Gian nan cuộc chiến chống thực phẩm bẩn và xả thải

11:07 28/11/2017
Cùng với sự gia tăng vượt bậc về lượng khách du lịch, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn là nơi thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước về công nghiệp, khai khoáng và chế biến thủy sản.


Sự phát triển nóng này đã kéo theo tình trạng một số cá nhân, đơn vị bất chấp các quy định của pháp luật về môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm đã lén lút xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường, chôn lấp chất thải nguy hại, chất thải rắn trái quy định gây ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế, đời sống, sức khỏe của người dân.

Trinh sát cứu sông

Trước thực trạng này, Ban giám đốc Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã chỉ đạo cho Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC49) tích cực vào cuộc và đã phát hiện xử lý hàng trăm trường hợp vi phạm, với số tiền phạt lên tới nhiều tỷ đồng.

Thượng tá Điền Thanh Tùng.

Cụ thể ngày 6-10-2015, nhận được tin báo của người dân về việc Nhà máy chế biến hải sản của Công ty TNHH Mai Linh (phường 12, TP Vũng Tàu) có dấu hiệu xả nước thải sản xuất chưa xử lý ra môi trường, lãnh đạo Phòng PC49 đã cử một tổ công tác xuống hiện trường ghi nhận thực tế. Qua quá trình trinh sát, theo dõi tình hình thu gom, xử lý nước thải của Công ty TNHH Mai Linh đã phát hiện nước thải xả ra môi trường có màu nâu đục và rất hôi.

Phòng PC49 phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra và phát hiện tại bể thu gom nước thải, có 1 máy bơm chìm và 1 đường ống nhựa dài 4m nằm phía sau nhà điều hành hệ thống xử lý. Khi đoàn yêu cầu công ty nối đường ống nhựa này vào máy bơm và vận hành thì nước thải sản xuất chưa xử lý bơm xả trực tiếp ra bể chứa sau xử lý. Đoàn đã lấy 2 mẫu nước thải để phân tích, đánh giá (1 mẫu tại điểm xả sau hệ thống xử lý và 1 mẫu tại cuối đường ống nhựa lắp thêm trước khi chảy vào môi trường).

Kết quả cho thấy các mẫu phân tích nước thải đều có các thông số vượt quy chuẩn môi trường. Trước thực tế vi phạm, đơn vị đã đề nghị UBND tỉnh ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Mai Linh với tổng mức phạt 280.400.000 đồng vì xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật vào môi trường.

Tiếp đó, lúc 19 giờ 15 ngày 27-5-2016, Phòng PC49 phát hiện mặt nước trên dòng sông Dinh chảy qua địa phận phường 12, TP Vũng Tàu đột nhiên đổi màu đen đặc, bốc mùi hôi thối. 

Để tìm nguyên nhân, mặc dù đang trong đêm tối, lại gặp trời mưa giông nhưng các trinh sát đã quyết định lội ra giữa dòng sông để kiểm tra thực tế, lấy mẫu để phân tích và nhanh chóng xác định mặt nước bị ô nhiễm do nguồn nước thải từ công đoạn chế biến hải sản. 

Tiếp tục lội ngược theo dòng nước, đến đoạn đặt nhà máy chế biến của Công ty TNHH Đông Đông Hải nằm trên đường Võ Nguyên Giáp, phường 12 thì dòng nước bẩn không còn nữa.

Phát hiện rau muống chẻ ngâm hóa chất.

Với kinh nghiệm nhiều năm công tác, các trinh sát nhận định khả năng công ty này đang xả nước thải chế biến hải sản chưa qua xử lý ra môi trường là rất cao nên đã thực hiện lệnh kiểm tra đột xuất và phát hiện nước công ty này tuy có xây dựng hệ thống xử lý nước thải công xuất 250 m³/ngày, nhưng thực tế chỉ có bể sục khí hoạt động cầm chừng, còn các công đoạn khác như bể lắng, bể xử lý bằng hóa chất… không hoạt động. 

Đặc biệt, hệ thống này không có điểm xả cuối, công ty đã cho lắp đặt đường ống ngầm từ đáy bể thu gom xả thẳng ra sông Dinh. Thế nhưng, người đại diện pháp luật của Công ty Đông Đông Hải đã viện lý do đổ thừa cho hệ thống máy bơm bị hỏng đột xuất nên đành phải làm vậy. 

Chỉ đến khi lời khai của công nhân trực tiếp phụ trách máy bơm nước thải khai nhận mỗi tháng công ty này xả từ 7-10 lần, mỗi lần từ 250-300 m3 nước thải trong chế biến hải sản nhưng không được xử lý ra sông Dinh; đồng thời kết quả phân tích mẫu nước thải sản xuất chưa qua xử lý của công ty có 6/9 chỉ tiêu được phân tích vượt giới hạn cho phép so với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thủy sản, trong đó tổng Coliforms vượt 920 lần, tổng Nitơ vượt 3,4 lần thì người đại diện pháp luật của công ty mới nhận hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và ký nhận vào biên bản làm việc.

Bóc mẽ gian thương

Ngoài việc tập trung xử lý vi phạm về môi trường, trong thời gian qua CBCS Phòng PC49 Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn tăng cường đấu tranh xử lý tình trạng sử dụng các loại hóa chất, chất cấm để ngâm tẩm và chế biến thực phẩm gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người dân. 

Sau một thời gian theo dõi, khuya ngày 15-9-2016, Phòng PC49 phối hợp với Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) thuộc Sở Y tế tỉnh tiến hành kiểm tra hành chính cơ sở chế biến rau muống chẻ của bà Trần Thị My ở tổ 3, khu phố Kim Sơn, phường Kim Dinh, TP Bà Rịa phát hiện một lượng lớn rau muống chẻ ngâm trong bể có chứa dung dịch màu xanh, xung quanh bể có nhiều chai lọ chứa các loại bột màu không ghi nhãn mác, thời hạn sử dụng cũng như công dụng… 

Chủ cơ sở khai nhận các loại hóa chất trên bà mua ở chợ Kim Biên, TP Hồ Chí Minh. Theo đó, rau muống bào được ngâm vào bể có pha thuốc tẩy trắng, sau chuyển sang bể có chứa dung dịch màu xanh (là thuốc nhuộm vải) ngâm tiếp cho đến khi rau có độ xanh óng mượt thì vớt ra đem đi bỏ mối. Với cách làm này, mỗi ngày cơ sở của bà My đưa ra thị trường 300-400kg rau muống chẻ, thu lợi bất chính hàng triệu đồng.

Ngày 21-12-2016, PC49 phối hợp với Chi cục ATVSTP cùng các cơ quan liên quan kiểm tra đối với Công ty TNHH SX-TM Trung Đức (Chi nhánh số 1) tại phường Thắng Tam, TP Vũng Tàu. Tại thời điểm làm việc, cơ sở đang hoạt động sản xuất, chế biến cà phê và đang lưu giữ 27 bao đậu nành; 13 hộp đậu tương; 60 bao hạt cà phê; 55 bao cà phê sơ chế; 7 bao cà phê đã xay chưa đóng gói; 51 bao cà phê thành phẩm đã đóng gói. Sau khi lấy mẫu mang đi giám định đã cho ra kết quả sản phẩm cà phê của cơ sở này không đạt và đúng theo tiêu chuẩn, trong đó thành phần chất phụ gia vượt nhiều lần so với quy định.

Chủ cơ sở khai nhận do hám lời nên đã cho trộn 50-60% hạt đậu nành rang cháy rồi sử dụng các loại chất phụ gia và hóa chất tạo mùi phun vào hỗn hợp nguyên liệu trước khi đóng gói thành túi đi giao cho các hàng quán. Mỗi tháng cơ sở này tung ra thị trường hơn 4 tấn cà phê thành phẩm.

Thượng tá Điền Thanh Tùng, Trưởng phòng PC49 Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, tình hình vi phạm pháp luật về môi trường và an toàn thực phẩm khá nhức nhối và đang có chiều hướng gia tăng. Để kịp thời ngăn chặn tình trạng này, trong những năm qua, ngoài việc tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, trinh sát nghiệp vụ để kịp thời phát hiện, xử lý đối với các trường hợp vi phạm, đơn vị còn xây dựng phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan, đặc biệt là quần chúng nhân dân nhằm kịp thời phát hiện và xử lý các vi phạm.

Đức Cương

Quyết tâm duy trì mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" hiệu quả, thay đổi bộ mặt giao thông Thủ đô, lực lượng CSGT xử lý nghiêm tất cả những tài xế xe máy và ô tô có thói quen đứng đè vạch dừng hoặc đè vạch sang đường của người đi bộ, khi bị xử lý lại đổ lỗi do đường đông và đi vội.

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; Số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; Tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hoá dữ liệu là những hình thức tấn công phổ biến nhất; Tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” còn rất khiêm tốn, chỉ 24,77%; Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân đáng báo động nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng.

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

Có thể khẳng định rằng, với Đề án 06 và ứng dụng VNeID do Bộ Công an chủ công xây dựng đã được phát triển mạnh mẽ, trở nên quen thuộc, thiết yếu trong công cuộc chuyển đổi số của người dân Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Năm 2024, thành phố đã triển khai ứng dụng hiệu quả VNeID trong chuyển đổi số, góp phần phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defence Expo 2024) là một sự kiện quy mô lớn, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ giới chuyên gia và truyền thông quốc tế. Đây không chỉ là cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế trong hợp tác quốc phòng toàn cầu mà còn là dịp để giới thiệu các thành tựu quốc phòng cũng như thúc đẩy hợp tác quốc tế.

Một cây cầu nối hai tiểu bang ở phía Bắc và Đông Bắc Brazil đã bị sập ngày 22/12 (giờ địa phương) khi các phương tiện đang băng qua, khiến ít nhất một người tử vong và làm đổ axit sunfuric vào sông Tocantins.

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã hoàn tất cáo trạng và chuyển hồ sơ sang Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm 5 bị cáo gồm: Mai Thị Thanh Thủy (SN 1964, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Tài Thắng - Công ty Tài Thắng); Lê Tuấn Tú (SN 1987, con trai bị cáo Thủy, Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Quốc tế Tuấn Phát - Công ty Tuấn Phát); 2 nhân viên kế toán 2 công ty gồm: Đinh Thị Lan Hương (SN 1980), Nguyễn Thị Phương (SN 1987); Trịnh Thị Thanh Hòa (SN 1984, thủ kho kiêm thủ quỹ 2 công ty) về tội "Vi phạm các quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy định tại Điều 221, khoản 1, khoản 3 - Bộ luật Hình sự.

Không thụ động chờ các chính sách ưu đãi từ Trung ương, ngày càng nhiều tỉnh, thành phố chủ động thu hút các đoàn làm phim nhằm tích cực đẩy mạnh quảng bá địa phương, thu hút khách du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại từng điểm đến. Đây là động thái cần thiết, không chỉ có lợi cho điện ảnh mà còn có lợi cho các địa phương, mặc dù, việc triển khai này bị cho là khá muộn so với nhiều quốc gia khác.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文