Dấu son lịch sử của lực lượng An ninh miền Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

21:20 21/07/2020
Sáng 19-7, tại tỉnh Tây Ninh, Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an phối hợp với Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh Tây Ninh tổ chức cuộc gặp mặt cán bộ An ninh miền Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ với quy mô toàn quốc.


Cuộc gặp mặt đầy ý nghĩa này có sự tham dự của hầu hết lãnh đạo Bộ Công an và 335 đại biểu cán bộ Công an tham gia lực lượng An ninh miền Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì buổi gặp mặt.

Ký ức một thời hoa lửa

Sau Hiệp định Giơnevơ, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng và tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội; ở miền Nam, Mỹ thay chân Pháp âm mưu biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và chia cắt đất nước ta lâu dài.

Bộ trưởng Tô Lâm tại buổi gặp mặt.

Thực hiện Nghị quyết của Trung ương Đảng, Chỉ thị của Bộ Chính trị về nhiệm vụ của cách mạng miền Nam "... đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược và gây chiến, đánh đổ tập đoàn thống trị độc tài Ngô Đình Diệm tay sai của đế quốc Mỹ...", tháng 10-1954, Xứ ủy Nam Bộ thành lập Ban bảo vệ Xứ ủy với nhiệm vụ nắm tình hình địch, xây dựng căn cứ, bảo vệ cán bộ, vận động quần chúng phòng gian, bảo mật, chống địch khủng bố; thành lập Trung đội Quốc vệ đội bảo vệ Xứ ủy, bảo vệ căn cứ cách mạng, chỉ thị các cấp ủy Đảng thành lập Ban bảo vệ cấp ủy. Các Ban bảo vệ của Đảng chính là những tổ chức tiền thân của lực lượng An ninh miền Nam.

Tháng 10-1961, Trung ương Cục miền Nam quyết định đổi tên "Ban bảo vệ An ninh Xứ ủy" thành "Ban bảo vệ An ninh Trung ương Cục miền Nam". Ban bảo vệ An ninh Trung ương Cục được kiện toàn tổ chức, trở thành "Bộ chỉ huy tối cao" của An ninh miền Nam. Từ đó, hệ thống tổ chức An ninh miền Nam được hình thành từ Trung ương đến cơ sở.

Chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968, lực lượng An ninh toàn miền Nam đã phát triển cả về số lượng và chất lượng với tổng số 8.000 cán bộ, chiến sĩ an ninh cấp huyện trở lên; 17.000 cán bộ, chiến sĩ an ninh xã, ấp…

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo của Bộ Công an và chi viện của cán bộ Công an cho chiến trường miền Nam, lực lượng An ninh miền Nam không ngừng phát triển rộng khắp, có hệ thống tổ chức đến các khu, tỉnh, huyện, xã; phát triển lực lượng vũ trang chính quy các cấp trung đoàn, tiểu đoàn, đại đội, trung đội, tiểu đội; xây dựng và phát triển lực lượng bán chuyên trách ở xã, ấp; làm tốt công tác tham mưu và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ Đảng, bảo vệ an toàn các căn cứ cách mạng, các sự kiện chính trị quan trọng.

Đồng thời, nắm chắc tình hình địch, làm tốt công tác điệp báo…; nêu cao tư tưởng tiến công địch, anh dũng chiến đấu, sẵn sàng hy sinh vì nhiệm vụ, diệt ác trừ gian; thúc đẩy và phát huy vai trò tích cực của nhân dân trong đấu tranh cách mạng, chống do thám, gián điệp, biệt kích địch; góp phần quan trọng cùng với quân và dân ta làm thất bại các chiến lược chiến tranh xâm lược của Mỹ, các kế hoạch tình báo, gián điệp, nhiều chiến dịch, kế hoạch quân sự lớn của địch ở miền Nam.

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Toàn, nguyên Giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Đặc biệt, lực lượng An ninh miền Nam đã tham gia tích cực trong nhiệm vụ mở đường, dẫn đường, diệt ác, phá kềm, bám sát, tiếp cận, tiếp quản các mục tiêu trọng điểm trong nội đô và bảo vệ, tham gia vào các chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế - Đà Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử,... góp phần quan trọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, hàng nghìn lượt cán bộ, chiến sĩ lực lượng An ninh miền Nam đã anh dũng hy sinh hoặc mang thương tật suốt đời. Ghi nhận những chiến công, thành tích đó, Đảng và Nhà nước đã phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho 36 đơn vị; tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất, Nhì, Ba cho 12 tập thể và cá nhân; tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhất, Nhì, Ba cho 108 tập thể và cá nhân; tặng danh hiệu "Dũng sĩ diệt Mỹ" cho 210 đồng chí và nhiều phần thưởng cao quý khác…

Đại tá Trần Nguyên Minh, Chánh Văn phòng của Ban liên lạc cán bộ Công an chi viện chiến trường miền Nam tại Hà Nội.

Chiến tranh đã đi qua 45 năm, nhưng với nhiều người đã từng một thời vào sinh ra tử ở chiến trường, những ký ức của một thời oanh liệt luôn là những kỷ niệm đáng nhớ nhất. Thiếu tướng Nguyễn Thanh Toàn, nguyên Giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế, bày tỏ sự vui mừng và tự hào khi được dự cuộc gặp mặt.

"Cuộc gặp mặt được tổ chức rất quy mô với sự có mặt của Bộ trưởng và hầu hết các Thứ trưởng Bộ Công an, đặc biệt cả sự có mặt của đồng chí Nguyễn Văn Nên, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng… đã thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, Bộ Công an đối với lực lượng An ninh miền Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước", Thiếu tướng Nguyễn Thanh Toàn chia sẻ.

Cùng cảm xúc, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) Võ Văn Em - chiến sĩ An ninh T4, hay Đại tá Hồ Văn Lỳ, Anh hùng LLVTND, nguyên Chánh Thanh tra Công an tỉnh Bến Tre, cũng cho biết cuộc gặp mặt đã giúp anh em cán bộ chiến sĩ An ninh miền Nam được gặp lại trò chuyện, ôn lại những hồi ức xưa của mình khi còn chiến đấu và thăm hỏi nhau về cuộc sống hiện tại.

Những bài học lịch sử còn nguyên giá trị

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an, khẳng định đây là hoạt động tri ân công lao, đóng góp to lớn của lực lượng An ninh miền Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đồng thời giáo dục cán bộ, chiến sĩ Công an, nhất là thế hệ trẻ về truyền thống anh hùng cách mạng của lực lượng CAND và các thế hệ cán bộ Công an qua các thời kỳ, từ đó tích cực tham gia các hoạt động tình nghĩa coi đó là trách nhiệm, đạo lý của mỗi cán bộ, chiến sĩ CAND.

Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh, lịch sử chiến đấu, xây dựng, trưởng thành và phát triển của lực lượng An ninh miền Nam đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, đó là: Thường xuyên quan tâm xây dựng lực lượng An ninh vững về chính trị, tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và Nhân dân, trở thành lực lượng vũ trang cách mạng sắc bén của Đảng; phát huy cao độ lòng yêu nước và vai trò quần chúng nhân dân trong công tác an ninh; xây dựng lực lượng an ninh vũ trang phát triển và trưởng thành không ngừng về tổ chức, lực lượng và chính trị tư tưởng; luôn chủ động nắm tình hình địch và sử dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ trong công tác an ninh; quan hệ hợp tác và phối hợp chặt chẽ với lực lượng vũ trang cách mạng và nhân dân Lào, Campuchia để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Lãnh đạo Bộ Công an chụp ảnh lưu niệm với cán bộ An ninh miền Nam.

Trong 75 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực lượng CAND luôn tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và Nhân dân, kề vai sát cánh, phối hợp, hiệp đồng cùng các ban, bộ, ngành, nhất là Quân đội nhân dân đấu tranh làm thất bại âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, phản động, bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ tuyệt đối an toàn các cơ quan đầu não của Đảng, Nhà nước, góp phần quan trọng làm nên chiến thắng oanh liệt của quân và dân ta trong các cuộc kháng chiến, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

Đất nước hòa bình, thống nhất, với vai trò nòng cốt, CAND đã chủ động nắm, dự báo tình hình, thực hiện tốt chức năng tham mưu với Đảng, Nhà nước, đồng thời trực tiếp triển khai đồng bộ các biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, góp phần giữ vững ổn định chính trị và môi trường hòa bình để xây dựng, phát triển đất nước.

Phú Lữ - Đức Mừng

Có thể khẳng định rằng, với Đề án 06 và ứng dụng VNeID do Bộ Công an chủ công xây dựng đã được phát triển mạnh mẽ, trở nên quen thuộc, thiết yếu trong công cuộc chuyển đổi số của người dân Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Năm 2024, thành phố đã triển khai ứng dụng hiệu quả VNeID trong chuyển đổi số, góp phần phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defence Expo 2024) là một sự kiện quy mô lớn, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ giới chuyên gia và truyền thông quốc tế. Đây không chỉ là cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế trong hợp tác quốc phòng toàn cầu mà còn là dịp để giới thiệu các thành tựu quốc phòng cũng như thúc đẩy hợp tác quốc tế.

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã hoàn tất cáo trạng và chuyển hồ sơ sang Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm 5 bị cáo gồm: Mai Thị Thanh Thủy (SN 1964, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Tài Thắng - Công ty Tài Thắng); Lê Tuấn Tú (SN 1987, con trai bị cáo Thủy, Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Quốc tế Tuấn Phát - Công ty Tuấn Phát); 2 nhân viên kế toán 2 công ty gồm: Đinh Thị Lan Hương (SN 1980), Nguyễn Thị Phương (SN 1987); Trịnh Thị Thanh Hòa (SN 1984, thủ kho kiêm thủ quỹ 2 công ty) về tội "Vi phạm các quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy định tại Điều 221, khoản 1, khoản 3 - Bộ luật Hình sự.

Không thụ động chờ các chính sách ưu đãi từ Trung ương, ngày càng nhiều tỉnh, thành phố chủ động thu hút các đoàn làm phim nhằm tích cực đẩy mạnh quảng bá địa phương, thu hút khách du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại từng điểm đến. Đây là động thái cần thiết, không chỉ có lợi cho điện ảnh mà còn có lợi cho các địa phương, mặc dù, việc triển khai này bị cho là khá muộn so với nhiều quốc gia khác.

Kinh tế toàn cầu trong năm 2024 đã chứng tỏ khả năng phục hồi đáng kinh ngạc trước một loạt thách thức lớn. Từ những căng thẳng địa chính trị kéo dài ở Ukraine và Trung Đông, cho đến những vấn đề nội tại như lạm phát và bất ổn thị trường lao động, bức tranh kinh tế thế giới mang đến cả những tín hiệu tích cực lẫn bài học quý giá. Các nền kinh tế lớn và mới nổi đều tìm cách vượt qua nghịch cảnh, tạo động lực để tiếp tục tiến lên trong bối cảnh biến động không ngừng.

Với khoảng 1,2 triệu lao động từ các tỉnh, thành khác đến Bình Dương sinh sống và làm việc đã góp phần rất lớn để phát triển kinh tế của vùng đất công nghiệp Bình Dương. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng kéo theo không ít đối tượng "đầu trộm đuôi cướp", "đá cá lăn dưa" và những thành phần bất hảo, côn đồ tìm đến ẩn náu và gây án…

Từ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho phép các trường phổ thông được xây cao không quá 5 tầng, thay vì 3-4 tầng như hiện nay. Nhiều ý kiến cho rằng, sự điều chỉnh này là hướng mở phù hợp, cần thiết nhằm góp phần giải quyết bài toán quá tải trường lớp ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, nơi quỹ đất để xây trường trong nội thành ngày càng eo hẹp.

Cơ quan CSĐT Công an huyện Mê Linh, TP Hà Nội đang điều tra, xác minh vụ tai nạn giao thông xảy ra khoảng 5h10' ngày 27/11/2024 tại đường Mê Linh theo hướng từ đường Võ Văn Kiệt đi tỉnh Vĩnh Phúc thuộc xóm Soi, thôn Bạch Trữ, xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh, TP Hà Nội giữa xe ôtô BKS 29C - 733.12 với người đi bộ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文