Hình thành hành lang xuyên Đông Nam Á

11:53 01/01/2020
Việc mở một cây cầu mới giữa Thái Lan và Myanmar đã thúc đẩy Đông Nam Á tiến gần hơn đến việc hiện thực hóa Hành lang kinh tế Đông - Tây, nối Biển Đông với Ấn Độ Dương.


Hành lang đi qua Việt Nam, Lào, Thái Lan và Myanmar, được thiết lập để định hình lại chuỗi cung ứng của khu vực sông Mê Kông, bao gồm cả Campuchia, cho phép họ tiếp cận thị trường Ấn Độ rộng lớn. Tuyến thương mại mới có lẽ cũng sẽ giúp giảm bớt một số sự phụ thuộc kinh tế của khu vực vào Trung Quốc.

Hành lang Kinh tế Đông - Tây với cực Đông là Đà Nẵng, cực Tây là Yangon.

Cây cầu hữu nghị Thái Lan - Myanmar thứ hai, kết nối Myawaddy, một thành phố ở khu vực phía đông của Myanmar, với quận Mae Sot của khu vực phía tây Thái Lan, đã chính thức thông đường vào cuối tháng 10. Cây cầu được xây dựng với chi phí khoảng 140 triệu đô la, theo Chính phủ Thái Lan. Việc phân phối hàng hóa sẽ trở nên suôn sẻ hơn trên tuyến đường cao tốc mới này vì nó cho phép xe tải đi qua các khu vực đô thị, một quan chức Chính phủ Myanmar cho biết.

Hành lang Kinh tế Đông - Tây là một sáng kiến được nêu ra vào năm 1998 tại Hội nghị Bộ trưởng Tiểu vùng Sông Mê Kông Mở rộng lần thứ tám tổ chức tại Manila (Philippines) nhằm thúc đẩy phát triển và hội nhập kinh tế giữa 4 nước Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. 

Ban đầu, hành lang dự kiến dựa trên một tuyến giao thông đường bộ dài 1.450 km, có cực Tây là thành phố cảng Mawlamyine (Myanma), đi qua bang Kayin (Myanmar), các tỉnh gồm: tỉnh Tak, Sukhothai, Kalasin, Phitsanulok, Khon Kaen, Yasothon, Mukdahan (Thái Lan), Savannakhet (Lào), Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế và cực Đông là thành phố Đà Nẵng (Việt Nam). 

Hành lang sẽ giúp vùng Đông Bắc của Thái Lan và Lào tiếp cận với Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Hành lang này còn kết nối với các tuyến giao thông Bắc-Nam như Yangon - Dawei của Myanmar, Chiang Mai - Bangkok của Thái Lan, Quốc lộ 13 của Lào, và Quốc lộ 1A của Việt Nam.
Cây cầu hữu nghị Thái Lan - Myanmar thứ hai mới khai trương, kết nối Myawaddy với Mae Sot, một phần của Hành lang kinh tế Đông - Tây.

Tuy nhiên, đến nay dự án đã mở rộng theo tuyến đường bộ dài 1.700 km từ Việt Nam đến Myanmar qua Lào và Thái Lan. Mawlamyine ở miền Đông Myanmar ban đầu được chỉ định là điểm cuối phía Tây của hành lang. Nhưng hành lang đã được mở rộng đến Yangon, thành phố lớn nhất ở Myanmar và sẽ được liên kết với Đặc khu kinh tế Thilawa đang được phát triển với sự giám sát của Nhật Bản. Toyota Motor đang xây dựng một nhà máy trong khu vực.

Cùng với việc mở cây cầu mới, Myanmar và Thái Lan đã bắt đầu thử nghiệm Thỏa thuận Vận tải Xuyên biên giới, cho phép các phương tiện từ cả hai bên qua biên giới. Hiệp định này cho phép hai nước cấp giấy phép cho các công ty hậu cần vận chuyển trực tiếp hàng hóa giữa Thilawa SEZ và Laem Chabang, cảng hàng hải lớn nhất của Thái Lan.

Nisshin Transport, một công ty có trụ sở tại Osaka, một phần của công ty vận tải quốc tế AIT của Nhật Bản, đang lên kế hoạch triển khai các dịch vụ trực tiếp trên tuyến cùng với đối tác địa phương. Vận chuyển trực tiếp sẽ cắt giảm thời gian giao hàng đến Bangkok từ Yangon xuống chỉ còn 3 ngày, một quan chức của Nisshin cho biết. Việc xây dựng một con đường huyết mạch cũng đang diễn ra ở Việt Nam, Lào và Thái Lan.

Ngay cả ở Myanmar, nơi công việc xây dựng đã bị cản trở bởi các cuộc xung đột sắc tộc ở khu vực biên giới, vẫn có những tiến bộ. Việc phát triển đoạn 90 km bắt đầu khoảng 2 năm trước, được hỗ trợ bởi các khoản vay từ Ngân hàng Phát triển Châu Á. Chính phủ Myanmar dự kiến con đường sẽ mở cửa cho giao thông vào năm 2021.

Sau khi hoàn thành, vận chuyển đường bộ giữa Thái Lan và Myanmar sẽ mất ít hơn 24 giờ. "Sự phát triển công nghiệp của Myanmar sẽ tăng tốc khi các chuỗi cung ứng sẽ được kết nối", Toshihiro Kudo, giáo sư tại Viện Nghiên cứu chính sách quốc gia của Nhật Bản cho biết.

Văn Nguyễn

Ngày 21/4, Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (21/4/1950-21/4/2025); Hội nghị toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam năm 2025 và sơ kết 4 năm thực hiện Quyết định số 558/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hỗ trợ hoạt động sáng tạo tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật, báo chí.

Liên quan đến vấn đề xử lý nghệ sĩ, người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật hiện nay, Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn - NSND Xuân Bắc và Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử Lê Quang Tự Do đã có những trao đổi cụ thể trong buổi họp báo thường kỳ quý I năm 2025 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vào chiều 21/4, tại Hà Nội.

Sau gần 1 tháng xét xử và nghị án, sáng 21/4, HĐXX phúc thẩm, TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh đã tuyên giảm mức án cho bị cáo Trương Mỹ Lan từ chung thân xuống 30 năm tù, giữ nguyên  hình phạt 12 năm tù về tội “Rửa tiền” và 8 năm tù tội “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Sáng 21/4, tại TP Hạ Long, Công an tỉnh Quảng Ninh tổ chức lễ phát động phong trào thi đua học tập tấm gương dũng cảm hy sinh “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ” của Liệt sĩ, Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải, cán bộ Phòng Cảnh sát ĐTTP về ma túy, Công an tỉnh Quảng Ninh. Đại tá Trần Văn Phúc, Giám đốc Công an tỉnh chủ trì lễ phát động.

Chiều 21/4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết vừa khởi tố các bị can: Huỳnh Bá Phúc (SN 1961); Ngũ Thế Nghĩa (SN 1984, cùng ngụ phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ); Nguyễn Hữu Khoa (SN 1977, ngụ phường Lê Bình, quận Cái Răng, TP Cần Thơ) về hành vi “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.

Trong vai trò là thành viên Tiểu ban An ninh, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã sớm xây dựng kế hoạch, phân công Phòng Cảnh vệ miền Nam - cơ quan thường trực tại TP Hồ Chí Minh - chủ trì xây dựng phương án, bố trí lực lượng, phương tiện, trang thiết bị nhằm đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối các hoạt động kỷ niệm.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.