Đón Tết bình yên, ấm áp với đồng bào vùng biên xứ Nghệ

09:59 06/02/2017
Với phương châm " ba cùng", "bốn bám", ngày Tết đối với cán bộ chiến sĩ (CBCS) công tác ở vùng biên giới xứ Nghệ gần như không có khái niệm sum họp gia đình. Đây là dịp để họ vui với đồng bào, hòa mình vào những sinh hoạt văn hóa tinh thần của bà con dân bản.


Nghệ An là tỉnh có diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước, với chiều dài biên giới hơn 419km tiếp giáp với nước bạn Lào. Địa thế hiểm trở, đồng bào vùng biên giới thường bị kẻ xấu lôi kéo, dụ dỗ vượt biên trái phép. Để giúp bà con dân tộc thiểu số tại các vùng biên có cuộc sống ổn định, nhiệm vụ của những CBCS Công an ở thượng nguồn sông Cả luôn phải "ba cùng", "bốn bám" với bản làng.

Không chỉ ngày thường, mà cả khi hoa mận, hoa đào khoe sắc khắp các sườn núi, đồng bào tất bật xếp lại công việc nương rẫy để chuẩn bị đón Tết cổ truyền, cũng là lúc các CBCS vui vẻ gác lại Tết đoàn viên với gia đình để lên đường... vui Tết cùng với bà con.

Công an phụ trách xã huyện Kỳ Sơn phối hợp tuần tra địa bàn với Công an xã Mường Lống.

Thượng tá Tô Văn Hậu, Trưởng Công an huyện Kỳ Sơn chia sẻ: Huyện Kỳ Sơn có 3 phía giáp Lào, với 192km đường biên giới, trong đó có 65km là biên giới trên sông. Xác định phải thức cho dân ngủ, gác cho dân vui chơi, lấy niềm vui hạnh phúc của nhân dân làm lẽ sống của mình nên trong nhiều năm qua, Công an huyện Kỳ Sơn đã tăng cường công tác bám địa bàn, phục vụ nhân dân...

Nhờ vậy, đã ngăn chặn được âm mưu lôi kéo của kẻ xấu, vận động, tuyên truyền hàng chục hộ gia đình với hàng trăm nhân khẩu từ bỏ ý định vượt biên trái phép, ổn định sản xuất, sinh sống trên quê hương mình.

Mặc dù có những địa bàn cách xa trung tâm huyện lỵ gần 100km, đường sá đi lại khó khăn, phải vượt suối, trèo đèo..., song CBCS được phân công phụ trách địa bàn đã kiên trì bám bản, làm tốt công tác dân vận bằng khẩu hiệu thiết thực: "Nghe dân nói, nói cho dân hiểu, làm cho dân tin", các đồng chí đã phối hợp với chính quyền địa phương đến từng nhà để tuyên truyền, vận động nhân dân tự giác chấp hành pháp luật.

Trung úy Vi Văn Phi, cán bộ phụ trách địa bàn xã Mường Lống cho biết, bám địa bàn, bám cơ sở là nhiệm vụ xuyên suốt hằng năm của CBCS Công an ở thượng nguồn sông Cả. Đến Kỳ Sơn thì phải vào Mường Lống, đến Mường Lống mà chưa đón Tết với người Mông thì chưa phải đi Kỳ Sơn.

Những triết lý ấy không phải của Trung úy Phi mà chính là đúc kết của đồng bào Mông mến khách. Ở đây còn có phiên chợ tình rất đặc biệt, chỉ họp hai lần, vào ngày 15 và 30 tháng Chạp hằng năm. Chợ là nơi để các đôi nam nữ tìm hiểu, yêu đương khi mùa xuân gõ cửa năm mới.

Ở một địa bàn xa trung tâm nhất, được ví là "cổng trời" của Kỳ Sơn, xã Keng Đu, nằm cách trung tâm huyện lỵ hơn 80km. Chủ tịch UBND xã Lương Văn Ngam phấn khởi cho biết, toàn xã có hơn 90% dân số là đồng bào Khơ Mú, trong đó 78% là hộ nghèo nhưng bà con ở đây rất đoàn kết, chịu khó làm ăn để ổn định cuộc sống. 

Cũng là địa bàn biên giới ở miền Tây xứ Nghệ, bên kia phía Tây Bắc, Công an huyện Quế Phong cũng đang nỗ lực hết mình để cùng với Công an huyện Kỳ Sơn tạo thành lá chắn bình yên ở địa đầu biên cương của Tổ quốc. Mặc dù huyện Quế Phong có đường biên giới dài 73,31km tiếp giáp với nước bạn Lào, song do địa hình hiểm trở nên các loại tội phạm thường xuyên tìm cách thâm nhập. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cuộc sống của bà con các dân tộc thiểu số nơi đây đã có những đổi thay đáng kể.

Vào dịp Tết cổ truyền hằng năm, bà con thường tổ chức ăn Tết rất đầm ấm, bởi họ quan niệm, lam lũ quanh năm, Tết là thời gian để vui chơi và cơ hội để thể hiện tình cảm thân tình với hàng xóm, láng giềng. 

Trung tá Vi Văn Giang, Trưởng Công an huyện Quế Phong cho hay, nhằm tạo điều kiện cho bà con đón Tết, vui xuân trong yên bình, vào ngày 22 tháng Chạp, sau khi tổ chức đón Tết cho các CBCS, Công an huyện đã triển khai kế hoạch đảm bảo ANTT trên địa bàn. Đơn vị đã chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền xã xây dựng những phương án đảm bảo an ninh trật tự trong dịp Tết, phối hợp với Công an xã tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành tốt các qui định của pháp luật.

Để hiểu hơn những khó khăn, vất vả của cán bộ Công an "cắm bản", chúng tôi đã theo chân các cán bộ Công an huyện Quế Phong đi cơ sở để đón Tết cùng đồng bào. Địa điểm chúng tôi đến là xã biên giới Tri Lễ. Trên con đường rợp bóng hoa mận, hoa đào khoe sắc, Trung úy Trương Văn Quý, cán bộ Công an phụ trách địa bàn xã Tri Lễ kể, Tết ở nơi vùng biên giới này khác dưới xuôi nhiều lắm.

Giữ vững biên cương trong những ngày Tết đến, xuân về là nhiệm vụ hàng đầu của những chiến sỹ Công an "cắm bản".

Không như ở các vùng khác, để Tết cổ truyền được tươm tất, bà con người Thái và người Mông, người Khơ Mú đã có cả một thời gian dài chuẩn bị. Mâm cỗ, đồ lễ dành để đãi khách quí và anh em bạn bè đã được gia chủ chuẩn bị từ đầu tháng 10 âm lịch. Đồng bào vùng cao nơi đây quan niệm rằng, trong ngày Tết, nhà nào có thịt lợn thết đãi khách là năm đó, việc đồng áng, lên nương sẽ được mùa.

Bởi vậy, năm nay mùa về sớm hơn, lúa nếp trĩu bông hơn mùa gặt trước nên gia đình ông Vừ Phá Chìa, Trưởng bản Huồi Khái rất vui. Ngoài ẩm thực truyền thống gồm thịt lợn bản, bánh chưng, gà đồi, ông cùng với các hộ dân sinh sống gần nhà "tậu" cả con trâu về giết thịt.

Ông Chìa cho biết, Tết cổ truyền là dịp người dân thể hiện tình cảm keo sơn xóm giềng, Tình cảm gắn kết giữa các hộ gia đình, thân tộc trong bản được đoàn tụ sung túc. Cũng theo ông Chìa, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước nói chung và những CBCS Công an "cắm bản" nói riêng, những năm gần đây, ý thức chấp hành pháp luật của bà con trong xã nâng lên rõ rệt, công lao đó có phần rất lớn của các đồng chí cán bộ Công an phụ trách địa bàn.

Các anh vừa tuyên truyền pháp luật tại các buổi họp của xã, của thôn, bản, vừa vận động có lý, có tình, đúng cái bụng của bà con nên ai cũng học tập, làm theo. Những ngày Tết đến, xuân về, các anh đã hi sinh hạnh phúc đoàn viên bên gia đình để cùng đón Tết với bà con ở bản làng nên nhà nào cũng quý, coi các anh ấy như người thân trong gia đình vậy.

Trung tá Lô Đức Thuận, Đội trưởng Đội Cảnh sát phụ trách xã, Công an huyện Quế Phong tâm sự, hơn 20 năm gắn bó với đồng bào vùng cao, bản thân anh đã có tới 19 cái Tết đón giao thừa cùng với bà con dân bản.

Thời gian đầu, cứ nghĩ đến cảnh đón Tết xa gia đình là sự trống vắng lại ùa về, nhưng cảm giác đó trôi qua rất nhanh khi được hòa mình trong niềm hân hoan đón chào năm mới của đồng bào các dân tộc thiểu số.

Vui bên cần rượu cùng bà con dân bản.

Bình yên biên giới luôn là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu, trong những ngày Tết đến, xuân về, nhiệm vụ này lại càng phải hiện thực hóa bằng sự quyết tâm hơn. Nhưng không riêng gì bản thân anh, mà anh em trong đội và cả trong đơn vị, có những người đã hàng chục năm đón Tết cùng đồng bào ở miền biên viễn...

Trong nhiều năm qua, các anh chính là những lá chắn vững chắc, chở che, bao bọc, nâng đỡ, cầm tay chỉ việc cho bà con dân bản. Cũng bởi nhờ sự hi sinh thầm lặng ấy, các anh đã góp phần làm cho mùa xuân biên giới thêm ấm no, hạnh phúc. 

Giữa rộn rã tiếng khèn, tiếng sáo gọi bạn tình của mùa xuân, tiếng róc rách, thầm thì của núi rừng, trong hương xuân biên giới, chúng tôi nghe vang vọng đâu đó những bước chân thầm lặng của những CBCS Công an đang "cắm bản" đã mang mùa xuân đến với núi rừng.

Du Nguyên - Thiên Thảo

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Chiều 5/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hoà Thành (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự đối với Biện Văn Cường (SN 1982, ngụ thị xã Hoà Thành) và Khấu Văn Thum (SN 1986, ngụ Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

“Cảnh sát cơ động: Tư tưởng vững vàng/ Nắng mưa chẳng quản/ Hăng say luyện rèn”là khẩu hiệu được 1.000 CBCS hô vang hào hùng tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ 2. Để chuẩn bị cho buổi lễ trọng đại này, trong 3 tháng qua, hơn 5.000 CBCS CSCĐ đã miệt mài khổ luyện trên thao trường để báo cáo với Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an những thành tích, chiến công đặc biệt xuất sắc.

Liên quan đến tình trạng tôm hùm ở vùng thả nuôi tôm ven biển xã Vạn Thạnh và xã Vạn Hưng nằm trong vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) chết hàng loạt như Báo CAND đã thông tin, ngày 5/5, PGS.TS Võ Văn Nha, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, cơ quan này vừa có báo cáo gửi đến Cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Khánh Hòa về kết quả khảo sát.

Ký ức xưa ùa về, vị tướng già 92 tuổi đã ôm máy trợ tim hơn 20 năm, ánh mắt như cười khi thổi những giai điệu rộn ràng của cây kèn Harmonica cho tôi nghe, những bản tình ca tha thiết của 31 ngày đêm chiến đấu trên đồi C1...

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文