Cuộc đua mới và thách thức trong việc phân phối vaccine COVID-19

18:17 13/12/2020
6h31 phút sáng 8-12, tại Bệnh viện Coventry ở miền Trung nước Anh, bà Margaret Keenan, 90 tuổi, đã đi vào lịch sử ý tế khi là người đầu tiên trên thế giới tiêm chủng vaccine COVID-19 của Pfizer/BioNTech, mở đầu cho chiến dịch tiêm chủng đại trà tại Anh. Sau giai đoạn chạy đua tìm kiếm vaccine, các tập đoàn dược phẩm của Mỹ, Nga, Đức, Trung Quốc… đều muốn là người đầu tiên cho ra đời loại "thần dược" này.


Nhưng giờ đây, khi đã có vaccine, các tập đoàn dược phẩm vẫn chưa dám khẳng định đã chiến thắng, bởi ngoài thách thức làm thế nào mở rộng hoạt động tại các nhà máy và nhất là bảo đảm có đủ từ kim tiêm đến lọ thủy tinh… cho mỗi liều vaccine. Thì việc vận chuyển hàng tỷ liều vaccine từ nơi sản xuất đi khắp thế giới cũng là việc không đơn giản.

Cuộc chạy đua mới 

Anh là nước đầu tiên khởi động chiến dịch tiêm chủng ngừa COVID-19. Để có thể bắt đầu chiến dịch tiêm chủng từ ngày 8-12, Anh đã đặt mua 40 triệu liều vaccine của viện bào chế Pfizer/ BioNTech và những lô đầu tiên đó được dành cho 20 triệu dân Anh. Khối lượng thuốc này được sản xuất tại Bỉ, rồi được chuyển tới Anh qua đường hầm xuyên biển Manche trong những chuyến xe tải đặc biệt, với hệ thống giữ lạnh trong khoảng -80°C,-70°C. Vào đến lãnh thổ Anh, vaccine sẽ được phân phối cho 50 bệnh viện và 1.000 trung tâm chích ngừa trên toàn quốc.

Bà Margaret Keenan trở thành người đầu tiên trên thế giới được tiêm chủng vaccine COVID-19.

Pháp là một trong những nước có số người nhiễm COVID-19 lớn nhất châu Âu, vì vậy Chính phủ Pháp đã dành 1,5 tỉ Euro trong ngân sách năm 2021 để mua vaccine ngừa COVID-19, tổ chức hậu cần và bồi dưỡng cho những người tham gia phân phối, tiêm chủng và truy vết. Pháp cho biết đã mua 50 tủ đông siêu cấp, cho phép bảo quản các sản phẩm y tế. Tủ có kết nối với hệ thống báo động được đặt tại các vị trí an toàn, để các nhóm có thể cung cấp cho những người cần tiêm chủng.

Tại Israel, ngày 9-12 đã tiếp nhận lô vaccine đầu tiên theo hợp đồng đã có với Pfizer/BioNTech. Lô vaccine đầu tiên được hãng vận chuyển DHL chuyển tới Israel bằng đường hàng không này nằm trong hợp đồng mua 8 triệu liều vaccine mà Israel ký với Pfizer/BioNTech.

Là một trong những quốc gia có doanh nghiệp sản xuất vaccine, sau khi thử nghiệm vaccine Sputnik V và cấp phép vào tháng 8-2020, Nga đã bắt đầu vào việc  tiêm chủng đại trà vaccine COVID-19 cho người dân. Những đối tượng nằm trong diện được tiêm đầu tiên là bác sĩ, nhân viên y tế, giáo viên. Mỹ cũng đang rốt ráo đánh giá thẩm định vắc-xin trước khi cấp phép.

Tại Mỹ, một hội đồng gồm các chuyên gia độc lập của Ủy ban Tư vấn vaccine và các sản phẩm sinh học thuộc Cơ quan Quản lý thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) sẽ nhóm họp vào ngày 10-12 về vấn đề này. Nếu được thông qua, chính phủ đề ra mục tiêu tiêm chủng cho 20 triệu dân ngay từ ngày 17-12-2020 và kể từ tháng 1-2021, mỗi tháng, các cơ quan y tế có khả năng chích ngừa cho 25 triệu dân Mỹ nhờ vaccine của Pfizer/ BioNTech và Moderna.

Canada cho biết, vào đầu năm 2021 nước này sẽ có 6 triệu liều Vaccine của Moderna và Pfizer/BioNTech, Bộ Y tế Mexico thông báo sẽ tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 cho người dân vào cuối tháng 12. Thủ tướng Ấn Ðộ khẳng định, sẽ có vaccine ngừa COVID-19 trong vài tuần tới...

Trong khi đó, chính quyền Maroc đang xúc tiến chương trình tiêm vaccine phòng COVID-19 bắt đầu từ tháng 12 này với mục tiêu tiêm phòng cho 80% số người trưởng thành và chủ yếu sử dụng vaccine của hãng Sinopharm (Trung Quốc). Ngày 8-12, Hoàng cung Maroc thông báo Quốc vương Mohammed VI đã chỉ thị rằng tất cả công dân nước này sẽ được tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 miễn phí. Thủ tướng Saad Dine El Otmani hồi tháng trước cho biết, Maroc dự kiến đưa vào sử dụng vaccine của Sinopharm trong những tuần tới, ngay khi giai đoạn 3 thử nghiệm kết thúc. Theo ông, Maroc cũng đã đặt hàng các liều vaccine từ hãng dược phẩm AstraZeneca của Anh cũng như đang đàm phán với các hãng sản xuất vaccine khác. 

Các lọ vaccine trong phòng nghiên cứu của Công ty Pfizer tại Michigan, Mỹ.

Theo ước tính, để phòng ngừa COVID-19, mỗi người cần tiêm ít nhất 2 liều vaccine và thế giới cần hơn 17 tỷ liều vaccine, nhưng các quốc gia giàu có đã sử dụng sức mạnh kinh tế của mình để mua trước các loại vaccine tiềm năng trong số hơn 150 loại đang được phát triển. Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Ghebreyesus cảnh báo các nước nghèo không thể có được vaccine khi các nước giàu giành giật nguồn cung vaccine COVID-19. Vì vậy, ông nhấn mạnh thế giới cần bảo đảm vaccine phòng bệnh được phân phối công bằng.

Theo Trung tâm Đổi mới Y tế toàn cầu Dulle ở Durham, Mỹ, người dân những nước nghèo có thể phải đợi đến năm 2024 mới được tiêm vaccine COVID-19, đó là do Liên minh châu Âu (EU) và 5 nước giàu có đã đặt trước khoảng một nửa nguồn cung cấp vaccine dự kiến cho năm 2021.

Theo bà Anna Marriott, cố vấn chính sách y tế của Oxfam, mặc dù mức độ lây nhiễm, tử vong ở các quốc gia khác nhau nhưng vaccine vẫn là "vũ khí" hữu hiệu để giải quyết dịch bệnh. Vì thế, "Trong một thế giới toàn cầu hóa, sẽ không có quốc gia nào an toàn trước đại dịch cho đến khi tất cả các quốc gia được bảo vệ".

Trước nhu cầu quá lớn của thế giới, hiện các nhà sản xuất vaccine đã được công nhận kết quả thử nghiệm cũng phải "vắt chân lên cổ" để chạy đua sản xuất cho kịp với tiến độ giao hàng. Như Chi nhánh của Tập đoàn sản xuất dược phẩm Thụy Điển Recipharm, hoạt động tại miền Tây nước Pháp, đã nhận được hợp đồng để sản xuất vaccine cho hãng dược phẩm Moderna của Mỹ.

Theo Phó Chủ tịch Recipharm tại Pháp, Jean-Franois Hilaire, để bắt tay vào sản xuất, từ tháng 11,  Recipharm đã bắt đầu tuyển dụng thêm 60 nhân viên để tăng thời gian làm việc của hãng. Bởi trước đó, hãng chỉ có hai êkip, còn bây giờ thì có 5 nhóm thay phiên nhau làm việc, để nhà máy có thể hoạt động liên tục 24/7. Ngoài ra, hãng đã mua thêm trang thiết bị đặc biệt và tăng cường hệ thống giữ lạnh. Vaccine phải được giữ ở nhiệt độ -20 °C, trước khi được chiết vào lọ. Recipharm đã mua thêm container, máy điều hòa không khí… tăng cường thêm cho các dây chuyền sản xuất sẵn có.

Thách thức không dễ vượt qua

Nhưng ngay cả khi đã sản xuất ra vaccine thì việc vận chuyển đến các quốc gia hiện là thách thức lớn với cả nhà cũng cấp và khách hàng. Vaccine của Pfizer BioNTech phải được bảo quản trong môi trường có độ lạnh -70°C, - 80°C có thời hạn sử dụng 5 ngày nếu để ở tủ lạnh thông thường. Còn vaccine của Moderna cần bảo quản ở -20 °C với hạn sử dụng là 6 tháng. Tại điểm phân phối cuối cùng, thường là các trung tâm tiêm chủng hoặc bệnh viện, vaccine có thể bảo quản trong các tủ lạnh thông thường nhưng phải sử dụng trong vòng 30 ngày.

Bảo quản thuốc ở nhiệt độ -80°C là một thách thức đối với rất nhiều quốc gia không có phương tiện kỹ thuật để bảo đảm có được một dây chuyền giữ lạnh như vậy bởi những loại vaccine ngừa cúm thông thường chỉ cần bảo quản trong tủ lạnh bình thường. Nhưng nếu không có cơ sở hạ tầng phù hợp thì "thần dược" này sẽ thành đồ bỏ đi. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, khoảng 50% vaccine bị lãng phí trên toàn cầu do cơ sở hạ tầng hậu cần không phù hợp.

Chưa hết, sau khi sản xuất, số lượng vaccine này sẽ cần một mạng lưới vận chuyển bao gồm xe tải, máy bay để phân phối từ dây chuyền sản xuất đi các nước đặt hàng. Việc vận chuyển và phân phối vaccine COVID-19 là nhiệm vụ thách thức nhất từ trước tới nay và chưa từng có tiền lệ. Các nhiệm vụ tương tự không diễn ra ở quy mô lớn như hiện nay.

Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA) ước tính, nếu các nước trên thế giới cần khoảng 8 tỷ liều vaccine ngừa COVID-19, nếu mỗi bệnh nhân chỉ cần một liều duy nhất thì số lượng lô hàng trên đủ để lấp đầy… 8.000 máy bay vận tải Boeing 747. Hãng vận chuyển DHL của Đức cho biết, việc phân phối vaccine trên toàn cầu sẽ cần khoảng 15.000 chuyến bay và 15 triệu lượt giao hàng trong vòng hai năm tới với nhiệt độ bảo quản khắt khe có thể xuống đến -80 độ C. Trong khi đó, do đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp đã và đang làm ngưng trệ hầu hết các chuyến bay thương mại sẽ là khó khăn trong việc vận chuyển.

Ước tính sẽ cần tới 8.000 máy bay Boeing 747 và 2 năm để vận chuyển vaccine COVID-19 tới khoảng 7 tỷ dân trên toàn cầu.

Bà Katja Busch, Giám đốc thương mại của DHL, cho biết hiện nay hầu như không có chuyến bay thương mại thông thường nào và sẽ mất một thời gian để các chuyến bay này hoạt động trở lại. Tuy nhiên, ngay cả khi các lệnh hạn chế đi lại được dỡ bỏ, sẽ vẫn cần một khoảng thời gian cho việc tái khởi động các chuyến bay, bao gồm các hoạt động chuẩn bị như đào tạo lại phi công và kiểm tra kỹ thuật máy bay. Không những thế, trong khi các loại vaccine thông thường có thể được vận chuyển trong khoảng nhiệt độ từ  2 đến 8 độ C thì vaccine COVID-19 đang được phát triển cần điều kiện vận chuyển với nhiệt độ thấp hơn nhiều, đặt thêm một thách thức cho việc cung cấp vaccine hiệu quả cho những người dân sống ở vùng sâu, vùng xa.

Bà Busch nhấn mạnh để bảo vệ tính mạng của người dân trước dịch bệnh, việc lập kế hoạch đầy đủ và tăng cường phối hợp trong chuỗi cung ứng là hết sức quan trọng, qua đó đảm bảo nguồn cung vật tư y tế thiết yếu trong các trường hợp khẩn cấp như hiện nay.

Minh Trang (Tổng hợp)

Công an TP Hà Nội phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an đồng loạt tiến hành triệu tập 26 đối tượng và khám xét khẩn cấp 8 địa điểm, thu giữ nhiều tài liệu, tang vật gồm 129,3 tấn nguyên liệu khí N2O ("khí cười"); 14 hệ thống máy móc, thiết bị san chiết khí; 2 máy bơm khí; 610 kg viên nén khí N2O; 71.668 chai khí thành phẩm; 6.586 vỏ bình khí; 50 kg vỏ bóng; nhiều điện thoại di động, máy tính cá nhân…; tạm giữ 23,17 tỷ đồng cùng 9.300 USD liên quan hoạt động phạm tội. 

Dù lực lượng chức năng đã có nhiều biện pháp để hạn chế tình trạng spam (rác) cuộc gọi bằng cách hạn chế sim rác, cho phép người nghe báo cáo cuộc gọi làm phiền, tuy nhiên tình trạng gọi điện thoại để chào mời hàng hóa, dịch vụ, thậm chí lừa đảo tham gia các sàn giao dịch vàng, chứng khoán... vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Góp phần không nhỏ cho hiện trạng này, không ai khác chính là những đơn vị, hội nhóm chuyên mua bán các loại data trên chợ đen.

Lực lượng phòng vệ dân sự Lebanon ngày 23/11 cho biết một cuộc không kích dữ dội ở trung tâm Beirut đã khiến ít nhất 11 người thiệt mạng, làm rung chuyển thủ đô khi Israel tấn công nhóm vũ trang Hezbollah.

Nhân Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam, chiều tối 23/11, tại Đại Nội Huế; UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ đón Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích Điện Thái Hòa…

Thời gian gần đây, một số người tham gia giao thông ở TP Hồ Chí Minh có hành vi sử dụng vũ lực, côn đồ hung hãn sau khi xảy ra va chạm giao thông, thậm chí gây án mạng. Từ những ứng xử thiếu văn hóa như trên đã dẫn đến những hậu quả đáng tiếc, hệ lụy lâu dài cho bản thân họ, gia đình và xã hội.

Chiều 23/11, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đang phối hợp với cơ quan chức năng điều tra, làm rõ việc phát hiện 1.500 viên nén nghi ma túy trôi dạt vào bờ biển xã Bình Trị, huyện Bình Sơn.

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác BKS 75C-044.83 khi đi qua cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ gặp tai nạn rơi xuống sông làm 2 người mất tích như Báo CAND đã thông tin, sáng nay (23/11), lực lượng cứu nạn cứu hộ (CNCH) đã tìm thấy được 2 thi thể trên sông.

Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 2414/TB-TTCP thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011-2021 tại Bộ Giao thông vận tải (GTVT).

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025, trong đó có nhiều điểm mới về xét tuyển sớm như quy định các trường đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12 thay vì dùng điểm 3-5 kỳ như hiện nay.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文