Đập sông Mê Kông: lợi không bù hại

15:51 10/08/2019
Hoạt động của các con đập dọc theo sông Mê Kông đang làm cho tình trạng trở nên trầm trọng hơn. Đây là một năm đặc biệt khô hạn và bóp nghẹt một tuyến đường thủy huyết mạch đối với Thái Lan, Campuchia và Việt Nam, Nikkei Asian Review đưa tin.


Các nhà khí tượng học ở Thái Lan dự báo 2019 sẽ là năm khô hạn nhất trong ít nhất một thập niên. Ở các quốc gia hạ lưu sông Mê Kông, Campuchia và Việt Nam, nhiều người cũng đang chỉ trích các nước Trung Quốc và Lào đã đóng cửa hai con đập, dẫn đến dòng chảy giảm nghiêm trọng.

Về phần mình, Bộ Tài nguyên Nước của Trung Quốc đã thông báo đập Jinghong ở tỉnh Vân Nam ở khu vực Trung Nam của nước này sẽ giảm một nửa lưu lượng nước ra từ ngày 5 đến 19-7 để "bảo trì lưới điện".

Tuy nhiên, Ủy ban sông Mê Kông (MRC) ban đầu dự báo sẽ không có ảnh hưởng nghiêm trọng vì những cơn mưa gió mùa sẽ sớm bắt đầu. Có trụ sở tại Phnom Pênh, MRC có các thành viên bao gồm Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam; Trung Quốc và Myanmar là các đối tác đối thoại.

Trạm Thủy điện Jinghong ở phía Tây nam tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. 

Nhưng khi công việc bảo trì ở Vân Nam chấm dứt, MRC đã đưa ra một tuyên bố lưu ý rằng mực nước sông Mê Kông đã đạt đến mức thấp "kỷ lục". Tình hình tồi tệ hơn khi những con sông liền kề Chiang Saen và Nong Khai của Thái Lan cũng đặc biệt khô cạn - thấp hơn một vài mét so với mức bình thường.

Ngày 15-7, đập Xayaburi 1.285 megawatt ở Lào đã bắt đầu một đợt thử nghiệm sản xuất điện cho Cơ quan Phát điện Thái Lan (EGAT), và dự kiến tháng 10 sẽ đi vào hoạt động. Anuparp 

Wonglakorn, Phó Giám đốc điều hành Công ty Điện lực Xayaburi, nói với Bangkok Post rằng điều này không ảnh hưởng đến dòng nước. Thay vào đó, ông đổ lỗi cho lượng mưa thấp hơn dự kiến: "Chúng tôi vận hành một đập thủy điện ngay trên dòng sông mà không cần trữ nước". "Dòng nước chảy vào bằng với dòng chảy nước chảy ra". Anuparp đổ lỗi tình hình khô hạn của dòng sông do lượng mưa yếu, chỉ với 400 mm mưa rơi từ tháng 1 đến tháng 7 so với 1.200 mm năm ngoái.

Tuy nhiên, nhiều người cho rằng có mối liên hệ giữa hoạt động của các con đập và tình hình hạn hán trong khu vực. Trung Quốc đã xây dựng 10 đập trong đó có đập Jinghong dọc theo Langcang, tên gọi của đoạn thượng lưu sông Mê Kông, mà Bắc Kinh coi như một con sông nội địa. Lào cũng có đập Don Sahong đang được xây dựng gần biên giới với Campuchia, và 7 con đập trong kế hoạch khác gần hoặc dọc theo biên giới ven sông chủ yếu với Thái Lan.

Với sự hỗ trợ của Trung Quốc, Campuchia có kế hoạch xây đập sông tại Stung Treng và Sambor, nhưng bây giờ có thể có những suy nghĩ khác. Tại Hội nghị "Tầm nhìn năng lượng" gần đây ở Phnom Pênh do Phòng Thương mại Mỹ tổ chức, Keo Rattanak, Tổng giám đốc của Electricite de Cambodge, nói với khán giả rằng ông không muốn 2 con đập được đề xuất tiếp tục triển khai.

Trạm Thủy điện Biển hồ của Campuchia.

Trên thế giới có khoảng 3.700 đập thủy điện đang được triển khai, nhưng các nghiên cứu học thuật cho thấy những dự án này thường tốn gấp đôi ngân sách dự kiến và mất 50% thời gian để hoàn thành so với kế hoạch, trong khi thường hoạt động kém. 

Tại Thái Lan, đập Pak Mun 25 tuổi do Ngân hàng Thế giới tài trợ và được EGAT vận hành trên một nhánh sông Mê Kông đã ảnh hưởng bất lợi hơn 6 lần so với dự kiến ban đầu của 262 hộ gia đình. 

Con đập cũng phá hủy ngành công nghiệp đánh cá địa phương sau khi sự phản đối kịch liệt từ người dân địa phương và các tổ chức phi chính phủ bị gạt sang một bên. Trong khi đó, mưa lớn đã cuốn trôi các con đập và làm ngập lụt các cộng đồng lân cận ở cả Myanmar và Lào vào năm 2018.

Sông Songkhram dài 485 km của Thái Lan, chảy vào sông Mê Kông gần Nakhon Phanom, đã bị đe dọa ngăn đập trong 40 năm qua. Và đến nay, theo học giả người Anh David Blake, con đập bây giờ có thể được xây dựng vì nhiều lý do. 

"Có lẽ đứng đầu trong số các lý do là sức mạnh hồi sinh của một liên minh quân sự - kinh doanh - quan liêu dưới thời Thủ tướng Gen Prayuth Chan-ocha, người hiện cảm thấy được khuyến khích để thúc đẩy một số cụm từ thủy lực", ông bình luận gần đây trên tờ Bangkok Post. 

Chính phủ sắp tới của Prayuth đã đặt "các biện pháp để đối phó với hạn hán và lũ lụt" ở hàng thứ 11 trong danh sách 12 chính sách quan trọng cần được xây dựng. Nước này đã phải yêu cầu xả nước từ Trung Quốc và Lào.

Marc Goichot thuộc Chương trình WWF Greater Mekong mô tả đập Sambor dài 18 km được Campuchia đề xuất là một con đập "khổng lồ", sẽ chấm dứt dòng chảy tự do của Hạ lưu sông Mêkông với tổn thất rất lớn cho Campuchia và Việt Nam, làm tổn hại vĩnh viễn các dòng chảy, thủy sản và phù sa. 

"Campuchia có một trong những nghề cá nội địa năng suất cao nhất thế giới và nó cung cấp protein giá cả phải chăng cho tất cả mọi người", Goichot nói với Nikkei Asian Review. 

"Giảm trầm tích sẽ làm cho đồng bằng bị chìm và co lại, làm giảm khả năng chống chịu của 18 triệu người Việt Nam đối với bão nhiệt đới, lũ lụt, cũng như gây ra sự xâm nhập mặn gia tăng và giảm khả năng tiếp cận với nước ngọt". 

Ông nói thêm: "Giữ cho hạ lưu sông Mê Kông chảy tự do sẽ khiến khoảng 28 triệu người ở Campuchia và Việt Nam kiên cường hơn trước thảm họa khí hậu và nước trong khi cải thiện an ninh lương thực của họ".

Nhiều chuyên gia tin rằng năng lượng mặt trời và năng lượng gió cung cấp các giải pháp thay thế ngày càng khả thi hơn, trong khi sự xuất hiện dày đặc các con đập trên sông Mê Kông sẽ là thảm họa. "Nó đang sử dụng dòng sông chỉ cho một lần sử dụng - thủy điện - và những người dùng khác đang bị thiệt thòi", Pianyh Deetes thuộc nhóm International Rivers nói với Reuters.

Vinh Trang

Như Báo CAND đã đưa tin, ngày 29/3, Cục An ninh điều tra (ANĐT), Bộ Công an đã hoàn thành bản kết luận điều tra vụ án “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Trung tâm Lý lịch tư pháp (LLTP) quốc gia; Văn phòng công chứng Nguyễn Lâm, Văn phòng công chứng Lại Khánh và một số tỉnh, thành phố khác. Cơ quan ANĐT cũng đã vạch trần mánh khóe phạm tội của các đối tượng trong vụ án.

Ngày 29/3, đoàn công tác của Bộ Y tế do ông Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác phòng chống dịch sởi tại Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp với hơn 3.000 ca nghi nhiễm.

Ngày 29/3, Công an TP Hà Nội cho biết, một người phụ nữ ở quận Đống Đa, TP Hà Nội đã bị lừa 150 triệu đồng khi nhận được cuộc gọi chuyển tiền cho con. Đây không phải thủ đoạn mới nhưng nhiều người vẫn mất cảnh giác, sập bẫy lừa đảo của các đối tượng lợi dụng công nghệ Deepfake để tạo ra những video giả mạo với hình ảnh và giọng nói giống như người thật

Liên quan đến vụ việc Trường TH, THCS, THPT quốc tế Mỹ ở huyện Nhà Bè bị "vỡ nợ" vào năm ngoái, ngày 28/3 bà Trần Thị Diệu Thúy, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh đã chỉ đạo các sở, ngành chức năng tổ chức thực hiện Kết luận thanh tra ngày 11/3/2025 của Thanh tra thành phố đối với những dấu hiệu sai phạm tại trường này…

Hôm nay ngày 29/3, tức ngày 1/3 âm lịch, Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025 chính thức khai hội. Trong ngày hôm nay đã có hàng ngàn du khách từ khắp mọi miền của Tổ quốc về Đền Hùng tham gia các hoạt động giỗ Tổ. Công tác bảo đảm ANTT, ATGT đã được Công an tỉnh Phú Thọ chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo, tạo thuận lợi cho người dân, du khách khi về Đền Hùng tham gia các hoạt động lễ hội.

Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Bộ Công an xác định, đây là vụ án tham nhũng, chức vụ liên quan lĩnh vực cấp phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan quản lý Nhà nước, được dư luận xã hội quan tâm. Quá trình điều tra, xác định số tiền nhận hối lộ hơn 43 tỷ đồng để làm dịch vụ giải quyết hơn 55 nghìn hồ sơ cấp phiếu LLTP.

Sau 20 lần mang dây chuyền vàng giả đến các tiệm vàng, tiệm cầm đồ để cầm cố, rồi chiếm đoạt trót lọt hàng trăm triệu đồng, đến lần thứ 21 thì chiêu trò lừa đảo của "nữ quái" đã bị một tiệm vàng phát hiện, báo tin cho Công an bắt quả tang.

Theo Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh, giai đoạn 2012 đến 2020, thành phố có 4 kết luận của Thanh tra Chính phủ (gồm Kết luận 2852/KL-TTCP ngày 02/11/2012; Kết luận 34/KL-TTCP ngày 08/1/2019; Kết luận 269/KL-TTCP ngày 16/9/2019 và Kết luận 1202/KL-TTCP ngày 20/7/2020) và 3 bản án hình sự phúc thẩm...

Ngày 29/3, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đang tạm giữ hình sự 5 đối tượng gồm Nguyễn Ngọc Trà Mi (SN 1996), Nguyễn Thanh Thảo My (SN 2003), Phạm Giang Bắc (SN 1987), Nguyễn Xuân Trường (SN 1994) cả 4 đều ngụ TP. Biên Hòa và Nguyễn Minh Sang (SN 2000) ngụ huyện Định Quán để điều tra làm rõ hành vi cưỡng đoạt tài sản.

Diễn đàn quốc tế Bắc Cực là nền tảng quan trọng để thảo luận các vấn đề hiện tại liên quan đến sự phát triển toàn diện các vùng lãnh thổ Bắc Cực, thiết lập cơ chế hiệu quả cho việc sử dụng chung và khai thác các nguồn tài nguyên phong phú của khu vực này ở nhiều cấp độ khác nhau.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.