'Gái dịch vụ' và những khoản nợ chồng chất

09:00 27/07/2015
Ăn chơi thác loạn, nghiện ngập những chất kích thích, lối sống buông thả đã khiến các cô gái làm nghề "gái dịch vụ" lâm vào cảnh nợ nần và không có cơ hội rời bỏ được nghề vì những khoản nợ lãi lên đến trăm triệu. Nợ lãi vô hình đã khóa chặt chân các cô gái gắn bó với nghề "gái dịch vụ".

"Gái dịch vụ"

Là những cô gái tuổi đời còn khá trẻ từ 18 đến 25, không ăn học tử tế, hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố mẹ chia tay, ăn chơi… ở từ các vùng quê nghèo khó không chịu được khổ là nguyên nhân dẫn đến việc các cô gái bước chân vào nghề phục vụ, mua vui tại các quán karaoke.

Công việc nhàn hạ, không phải làm việc nặng nhọc mà lại kiếm được nhiều tiền đã nhanh chóng khiến các cô gái "say" với nghề. Chỉ cần ăn mặc đẹp, phấn son đầy mặt cộng thêm ăn nói dịu dàng dễ nghe (biết cách nịnh khách) là các cô gái có thể kiếm tiền triệu trong ngày.

Từ việc phục vụ cho khách tại các quán karaoke như rót bia, hát hò, nhảy múa cùng khách, ôm hôn như người tình thực sự, dần dần quen với việc và có nhiều mối quan hệ trong thời gian làm, các cô gái sẵn sàng nhận lời đi đêm phục vụ khi khách có nhu cầu.

Khi khách đến quán, nếu đã có "mối" thì sẽ tự gọi cho các cô gái đến phòng hát nhưng phải được sự đồng ý của chủ quán. Nếu khách không có "mối" nhưng có nhu cầu thì chủ quán sẽ liên hệ với các ông chủ đã móc nối từ trước để điều động gái đến. Số tiền làm được, các cô gái sẽ được nhận 70%, số tiền còn lại ông chủ hoặc má mì của các cô gái sẽ cầm.

Chủ quán không lấy tiền của các cô gái phục vụ. Mục đích của chủ quán karaoke cho các cô gái vào phục vụ là để câu khách cũng như "bóc" tiền của khách. Nếu như phòng hát nào gọi "gái dịch vụ" vào hát thì nhiệm vụ của cô gái đó là bật bia, bật và bật thật nhiều bia. Ngoài bia ra thì còn có loại đồ ăn khô cũng được các cô gái bóc nhiệt tình khi mà khách không có nhu cầu dùng.

Nhiều cô gái đăng ảnh lên trên các trang mạng kèm theo giá tiền để mời chào khách.

Một nhân viên nam từng làm phục vụ bưng bê tại một quán Karaoke trên đường Mỹ Đình - Nam Từ Liêm - Hà Nội chia sẻ: "Trong thời gian làm việc tại quán karaoke, tôi tiếp xúc rất nhiều với các cô gái dịch vụ đến quán để hát hò với khách hàng. Thời gian làm việc của các cô gái ấy là từ 11h cho đến 2 h sáng ngày hôm sau. Trong khoảng thời gian ấy, khi nào khách gọi, có nhu cầu thì sẽ có bảo kê đưa các cô gái đến quán để phục vụ khách. Một phòng tối đa chỉ được gọi 4 cô vào phục vụ. Mỗi cô gái chỉ ngồi với khách trong phòng tối đa 2 tiếng, một ca làm, khách phải trả cho mỗi cô gái từ 200 đến 300 nghìn đồng, tùy vào mỗi quán khác nhau. Khi có gái vào phòng hát cùng khách thì nhân viên ở quán như em không phải vào phục vụ nữa. Các cô gái được gọi vào sẽ phục vụ cho khách luôn".

Quán Internet, chỗ trú chân tạm thời

Sau những giờ làm "phục vụ khách" tại quán karaoke, các cô gái mặt đầy phấn son, ăn mặc hở hang lại kéo tới những quán internet gần đó để ngồi "giết" thời gian. Những lời nói thiếu văn hóa liên tục được phát ra từ miệng đang phì phèo điếu thuốc của các cô gái khi ngồi trong quán net.

Không một chút ngại ngùng các cô gái còn kể lại cho nhau nghe những câu chuyện khi phục vụ khách trong phòng hát. Người này kể một câu chuyện, người kia kể một câu chuyện rồi cùng nhau bàn tán, chửi bới. Họ không quan tâm hay để ý đến xung quanh mình có ai, họ thoải mái nói chuyện, bàn tán như ở nhà mình.

Khi nào có khách hàng gọi, thì có anh bảo kê kiêm đưa đón các cô gái sẽ chạy vào quán internet quát tháo, thúc giục các cô gái nhanh chóng đứng dậy để đi làm. Khi được bảo kê gọi đi làm, các cô gái sung sướng hò hét "Lại có khách rồi à, đi lấy tiền thôi". Cả nhóm nhanh chóng đứng dậy và lên xe máy di chuyển đến địa điểm "làm việc".

Anh Lê Văn Hùng (25 tuổi, quê tại Hoằng Quỳ, Hoằng Hóa, Thanh Hóa) trước đây làm bảo kê, kiêm đưa đón "gái dịch vụ", hiện anh Hùng làm quản lý một quán internet tại phường Dịch Vọng Hậu - Cầu Giấy - Hà Nội, chia sẻ: "Trước đây không có công ăn việc làm, tôi xin làm bảo vệ trông xe tại một quán karaoke. Làm được một thời gian thì tôi được ông anh rủ về làm bảo kê và đưa đón các cô gái dịch vụ đi phục vụ khách. Làm cái nghề bảo kê, đưa đón, chết lúc nào cũng không biết. Ông chủ yêu cầu là không để khách phải đợi lâu, nên công việc của tôi là phải đi thật nhanh đến địa điểm hẹn. Mỗi lần đi thì kẹp 4, kẹp 5, không có mũ bảo hiểm gì cả. Người tôi giờ đầy sẹo từ đầu cho đến chân, không chết là may lắm rồi".

Anh Hùng cho biết thêm: "Ngoài lúc đi phục vụ khách ra thì bọn đấy (các cô gái - PV) ngồi quán nước hoặc ngồi quán nét. Chủ yếu là ngồi quán nét để tránh mọi người nhòm ngó và cũng tránh Công an. Cứ hết giờ làm lại tụ tập tại quán nét để chờ khách gọi. Có nhiều cô ngồi cả ngày vì không có khách gọi. Hết giờ làm, tầm 2, 3h sáng, nhiều cô rủ nhau ngồi chơi nét thông đêm đến sáng mới về thay quần áo để đi làm".

Khi chở khách gọi vào phòng hát, các cô gái dịch vụ ngồi vật vờ tại quán nước.

Vay tiền lãi, bốc họ để ăn chơi

Dù công việc kiếm được nhiều tiền, có nhiều cô gái vì xinh đẹp, lại khéo ăn nói, biết cách phục vụ khách, một ngày có thể kiếm được tiền triệu. Nhưng với cách sống buông thả, ăn chơi thác loạn, muốn có những món đồ hàng hiệu đắt tiền  thì các cô gái "dịch vụ" vẫn luôn cần tiền.

Tiền kiếm được bao nhiêu tiêu và ăn chơi hết trong ngày rồi dẫn đến việc vay tiền lãi, bốc họ từ những ông chủ, bà chủ của mình để đáp ứng nhu cầu cá nhân. Khi vay được tiền, ngoài giờ làm tại quán hát, các cô gái lại tụ tập ăn chơi, đánh bài, chơi lô đề, cá cược bóng đá, sử dụng các chất kích thích như cần sa, thuốc lắc, đá… tại bar. Tiền đi làm được lại phải lo đóng lãi mỗi ngày. Nếu chậm tiền lãi thì ngày hôm sau phải đóng nhiều hơn vì tội đóng lãi chậm.

Càng ngày số tiền vay nợ càng lớn dần. Nhiều trường hợp khác, vì muốn gửi tiền về cho gia đình trước nên đành chấp nhận vay một khoản tiền lớn để gửi về rồi sau đó đi làm trả nợ dần. Chính vì những khoản nợ đã khiến các cô gái không thể dứt khỏi nghề. Nhiều cô gái sau thời gian làm nghề, có ý định và mong muốn bỏ nghề để làm công việc khác nhưng không thể vì những khoản nợ vẫn còn, bắt buộc phải gắn bó và tiếp tục với nghề để trả nợ.

Chị Nguyễn Trần Ly (19 tuổi, quê tại TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái), đã từng làm nghề "gái dịch vụ" tại Hà Nội vài năm nhưng may mắn thoát khỏi nghề vì không dính vào việc vay lãi, bốc họ, chia sẻ: "Trước đây, vào năm 2011, lúc đấy em 17 tuổi, vì bố mẹ chia tay nhau, em đã bỏ học và bỏ nhà xuống Hà Nội chơi. Xuống Hà Nội em quen mấy anh chị, vài lần em được rủ đi vào quán hát cùng mấy anh chị đấy. Nghe mấy chị nói về công việc này nhàn mà kiếm được nhiều tiền. Một thời gian sau thì mấy chị đấy rủ em đi làm cùng và em đã chấp nhận. Hai hôm sau, các chị dẫn em đến gặp ông chủ để xin cho em vào làm, ông chủ chấp nhận và đồng ý cho em vào làm.

Ngay hôm đấy em chuyển đến ở tại một chung cư mini cùng các chị. Chung cư này là ông chủ thuê cho mọi người để ở cùng. Em bắt đầu đi làm, những ngày đầu tiên em không quen việc và sợ phát khóc khi vào phòng hát thì khách ngồi ôm và sờ vào người em. Dần dần em cũng quen với công việc đó. Trong thời gian làm, em bị khách và người bảo kê đánh nhiều vì không chiều theo ý khách.

Tại phòng hát nếu không phục vụ theo ý khách thì khách tát và chửi mắng ngay tại phòng luôn, nhất là những vị khách say xỉn. Nếu khách không đánh nhưng lại gọi điện phàn nàn với ông chủ thì khi xong giờ làm sẽ bị bảo kê đánh. Nhiều lần em bị đánh đau quá phải nghỉ làm mấy ngày. Em sợ nhất là lúc ngồi xe máy di chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác. Ngã xe, chớt tay chân là chuyện xảy ra liên tục.

Khi có khách gọi thì bảo kê dùng xe máy chở các cô gái đến địa điểm.

Bọn em đi có bảo kê đưa đón bằng xe máy, mỗi lần đi trên xe máy ít nhất 4 người. Đi xe thì không bao giờ đội mũ bảo hiểm, vì sợ khách chờ lâu nên phải đi nhanh, lạng lách nên hay bị ngã xe. Qua 2 năm em làm nghề này, vì nghĩ đến tương lai sau này và vì mẹ em đã biết chuyện, đến cuối năm 2013 em đã bỏ nghề ra ngoài làm nhân viên bán hàng.

Đến giờ phút này em cảm thấy may mắn vì đã thoát được cái nghề đó. Nhiều chị muốn bỏ nghề nhưng không bỏ được vì những khoản vay nợ. Lúc em còn làm, có chị nợ đến trăm triệu, muốn bỏ cũng không được nên bắt buộc phải gắn bó với nghề để trả nợ. Trả lãi theo ngày, nếu không có tiền trả thì lại bị lôi ra đánh và tiền lãi lại cao hơn".

"Trước có một chị làm được 3 năm, muốn bỏ nghề về quê lấy chồng nhưng vì nợ ông chủ gần trăm triệu nên không thể bỏ được. Đến mức đường cùng, chị ấy bỏ trốn về quê được một tuần thì ông chủ cho người về tận nhà tìm và lôi lên làm tiếp".

Qua chia sẻ của chị Nguyễn Trần Ly, chúng ta biết được rằng chính những khoản vay tiền lãi, bốc họ của các cô gái dịch vụ là nguyên nhân khiến bản thân họ không thể thoát khỏi nghề khi có ý định từ bỏ. Những người cho vay lãi chính là những ông chủ bà chủ của các cô gái đó. Họ sẵn sàng cho tất cả các cô gái vay tiền khi có nhu cầu.

Khoản vay nợ này như một sự ràng buộc và níu giữ giữa ông chủ và các cô gái. Ngoài tiền đi làm phải đưa cho chủ thì các cô gái lại phải thêm khoản tiền lãi. Cứ thế các cô gái trở thành công cụ kiếm tiền cho ông chủ, bà chủ của họ.

Thanh Xuân

Chiều 28/5, tại Hà Nội, Học viện Cảnh sát nhân dân (CSND) đã tổ chức Hội nghị tổng kết 50 năm đào tạo trình độ đại học tại Học viện CSND giai đoạn 1975-2025. Thượng tướng, PGS.TS Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an dự và chủ trì hội nghị.

Chiếc vương miện - biểu tượng của sắc đẹp, trí tuệ và sự thành công - từ lâu đã được xem là đích đến của bao cô gái trẻ mang trong mình khát khao tỏa sáng. Nhưng, phía sau những tràng pháo tay, ánh đèn sân khấu rực rỡ và những bộ đầm lộng lẫy, là một thế giới không phải ai cũng nhìn thấy: nơi nổi tiếng đi cùng tai tiếng, nơi danh tiếng đi cùng sự ảo tưởng về vị trí, quyền lực.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long yêu cầu Bộ Y tế rà soát, báo cáo rõ các hạn chế, bất cập trong các quy định hiện hành về quản lý an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thực phẩm chức năng; xác định rõ những vấn đề còn chưa chặt chẽ, sơ hở, dễ bị lợi dụng, thao túng để làm trái quy định.

Căn nhà tạm của gia đình ông K Srai (SN 1952), ở bon Ting Wel Đơm, xã Đắk Nia, TP Gia Nghĩa (Đắk Nông), sau nhiều năm không được tu sửa đã dột nát, chỉ còn chức năng che nắng, không ngăn được mưa. Giờ đây mọi chuyện đã khác...

Ngày 28/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Nông cho biết, đã tạm giữ hình sự Vũ Văn Huân (SN 1966), trú tại TP Gia Nghĩa và Ngô Minh Truyền (SN 1998), trú tại huyện Đắk Song, để điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.

Chiều 28/5, trong phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Lộc An (cựu Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương), đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Nguyễn Lộc An mức án từ 12-13 năm tù về tội “Nhận hối lộ”.

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) cảnh báo về việc xuất hiện một văn bản giả mạo danh nghĩa của Hiệp hội và lãnh đạo Hiệp hội nhằm mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân và doanh nghiệp.

Ngày 28/5, ông Phạm Văn Trinh, Chánh văn phòng UBND tỉnh Bình Phước cho biết, UBND tỉnh đã nhận được kiến nghị của Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải (gọi tắt là Công ty Sơn Hải) liên quan đến gói thầu Dự án cao tốc TP Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, trong đó có kiến nghị chấm thầu lại.

CLB bóng bàn Công an nhân dân T&T (CAND T&T) đã kết thúc hành trình tại Giải vô địch bóng bàn quốc gia Báo Nhân Dân lần thứ 43 năm 2025 với 3 Huy chương Vàng và 3 Huy chương Đồng. Bóng bàn CAND  đã vượt thành tích giải năm ngoái (2 Huy chương Vàng, 3 Huy chương Bạc). Một thành tích lịch sử nếu biết rằng CLB CAND T&T mới thành lập vào năm ngoái. Đằng sau những thành tích đặc biệt ấy có những câu chuyện ít biết.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.