Doanh nghiệp xuất khẩu lao động khốn đốn vì COVID-19

16:26 04/03/2020
Những tháng đầu năm 2020, xuất khẩu lao động Việt Nam đã và đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19.


Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) cho hay, kế hoạch đưa lao động ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng năm nay chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. 

Doanh nghiệp vỡ kế hoạch vì dịch bệnh

Nếu như những năm trước, thị trường truyền thống như: Nhật Bản, Hàn Quốc hay Đài Loan…  luôn sôi động từ những tháng đầu năm thì từ đầu năm 2020 tới nay, nhiều đơn hàng tuyển dụng, đợt xuất cảnh lao động đều bị tạm dừng trong thời gian dịch. 

Ông Trần Minh Hải, Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính và Truyền thông quốc tế, cho biết sau khi nhận được văn bản của Cục Quản lý lao động ngoài nước về tình hình dịch bệnh, Công ty gửi công văn  cho các đối tác nước ngoài để tạm thời lùi thời gian xuất cảnh đối với lao động Việt Nam sang làm việc tại các nước có các trường hợp nhiễm dịch bệnh do COVID-19 gây ra.

Vì ảnh hưởng do dịch bệnh gây ra, Công ty cổ phần Thương mại, Tư vấn đầu tư và Xây dựng TMDS cũng đã phải tạm hoãn xuất cảnh lao động trong tháng 2 vì sự an toàn của người lao động. 

Công ty TMDS hiện đang có 1 hợp đồng đưa 14 lao động sang thị trường Đài Loan, sau khi trao đổi lại, phía đối tác đã đồng ý lùi ngày tiếp nhận lao động sang đầu tháng 3. Tuy nhiên, đại diện Công ty cho biết, trước diễn biến của dịch những ngày qua, hợp đồng xuất khẩu lao động sang thị trường Đài Loan và Singapore trong tháng 3 chắc cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Còn ông Nguyễn Đức Nam, Tổng giám đốc Công ty CP Cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại (Sona) thì cho hay, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tuyển dụng, đào tạo, xuất cảnh lao động sang các thị trường.  Theo ông Nam, từ đầu năm đến nay, Công ty chưa có đợt xuất cảnh nào. 

“Nhưng theo phản hồi từ các đối tác, nhất là các đối tác ở châu Âu, họ đang lo ngại và cân nhắc thời điểm đưa lao động Việt Nam sang. Nếu tới đây dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, trong trường hợp có đợt xuất cảnh, chúng tôi sẽ báo cáo Bộ LĐ-TB&XH xin ý kiến”, ông Nam chia sẻ.

Hiện có trên 48.000 lao động Việt Nam làm việc hợp pháp tại Hàn Quốc.

Lên kịch bản đưa lao động Việt Nam tại vùng dịch về nước

Việt Nam hiện đang có khoảng 650.000 lao động đang làm việc theo hợp đồng ở trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, có một số vùng mà lao động Việt Nam tập trung khá đông như Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc).

Trước diễn biến tình hình dịch bệnh, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung đã có chỉ đạo khẩn đến các đơn vị thuộc Bộ trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 tại một số quốc gia có nhiều lao động Việt Nam đang làm việc. 

Theo đó, Cục Quản lý lao động ngoài nước sẽ chủ trì xây dựng kịch bản ứng phó nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động tại các thị trường ngoài nước, đặc biệt là Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan. 

Cục cần rà soát, thống kê cụ thể số lượng lao động đang làm việc tại các thị trường, chi tiết tới từng địa phương, khu vực. Đồng thời, nêu các phương án hỗ trợ người lao động tại nước ngoài, hỗ trợ người lao động về nước, cách ly, chữa bệnh.

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, đơn vị này đã cử một nhóm tham gia Ban chỉ đạo phòng chống dịch của Bộ LĐ-TB&XH, đồng thời đã khẩn trương chỉ đạo các doanh nghiệp và có văn bản gửi các địa phương để cảnh báo và khuyến cáo về tình hình dịch và việc di chuyển của lao động Việt Nam.

Ông Nguyễn Gia Liêm, Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, cho biết tại Hàn Quốc hiện có hơn 48.000 lao động Việt Nam làm việc hợp pháp và khoảng 11.000 lao động người Việt cư trú, làm việc bất hợp pháp. 

Theo báo cáo nhanh của Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc, hiện có hơn 4.000 lao động Việt Nam ở 2 vùng dịch lớn là TP. Daegu và tỉnh Gyeongbuk. Trong đó, Daegu có hơn 1.000 lao động, Gyeongbuk có 3.007 lao động.

Hiện Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Tư pháp Hàn Quốc) có thông báo chính thức: công dân nước ngoài đang cư trú trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc nếu có các biểu hiện liên quan đến dịch COVID-19 khi đến khám, điều trị tại các cơ sở y tế công cộng sẽ không bị truy cứu về tình trạng cư trú bất hợp pháp và không bị trục xuất. Hàn Quốc cũng khuyến khích người này đến cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị nếu tiếp xúc với người nhiễm virus COVID-19 hoặc nghi ngờ bị lây nhiễm.

Tại Nhật Bản, hiện có trên 220.000 lao động Việt Nam đang làm việc. Khi dịch bệnh xuất hiện ở Vũ Hán (Trung Quốc) và có trường hợp nhiễm bệnh tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã có văn bản chỉ đạo Ban quản lý lao động Việt Nam tại 2 quốc gia này phải đeo bám, nắm tình hình và có hướng dẫn người lao động. 

Đặc biệt, những ngày gần đây khi Hàn Quốc, Nhật Bản bùng phát số người nhiễm bệnh, Cục Quản lý lao động ngoài nước tiếp tục có chỉ đạo các Ban quản lý lao động. Trước mắt, Cục Quản lý lao động ngoài nước tiếp tục chỉ đạo Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc, Nhật Bản tiếp tục theo dõi sát tình hình, nắm thông tin về lao động Việt Nam, có những hướng dẫn để người lao động yên tâm, chủ động cách phòng chống dịch theo quy định…

Dũng Hiếu

An toàn vệ sinh lao động đang là câu chuyện rất nóng và nhận được sự quan tâm lớn của dư luận sau vụ việc 7 công nhân tử vong và 3 người bị thương do tai nạn lao động tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái. Đây chỉ là một trong những vụ việc điển hình liên quan đến tai nạn lao động, khi từ đầu năm 2024 đến nay đã xảy ra không ít tai nạn lao động nghiệp trọng. Theo thống kê 3 năm gần đây, có khoảng trên dưới 7.000 vụ tai nạn lao động/năm, làm khoảng 700 người chết/năm và hàng nghìn người khác bị thương. Có thể nói, tai nạn lao động để lại không ít hậu quả đau lòng. Pháp luật về an toàn vệ sinh lao động có rất nhiều quy định chặt chẽ, vấn đề an toàn vệ sinh lao động cũng được tuyên truyền thường xuyên vậy tại sao vẫn có những vụ việc thương tâm xảy ra, chúng ta cần thêm những giải pháp gì để bảo vệ sức khoẻ, an toàn cho người lao động? Xung quanh câu chuyện này, PV đã có cuộc trao đổi cùng TS Nguyễn Anh Thơ, Viện trưởng Viện Khoa học an toàn và vệ sinh lao động.     

Sáng 28/4, Công an huyện Phước Sơn (Quảng Nam) cho biết, vừa phối hợp lực lượng Công an xã, Dân quân, Xã đội xã Phước Thành, huyện Phước Sơn và cán bộ chuyên trách bảo vệ rừng kiểm tra, truy quét tình trạng khai thác vàng trái phép tại bãi 5A, xã Phước Thành.

Sáng 28/4, Thượng tá Võ Văn Thái - Phó Trưởng Công an TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, sau thời gian củng cố tài liệu, chứng cứ, Cơ quan CSĐT Công an thành phố, đã khởi tố 11 đối tượng về tội “Gây rối trật tự công cộng” và tội “Cố ý gây thương tích”.

Sáng 28/4, trên đường dẫn cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương, đoạn qua xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, xảy ra ùn ứ ở nhiều hướng, do gần trăm két bia trên xe đầu kéo rơi xuống đường.

Chỉ ít ngày nữa, chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - “Điện Biên Phủ - Không bao giờ quên” sẽ chính thức diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội. Với gần 300 nghệ sĩ tham gia biểu diễn, chương trình được kỳ vọng sẽ tái hiện Chiến thắng Điện Biên Phủ đầy sống động qua ngôn ngữ âm nhạc, đồng thời tiếp tục khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử, tri ân, tôn vinh những cống hiến, đóng góp của các tầng lớp nhân dân trong chiến thắng này.

Tối 27/4, Đội CSGT số 1 (Phòng CSGT Hà Nội) triển khai tổ công tác lập chốt đảm bảo TTATGT, kiểm soát các phương tiện lưu thông trên đường mà người điều khiển phương tiện có sử dụng bia rượu tại khu vực đường Trần Quang Khải (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) theo hướng đi Nguyễn Khoái.

Giữa những ngày tháng tư lịch sử, về vùng căn cứ U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang - "chiếc nôi" cách mạng trong 2 cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, nơi ra đời chi bộ đảng đầu tiên của tỉnh Kiên Giang, chúng tôi cảm thấy tự hào về những đổi thay, phát triển của vùng đất anh hùng. Trong kháng chiến, lực lượng cách mạng đã cùng nhân dân kiên trì bám đất, đấu tranh diệt ác, phá kìm, phá cơ sở của địch, xây dựng lực lượng cách mạng và xây dựng chính quyền cơ sở, bảo vệ Khu ủy, lập nên nhiều chiến công xuất sắc. Trong thời bình, kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng, nhân dân vùng căn cứ U Minh Thượng đã và đang thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, xây dựng đời sống của người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Tính đến hết tháng 12/2023, hàng hóa xuất khẩu (XK) của Việt Nam là đối tượng của 242 vụ việc điều tra liên quan đến phòng vệ thương mại (PVTM). Riêng trong năm 2023 đã phát sinh 15 vụ việc mới do nước ngoài khởi xướng. Bên cạnh đó, nhiều vụ việc đang trong quá trình điều tra, hoặc thuộc diện rà soát hàng năm, rà soát cuối kỳ…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文