọng.

Vua Brunei Hassanal Bolkiah: 222 triệu USD

Vua Brunei, Hassanal Bolkiah, có một máy bay riêng - Airbus A340-212 - biệt danh "Flying Palace" (Cung điện bay). Máy bay này khiến Vua Hassanal Bolkiah tốn 80 triệu bảng, và thêm 95 triệu bảng để hiện đại hóa.

Việc trang bị của nó bao gồm việc bổ sung một cabin sang trọng được trang trí bằng kim loại quý, đá quý và gỗ quý, cũng như lắp đặt thêm các bình chứa nhiên liệu, tăng phạm vi bay không ngừng của lực lượng không quân cá nhân lên 15.000km.

Ngoài ra, còn có 3 chiếc máy bay khác được sản xuất với kích thước của chiếc A340-212. Quốc vương và gia đình ông cũng sở hữu một chiếc Boeing 747-430 đã được sửa đổi, một chiếc Boeing 767-270 và 2 trực thăng Sikorsky S-70.

Vua Bahrain Hamad bin Isa Al Khalifa: 247,8 triệu USD

Vua Bahrain Hamad bin Isa Al Khalifa được coi là một trong những người giàu nhất thế giới. Máy bay chính thức của ông được Hãng Hàng không quốc gia Bahrain Royal Flight cung cấp, với đội bay gồm 6 máy bay: Boeing 747-400, Boeing 767-400ER, Gulfstream G-IV và Bell 430. Mỗi chiếc được dành riêng cho các thành viên của gia đình Hoàng gia và các quan chức cấp cao của chính phủ.

Các bổ sung mới nhất cho đội tàu là chiếc Boeing hàng đầu 767-400ER và Boeing Business Jet BBJ2. Mặc dù hạn chế về nội thất, nhưng sàn hành khách của Boeing 767-400ER được chia thành 2 khu với phòng khách VIP riêng biệt và khu vực đàm phán. Trong buồng máy bay có các cabin VIP riêng biệt và các phòng ngủ, cũng như phòng điều hành.

Nursultan Nazarbayev: 247,8 triệu USD

Năm 2016, Tổng thống Kazakhstan ông Nursultan Nazarbayev đã thăm chính thức 15 quốc gia (có quốc gia ông tới thăm nhiều lần), dành 140 giờ trong máy bay và đi du lịch trên 99.000km - gấp 2,5 lần đường xích đạo.

Ông đi du lịch bằng Hãng Hàng không quốc gia Berkut. Hạm đội của hãng hàng không bao gồm hơn 10 máy bay và trực thăng có kích cỡ khác nhau, nhưng không phải tất cả chúng đều được sử dụng bởi người đứng đầu nhà nước.

Tổng thống Nursultan Nazarbayev sử dụng một trong những máy bay trực thăng Mil Mi-8 được thiết kế đặc biệt để có thể tiếp cận các điểm đến hoặc các chuyến đi ngắn hơn, còn các chuyến bay dài hơn (lên đến 2.500km), Hãng Hàng không quốc gia Berkut cung cấp máy bay Bombardier СRJ-200 và máy bay Embraer-135 cho Tổng thống sử dụng.

Các máy bay quan trọng nhất là Airbus A320-214 (CJ) Prestige, Airbus A321-211 (CJ) và Airbus A330-243 Prestige mà ông Nazarbayev đã sử dụng cho các diễn đàn chính trị và kinh tế lớn nhất, và các chuyến thăm chính thức của nhà nước. Theo Air Charter Service, chi phí của phi cơ của ông, bao gồm cả chi phí cho việc cải tạo, có thể là hơn 195 triệu bảng.

(Còn tiếp)

Vĩnh Cẩm

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

LTS: Từ 2019 đến nay, hàng vạn tấm bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư… cùng nhiều văn bản, chứng từ khác của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) được ký bằng chữ ký “khô” (chữ ký khắc dấu) hay còn gọi là dấu chữ ký khiến cho nhiều người không khỏi hoài nghi về giá trị pháp lý của nó. Ngoài việc sử dụng chữ ký “khô” để cấp các loại văn bằng, chứng chỉ, HUBT còn sử dụng trong công tác văn thư, tài chính kế toán… để duy trì mọi hoạt động của trường. Trước sự việc này, phóng viên Báo CAND đã có loạt bài phản ánh các vấn đề đã và đang diễn ra tại HUBT.

Con số 70 nổi bật được đổ màu theo đa hướng, cách điệu với ngôn ngữ đảo chiều, hàng chữ “Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” mang màu xanh hoà bình. Đó là những nét khắc họa nổi bật của logo Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đang được sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền trong những ngày tháng 5 lịch sử này.

Mặc dù cuối tháng 6 kỳ thi tốt nghiệp THPT mới diễn ra nhưng ngay từ đầu năm 2024, nhiều trường đại học (ĐH) đã thông báo nhận hồ sơ xét tuyển sớm. Với ưu thế tạo thêm nhiều cơ hội cho thí sinh trúng tuyển đại học mà không cần lệ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển sớm đang trở thành phương thức được nhiều thí sinh lựa chọn.

Những ngày tháng 5 lịch sử, khi cả nước có nhiều hoạt động hướng về Điện Biên Phủ, bộ phim tài liệu nghệ thuật "CAND trong khúc tráng ca Điện Biên Phủ" lần đầu tiên kết hợp giữa những thước phim tài liệu, đan xen thực cảnh - cách làm phim mới trong truyền thông hiện đại, với những cảnh quay ở Điện Biên Phủ, một số tỉnh, thành của Việt Nam và Pháp, đã ghi đậm dấu ấn trong lòng công chúng.

Ngày 7/5, lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ mới của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ chính thức diễn ra, bắt đầu chặng đường mới với không ít thách thức nhưng cũng nhiều hy vọng, nhất là khi tỉ lệ ủng hộ của người dân Nga đối với ông theo thời gian vẫn liên tục ở mức cao.

Theo dự báo, hôm nay thời tiết tại hầu khắp các tỉnh, thành phố ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa 10-30 mm, có nơi trên 50 mm. TP Điện Biên Phủ khả năng có mưa, nhiệt độ dao động từ 20-32 độ C.

Ngày 6/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố bị can, thực hiện Lệnh bắt tạm giam ông Trần Minh Lợi, Phó giám đốc - Phụ trách Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Đồng Nai (60-01S) để phục vụ công tác mở rộng điều tra vụ án đưa và nhận hối lộ.

Như thông tin đã đưa, khoảng 3h sáng ngày 6/5, tại số nhà 01B/17 Kiều Đại, phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hoá xảy ra vụ cháy nhà riêng khiến 2 người tử vong. Qua kiểm tra hiện trường, bước đầu cơ quan chức năng nhận định, Bùi Văn G đã phóng hỏa đốt nhà khiến mẹ đẻ ngủ dưới tầng 1 chết cháy, sau đó dùng dao tự sát.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文