Đừng để lãng phí và "chảy máu chất xám"

11:15 06/10/2017
Một bác sĩ trẻ tốt nghiệp đại học ở Mỹ đã tự nguyện xin vào một bệnh viện ở TP Hồ Chí Minh làm việc. Nơi gắn bó với anh mỗi ngày là Khoa Cấp cứu, một khoa cực nhọc nhất, căng thẳng nhất. Nhưng anh vẫn vui vẻ làm việc, bằng sự hồn nhiên và chân thành của tuổi trẻ.


Thậm chí, một số bệnh nhân sau khi xuất viện được anh gọi điện hoặc ghé qua nhà thăm hỏi, động viên, một việc làm mà không phải bác sĩ nào cũng làm.

Đó là một câu chuyện có thật cách đây không lâu và hình ảnh người bác sĩ trẻ đó đã thật sự truyền cảm hứng cho lớp trẻ. Tất nhiên nó chưa phải là hình ảnh phổ biến, nhưng rõ ràng mang một ý nghĩa tích cực, nhân văn cho các bạn trẻ trước ngưỡng cửa cuộc đời.

Đôi khi, mình phải tự tạo lối đi cho mình, bằng những bước khởi nghiệp gian nan như thế và khi đó, ta sẽ có được những bài học sâu sắc, những kinh nghiệm bổ ích về cuộc sống.

Minh họa của Lê Tâm.

Thật ra, câu chuyện chảy máu chất xám không hề mới, nhất là trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa, song nó lại được nóng lên trong một số diễn đàn gần đây. Hiểu một cách nôm na, "chảy máu chất xám" là thuật ngữ dùng để chỉ vấn đề di cư quy mô lớn của nguồn nhân lực có kiến thức và kỹ thuật từ một nước qua những nước khác khi họ cần một điều kiện sống hoặc thu nhập tốt hơn.

"Chảy máu chất xám" là một hiện tượng mang tính toàn cầu, tuy xảy ra với số lượng lớn ở những nước đang phát triển nhưng tại những nước phát triển cũng diễn ra hiện tượng này, gây thiệt hại đến quá trình phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia.

Một hiện tượng nóng trên mạng những ngày qua, đó là việc nhiều bác sĩ giỏi đang làm việc tại một số bệnh viện công xin nghỉ việc để ra ngoài làm. Thậm chí, một câu chuyện khá buồn khi có một bác sĩ ở Quảng Nam thuộc diện được áp dụng chính sách thu hút nhân tài của tỉnh này đã chấp nhận nộp 655 triệu đồng tiền bồi thường để được giải quyết cho… nghỉ việc.

Ngoài lĩnh vực y tế, rất nhiều các chuyên gia, giảng viên, những người tốt nghiệp các trường đại học danh tiếng trên thế giới khi ra trường đã không về nước hoặc có trở về nhưng ngại làm việc trong các cơ quan Nhà nước. Họ có thể đưa ra nhiều lý do khác nhau để biện minh cho sự lựa chọn của mình, trong đó, sự đãi ngộ của Nhà nước chưa hẳn là vai trò quyết định, điều họ cần là một môi trường làm việc văn minh, bình đẳng.

Có thể nói, trong nhiều năm qua, "chảy máu chất xám" được coi là một hiện tượng phức tạp không chỉ ở Việt Nam mà còn nhiều quốc gia khác buộc những quốc gia này cần nghiên cứu một cách nghiêm túc các chính sách, giải pháp tích cực nhằm khắc phục tình hình.

Bởi, trong thế giới hiện đại, sự phát triển của mỗi quốc gia không thể không nói tới một lực lượng quan trọng, đó là sự đóng góp của đội ngũ trí thức. Ở đây, vấn đề đặt ra cho mỗi người lao động trí óc là tâm nguyện cống hiến cho Tổ quốc, là sự đồng cảm và chia sẻ với những khó khăn của đất nước. Bên cạnh đó là vai trò của Nhà nước trong  việc tạo điều kiện tốt nhất để các chủ nhân của "chất xám" sống và cống hiến một cách tốt nhất.

Vậy cần phải làm gì nhằm hạn chế tình trạng "chảy máu chất xám" để phát huy tốt nhất những kiến thức và khả năng của một bộ phận trí thức đó, góp phần quan trọng vào việc xây dựng đất nước ngày càng phồn thịnh?

Muốn vỗ tay cần phải có hai bàn tay. Bàn tay thứ nhất đó chính là Nhà nước cần có hệ thống chính sách cân bằng được nhiều mặt, cụ thể: tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động khoa học, cải thiện hệ thống đãi ngộ (cả vật chất lẫn tinh thần), đồng thời với một hệ thống kiểm soát hiệu quả công tác thật sự hữu hiệu, chính xác. Chúng ta thường nói "chiêu hiền đãi sĩ" hay "trải thảm đỏ đón nhân tài", song nếu không có hệ thống chính sách trên thì việc chiêu mộ người tài chỉ là khẩu hiệu suông.

Bàn tay thứ hai, đó chính là người tài giỏi. Khi đã có lý tưởng sống và cống hiến cho đất nước thì phải chấp nhận những chông gai, thử thách, hòa mình vào hoàn cảnh thực tế của đất nước. Và tôi luôn tin rằng, mọi nỗ lực của mỗi cá nhân sẽ luôn được ghi nhận và đền đáp xứng đáng. Còn nếu người giỏi cứ suy tính thiệt hơn, đề cao giá trị cá nhân thì sớm muộn họ cũng phải chấp nhận một thực tế: mất cơ hội và đào thải.

Tuấn Nguyễn

Sáng 12/11, Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương tổ chức Hội nghị tập huấn công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 và nghiệp vụ công tác Đảng trong CAND. Trung tướng Lê Văn Tuyến, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an dự và phát biểu khai mạc.

Xuất phát từ chuyện mâu thuẫn cá nhân, sau giờ chào cờ đầu tuần, 2 nam  sinh cùng 2 nữ học sinh xông vào đánh nhau. Trong lúc xô xát, hai nam  sinh đã dùng vật sắc nhọn (nghi là dao) đâm 2 nữ sinh trọng thương.

Những ngày qua, một đoạn clip dài 1 phút 15 giây, ghi lại cảnh một đám ăn hỏi ở miền Tây Nam Bộ xuất hiện trên mạng xã hội thu hút rất nhiều người xem và bình luận. Trong clip này, một người phụ nữ xưng là mẹ của cô dâu đã tuyên bố cho con gái cưng của hồi môn sau đám cưới là 600 công đất (60ha), trị giá 90 tỷ đồng.

Thế giới và Việt Nam đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với sự phát triển như vũ bão của chuyển đổi số. Trong gần 3 năm qua, với Đề án 06 của Chính phủ mà vai trò chủ công của Bộ Công an đã gặt hái được rất nhiều thành tích, kết quả, góp phần phòng, chống tham nhũng vặt, minh bạch, tạo văn minh xã hội và phục vụ công tác quản lý, điều hành của Chính phủ, lãnh đạo các tỉnh, thành phố trong hoạch định chính sách, phát triển kinh tế - xã hội.

Liên quan đến dự án đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới - Quốc lộ 32C, đại diện Ban QLDA Thăng Long (đơn vị được Bộ GTVT giao quản lý, thực hiện dự án) cho biết, thời điểm hiện tại, Ban đã làm việc với đơn vị tư vấn triển khai thiết kế lập dự án theo lệnh khẩn cấp.

Chiều 11/11/2024, Cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Ninh Thuận đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với vợ, chồng ông Hà Thuận (SN 1952) và bà Võ Thị Phú (SN 1954) ở thôn Lương Cang 1, xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận để điều tra làm rõ về hành vi “vu khống".

Sáng 12/11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Thăng Bình (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Thanh Long (SN 1985, trú huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận) về hành vi “Đe dọa giết người”.

Trong năm 2024, các đội tuyển bóng đá Việt Nam đã toàn thua trước các cuộc đối đầu với Indonesia. Đây được xem là đối thủ lớn thứ 2 của bóng đá Việt Nam tại khu vực Đông Nam Á.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文