Cuối năm, lời cảnh tỉnh mang tên… "ma men"

17:00 08/02/2018
Ngộ độc rượu, "ma men" dẫn lối nhập viện - đó là thực trạng đáng báo động hiện nay. Dịp cuối năm, hệ lụy đi kèm với thú uống rượu lại hiện hữu. PV Chuyên đề CSTC đã tìm hiểu về vấn đề này.


1. Thời điểm cận Tết, thị trường kinh doanh rượu ngoại "nóng" hơn bao giờ hết, người có nhu cầu mua và sử dụng rượu ngoại tăng lên đáng kể. Đi dọc các tuyến phố thuộc khu vực nội thành Hà Nội như: Lạc Long Quân, Giảng Võ, Giang Văn Minh, chợ Hàng Da… không khó để bắt gặp các cửa hàng kinh doanh các loại rượu có tên: Chivas, Remy Martin, Hennessy... luôn tấp nập người ra, vào. 

Rượu ngoại với đa dạng chủng loại, mẫu mã, giá cả được chủ các cửa hàng không ngớt lời chào bán. Một số loại rượu đang hút khách hiện nay như: rượu Macalla 25 - 750ml có giá 2,9 triệu đồng; Hennessy XO - 700ml có giá 4,4 triệu đồng; Chivas 21 - 700ml có giá 2,5 triệu đồng… 

Để hút người tiêu dùng, nhiều cơ sở còn nhập thêm các sản phẩm rượu ngoại được đóng trong hộp quà trông rất bắt mắt. Song có một thực tế cho thấy, bên cạnh các cơ sở kinh doanh rượu chính hãng, đại lý phân phối độc quyền sản phẩm, nhiều cửa hàng kinh doanh rao bán rượu ngoại theo kiểu hỗn chủng loại, nguồn gốc xuất xứ bị bỏ ngỏ. 

Một số chủ cửa hàng còn chào bán một số loại rượu ngoại được cho là "xách tay" từ nước ngoài về - không có tem nhập khẩu.

Cuối năm, cẩn trọng ngộ độc rượu từ những cuộc liên hoan, gặp mặt.

Qua tìm hiểu chúng tôi thấy rằng, hầu hết các loại rượu được cho là hàng "xách tay" đều không bày bán công khai. Số sản phẩm này chỉ đưa giao dịch khi khách có nhu cầu. 

Ông Lưu Bách Chiến, Đội trưởng Đội QLTT số 2, Chi cục QLTT TP Hà Nội thừa nhận, thời gian qua, bên cạnh số rượu ngoại được nhập khẩu theo đường chính ngạch, trên thị trường cũng xuất hiện hiện tượng một số cửa hàng nhập lậu rượu ngoại, rồi bán cho người tiêu dùng. 

Không riêng gì rượu ngoại, dịp cận Tết cũng là lúc mà nhiều dân nhậu muốn "săn" cho mình những loại rượu ngâm, rượu thuốc với một số tên gọi như: rượu "bổ củi", rượu "sâm đất", rượu "nấm ngọc cẩu" v.v.. 

Chính bởi vậy cho nên gần đây, rảo bước qua các tuyến phố Hà Nội một lượt sẽ thấy, nhiều "sạp" kinh doanh di động các sản phẩm thực vật, thảo dược, động vật (củ ba kích, nấm ngọc cẩu, bọ cạp, rắn, bìm bịp…) trên một số tuyến phố. Những lời quảng cáo, rao bán số rượu ngâm thảo dược, động vật trên khiến người tiêu dùng như lạc vào… mê hồn trận. 

Để rồi nếu không tìm hiểu kỹ, người tiêu dùng rất dễ gặp họa. Nhất là mới đây, Phòng Cảnh sát môi trường - Công an tỉnh Phú Thọ phối hợp với Chi cục Thú y của tỉnh tiến hành kiểm tra và phát hiện cơ sở sản xuất rượu ngâm thảo dược không rõ nguồn gốc trên địa bàn xã Cổ Tiết, huyện Tam Nông do anh Hán Hữu Thọ làm chủ. 

Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện và tạm giữ 230 lít rượu trắng; 3.500 lít rượu ngâm các loại; 421kg cây, củ, quả nguyên liệu thảo dược dùng để ngâm rượu để điều tra làm rõ vi phạm.

Dưới góc độ y học dân tộc, bác sĩ Hà Thị Bích Ngọc - bác sĩ Khoa Châm cứu phục hồi chức năng, Bệnh viện Y học cổ truyền (Bộ Công an) cho rằng, những lời quảng cáo đại loại như: "Rượu ngâm rễ cây, sản phẩm động vật là tiên dược", "Rượu thuốc có tác dụng phục hồi chức năng cho người sử dụng"… chỉ là bốc trời. 

Bởi, các loại rễ cây, sản phẩm động vật dẫu được ngâm trong rượu, nhưng độc tính đi kèm với nó vẫn còn. Người uống rất dễ bị ngộ độc, gặp những tác dụng phụ.

Sạp kinh doanh sản phẩm thực vật, động vật để ngâm rượu lưu động "vào mùa".

2. Có đến Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) vào thời điểm hiện tại mới thấy được hết hệ lụy do ngộ độc rượu gây ra cho người sử dụng là thế nào. 

Các buồng cấp cứu, điều trị bệnh của Trung tâm trong những ngày qua luôn có đông bệnh nhân. Các bác sĩ trực tại đây tỏ ra lo ngại trước số ca ngộ độc rượu nhập viện đang có chiều hướng gia tăng vào dịp cuối năm. 

Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc chia sẻ, dù những tác hại do rượu gây ra đã được các phương tiện thông tin đại chúng nhiều lần phản ánh, tuy nhiên, dường như phớt lờ hậu quả nhãn tiền, nhiều người vẫn tìm đến rượu - bia, bị "ma men" dẫn lối. 

Lý giải về việc, dịp cuối năm, số ca ngộ độc rượu gia tăng so với thời gian trước, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên cho rằng, thời điểm này, trong các cuộc liên hoan, gặp mặt, tổng kết cuối năm, nhiều người đã coi rượu - bia tựa thứ "gia vị" giúp cuộc gặp mặt, liên hoan của mình thêm vui, có thêm không khí. 

Để rồi, sau khi sử dụng rượu quá ngưỡng, sử dụng rượu không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, bản thân người uống phải nhập viện cấp cứu. Lưu ý hơn, số bệnh nhân bị ngộ độc rượu hiện nay đang có chiều hướng trẻ hóa. Trong đó, gồm cả bệnh nhân là nữ giới. 

Như trường hợp của chị V.T.H., 24 tuổi, quê ở huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) là một ví dụ. Trong cuộc gặp mặt với nhóm bạn ở tỉnh Bắc Ninh nhân dịp cuối năm, H. có uống rượu từ 22h ngày 19-12 đến 6h ngày 20-12. 

Hôm sau, H. có biểu hiện mê man, không làm chủ được hành vi, nhóm bạn thấy vậy đã đưa chị vào viện cấp cứu. Các bác sĩ của Trung tâm Chống độc sau đó phải điều trị hồi sức tích cực. Do được cấp cứu kịp thời nên H. đã qua cơn nguy kịch.

Các bác sĩ Trung tâm Chống độc cho hay, ngộ độc rượu thông thường đã nguy hại, ngộ độc các loại rượu không rõ nguồn gốc, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là những loại rượu có methanol lại càng nguy hại gấp bội. Nếu nhẹ, được cấp cứu kịp thời thì gây tổn thương sức khỏe, tổn thương về não, thần kinh… còn nặng thì có thể dẫn tới tử vong. 

Những hậu quả nhãn tiền là vậy, thế nhưng thực tiễn cho thấy, số người bị "ma men" dẫn lối đang diễn ra phức tạp, kéo theo đó là hàng loạt hệ lụy khôn lường không chỉ đối với người xung quanh mà còn chính với bản thân. 

Tại cuộc hội thảo "Tăng cường các biện pháp phòng chống ngộ độc rượu trong dịp Tết Mậu Tuất và mùa lễ hội 2018" do Bộ Y tế phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công an và UBND TP Hà Nội tổ chức vào chiều 31-1, ông Nguyễn Hùng Long - Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, từ năm 2013 - 2017, cả nước có 862 vụ ngộ độc thực phẩm làm 24.954 người mắc, 22.213 trường hợp nhập viện; trong đó có 130 người chết. 

Điều đáng nói, số ca tử vong chiếm tới 26,15% tổng số người chết là do ngộ độc rượu. Con số này chưa gồm những trường hợp ngộ độc rượu bị di chứng dẫn tới mù lòa, rối loạn tâm thần v.v…

Theo đánh giá của Cục An toàn thực phẩm, nguyên nhân khiến số ca ngộ độc rượu có chiều hướng gia tăng cũng bởi, trên thị trường hiện nay còn xuất hiện các loại rượu không đảm bảo an toàn, rượu giả, rượu có methanol cao… Số rượu này có "đất sống" do bởi ý thức của người chế biến, tiêu dùng còn hạn chế.

Một trường hợp bị ngộ độc rượu phải vào Trung tâm Chống độc cấp cứu.

3. Ngộ độc rượu - "ma men" dẫn lối đang trở thành vấn nạn mà xã hội không khỏi lo ngại. Làm thế nào đẩy lùi "ma men" dẫn lối? Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, người dân nên hạn chế sử dụng rượu - bia; tuyệt đối không uống các loại rượu mập mờ nguồn gốc, chất lượng kiểm định. 

Không uống rượu trong một thời gian dài; không vì ham rẻ mà mua và sử dụng các loại rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ, do cơ sở sản xuất không đảm bảo an toàn chế xuất ra.

Qua thực tiễn cũng cho thấy, đã có rất nhiều trường hợp bị ngộ độc rượu, song do người thân không phát hiện, đưa đến các cơ sở y tế cấp cứu, chẩn trị kịp thời, hậu quả khôn lường thiếu chút nữa đã xảy ra. 

Điển hình như trường hợp ông T.X.Đ, 57 tuổi, ở quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) cách đây không lâu phải nằm điều trị tích cực tại Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). 

Theo các bác sĩ chăm sóc, điều trị cho ông Đ. cho biết thì trước đó, chỉ thiếu chút nữa thôi, triệu chứng đau đầu, mờ mắt, rối loạn nhịp tim của ông Đ. sẽ khiến ông phải "an dưỡng" lâu dài trong bệnh viện, thậm chí còn đối diện với "tử thần". 

Khuyến cáo của các bác sĩ chuyên khoa chống độc cho thấy, các trường hợp bị ngộ độc rượu nặng thường có biểu hiện như: co giật, bất tỉnh, chân tay yếu, mê man - bất tỉnh, thở yếu, nhịp thở nhanh, tiểu tiện ít, nhìn mờ, nôn nhiều, đau bụng - bụng chướng v.v… 

Khi phát hiện người say rượu có biểu hiện trên, tuyệt đối không được chủ quan và phải đưa những trường hợp có biểu hiện trên đến ngay cơ sở y tế cấp cứu, điều trị.

Nhóm PV

Trong 11 tháng đầu năm 2024, số ca chết não hiến tạng ở Việt Nam tăng gấp đôi năm 2023. Kể từ ca hiến tạng từ người cho chết não đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam vào năm 2008, đây là năm đạt kỷ lục cao nhất về số người chết não hiến tạng.

Chiều 15/11, Công an huyện Thăng Bình (Quảng Nam) cho biết, đã chuyển hồ sơ cùng 2 đối tượng Hồ Xuân Tâm (SN 1998) và Bùi Vinh Quang (SN 1993, cùng trú xã Bình Nguyên, huyện Thăng Bình) đến Phòng ANĐT Công an tỉnh Quảng Nam để tiếp tục điều tra, làm rõ về hành vi tàng trữ tiền giả.

Với chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái”, ngày 15/11, tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Công an và Cơ quan của Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024.

Trong lúc nam thanh niên cầm lái xe máy chở người cha ruột ôm hai bình rượu rắn đi giao cho khách hàng thì bị phát hiện. Khám xét nơi ở của đối tượng, cơ quan điều tra thu giữ thêm nhiều tang vật có liên quan, nhưng phải 4 tháng sau đó, khi có kết luận giám định từ cơ quan chức năng mới khởi tố vụ án và bị can.

Ngày 14/11, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với Vũ Đình Kiên - Giám đốc Công ty Cổ phần Thiên Nam về tội “Vi phạm các quy định về khai thác tài nguyên”

Ngày 15/11, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, quá trình đấu tranh mở rộng chuyên án “Tổ chức đánh bạc và đánh bạc trên không gian mạng” liên quan đến đối tượng Shen Chia Chi (SN 1980, quốc tịch Đài Loan; tạm trú TP Hà Nội) mà Báo CAND đã đưa tin, đến nay cơ quan này đã khởi tố thêm 11 bị can.

Cựu Giám đốc và thuộc cấp Công ty 878 đã lập khống hồ sơ một công trình ở TP Hồ Chí Minh với số tiền gần 32 tỷ đồng và lập khống hồ sơ đối với công trình ở tỉnh Quảng Ngãi với số tiền hơn 2,8 tỷ đồng. Bên cạnh đó, cựu Giám đốc Công ty 878 còn sử dụng 15 hóa đơn giá trị gia tăng không hợp pháp (hóa đơn khống) đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền thuế hơn 7,6 tỷ đồng…

Trước những vụ TNGT thương tâm mà các nạn nhân rơi vào “điểm mù” của xe tải, xe đầu kéo, các đội, trạm thuộc Phòng CSGT, Công an TP Hồ Chí Minh đã tổ chức tuyên truyền vận động chủ doanh nghiệp vận tải, tài xế của các phương tiện lắp đặt camera quan sát để hạn chế những tai nạn đáng tiếc…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文