Cơ quan quản lý có làm khó doanh nghiệp?

14:32 07/06/2020
Những ngày qua, dư luận đang xôn xao trước thông tin Tổng cục Du lịch Việt Nam bất ngờ có công văn gửi các hãng hàng không kêu gọi hãng bay cấp vé máy bay miễn phí.


Văn bản số 167/TCDL-TTDL ngày 2-6-2020 do Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam Hà Văn Siêu ký và gửi tới các hãng hàng không có nội dung: "Triển khai kế hoạch phát động chương trình kích cầu nội địa "Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam", Tổng cục Du lịch đang và sẽ phối hợp với các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp, các hãng hàng không tổ chức các hội nghị, sự kiện nhằm kết nối, kích cầu du lịch nội địa trong cả nước, cũng như chuẩn bị phục hồi du lịch quốc tế hậu COVID-19 khi điều kiện cho phép.

Trên tinh thần chung tay, đồng hành, hợp tác phát triển giữa du lịch và hàng không, Tổng cục Du lịch kêu gọi sự vào cuộc của các hãng hàng không đóng vai trò tiên phong kích cầu du lịch nội địa.

Vì vậy, Tổng cục Du lịch Việt Nam trân trọng đề nghị các hãng hàng không cung cấp vé miễn phí các chặng bay nội địa cho đoàn công tác của Tổng cục Du lịch triển khai chương trình kích cầu du lịch nội địa tại các địa phương từ tháng 6 đến tháng 12-2020".

Trong đó, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) được đề nghị cung cấp 200 vé; Công ty CP Hàng không Vietjet (Vietjet Air) được đề nghị cung cấp 100 vé và Hãng hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) được đề nghị cung cấp 100 vé.

Về việc sử dụng các vé máy bay miễn phí, Tổng cục Du lịch Việt Nam cho hay sẽ thông tin "chi tiết về hành trình cũng như nhân sự đoàn công tác sẽ được cung cấp 1 tuần trước thời gian đoàn khởi hành".

Ngay sau khi thông tin này được báo chí đăng tải, đã có rất nhiều ý kiến bất ngờ và không đồng tình với chuyện "xin xỏ" doanh nghiệp của cơ quan quản lý nhà nước. Cần phải nhắc lại rằng trong số các ngành bị thiệt hại vì dịch COVID-19, các hãng hàng không thuộc nhóm bị thiệt hại nặng nhất khi máy bay phải "nằm đắp chiếu" ở sân bay nhiều tháng trời trong khi vẫn phải chi phí.

Theo báo cáo tài chính quý I của Vietnam Airlines, hãng ghi nhận lỗ 2.600 tỷ đồng. Đây là mức lỗ kỷ lục trong lịch sử của Vietnam Airlines và nhiều hơn lợi nhuận ròng 2.500 tỷ của cả năm 2019.

Tính riêng về doanh thu so với quý I/2019, Vietnam Airlines đã hụt 6.700 tỷ đồng vì dịch COVID-19. Để mong muốn vực dậy kinh doanh sản xuất, vượt qua khủng hoảng COVID-19, Vietnam Airlines đã đề nghị Nhà nước hỗ trợ 12.000 tỷ đồng.

Vietjet Air cũng ghi nhận mức lỗ 989 tỷ đồng trong quý I. Đây là lần đầu tiên hãng ghi nhận lỗ trong quý kể từ khi niêm yết trên sàn chứng khoán. Tính riêng về doanh thu vận tải hàng không, Vietjet Air hụt khoảng 2.800 tỷ đồng vì đại dịch COVID-19 trong 3 tháng đầu năm 2020. Trong khi đó, hãng hàng không Bamboo Airways cũng báo lỗ tới 1.500 tỷ đồng.

Theo một lãnh đạo Cục hàng không Việt Nam, chúng ta mới xoá bỏ giãn cách hơn một tháng nay nên hàng không nội địa chỉ mới bắt đầu được phục hồi. Ngay cả khi hoạt động trở lại bình thường như trước thì doanh thu của các DN hàng không vẫn vô cùng khó khăn do bị "mất trắng" thị trường quốc tế. Dự báo, đến cuối năm 2021, thị trường hàng không mới có thể phục hồi.

Với tình hình kinh doanh của các hãng hàng không bị sụt giảm nghiêm trọng và đang phải cầu cứu tới Chính phủ có các chính sách hỗ trợ, thì việc Tổng cục Du lịch đề nghị 3 hãng cung cấp 400 vé máy bay là không phù hợp. Thực tế với 1 hãng hàng không, việc cho vài trăm chiếc vé không phải là chuyện lớn và họ có thể thu xếp được và có thể họ sẽ không từ chối. Nhưng là cơ quan Nhà nước, Tổng cục Du lịch chắc chắn đều được cấp kinh phí hoạt động hàng năm, trong đó có cả tiền mua vé máy bay cho cán bộ đi công tác.

Vì vậy, việc phát văn bản đi "xin" như vậy chắc chắn không phải vì Tổng cục Du lịch không có tiền mua vé cho cán bộ đi công tác mà nó thể hiện tư duy "xin-cho", thứ tư duy rất không ổn với những người lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước. Bởi nếu như cơ quan nào cũng phát văn bản "xin" doanh nghiệp kiểu này thì doanh nghiệp chỉ có phá sản.

Tân Lương

Tại buổi họp báo công bố các luật, pháp lệnh được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ quốc vụ Quốc hội khóa XV thông qua được Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức vào sáng 3/7, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng đã giải thích rõ các điều khoản chuyển tiếp khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.  

Liên đoàn Bóng đá Bồ Đào Nha (FPF) ngày 3/7 (giờ địa phương) xác nhận, tiền đạo Diogo Jota – ngôi sao đang khoác áo câu lạc bộ Liverpool, đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn xe hơi nghiêm trọng xảy ra gần thành phố Zamora, Tây Bắc Tây Ban Nha. Cùng thiệt mạng trong vụ tai nạn còn có anh trai của tiền đạo này – André Silva.

Ngày 3/7, thông tin từ Cục Đăng kiểm Việt Nam, trong  6 tháng đầu năm 2025, cả nước có hơn 333 nghìn lượt phương tiện (chiếm 13,8%) không đạt tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật (ATKT) và bảo vệ môi trường (BVMT) phải bảo dưỡng, sửa chữa, điều chỉnh để kiểm định lại.

Gần 600 CBCS Trung đoàn Cảnh sát cơ động (CSCĐ) Đông Nam TP Hồ Chí Minh, thuộc Bộ Tư lệnh CSCĐ từ Ga Sài Gòn ra Thủ đô đã có mặt tại Ga Hà Nội sáng nay, sau đó được bố trí về Trung tâm Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ và giáo dục nghề nghiệp số 1 để chuẩn bị công tác huấn luyện diễu binh, diễu hành phục vụ Lễ kỷ niệm 80 năm Quốc khánh.

Ngay sau khi đi vào hoạt động theo mô hình tổ chức mới từ ngày 1/7,  Phòng CSGT Công an TP Đà Nẵng đã nhanh chóng ổn định tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ chiến sĩ chuyên sâu theo từng lĩnh vực. Với nỗ lực vượt khó và tinh thần trách nhiệm cao, lực lượng CSGT tiếp tục giữ vững TTATGT và đảm bảo các hoạt động hành chính không bị gián đoạn, rút ngắn thời gian chờ đợi của người dân.

Từ 15h ngày 3/7, giá xăng dầu đồng loạt giảm mạnh. Theo đó, giá xăng giảm từ 1.085- 1.210 đồng/lít; giá dầu giảm từ 932- 1.148 đồng/kg/lít.

Theo Cục Quản lý đất đai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), sắp tới bảng giá đất ở nhiều địa phương biến động lớn, điều này sẽ tác động nhiều đến thị trường bất động sản.

Tại phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Văn Hậu (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn), Hậu đề nghị Hội đồng xét xử tạo điều kiện cho mình trong khoảng thời gian 6 ngày để nộp toàn bộ số tiền được xác định là thiệt hại của Nhà nước để khắc phục hậu quả. Sáng 3/7, Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn đã nộp thêm 768 tỷ đồng với lý do “thay bị cáo Hậu khắc phục hậu quả vụ án”. Như vậy, bị cáo Hậu đã hoàn thành nghĩa vụ khắc phục toàn bộ hậu quả vụ án với tổng số tiền 1.168 tỷ đồng.

Tại buổi họp báo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường sáng 3/7, liên quan đến vụ việc cán bộ thú y đóng dấu kiểm dịch sai trên 2 thân thịt lợn bị tố nhiễm bệnh của Công ty C.P. Việt Nam, ông Phạm Kim Đăng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi và Thú y cho biết, cán bộ thú y đóng dấu sai ở tỉnh Hậu Giang đã bị kiểm điểm và chuyển công tác.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.